Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có cách nào để khắc phục khi trẻ chậm nói?

Cập nhật: 19/11/2022 08:36 | Trần Thị Mai

Tình trạng trẻ chậm nói là vấn đề không hiếm gặp hiện nay. Do đó mà các bậc phụ huynh cần nắm rõ thông tin về bệnh để hiểu và xác định được nguyên nhân dẫn đến việc chậm nói của trẻ. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết nhanh chóng tình trạng chậm biết nói ở trẻ.  

Có cách nào để khắc phục khi trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói là tình trạng ngôn ngữ của trẻ chậm và kém hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ nhỏ. Nếu trong các trường hợp trẻ chậm nói đơn thuần thì không đáng lo ngại mà chỉ khi kèm theo các dấu hiệu mất thính giác hoặc gặp phải những vấn đề rối loạn phát triển, các triệu chứng thần kinh tiềm ẩn.

Trẻ chậm nói có 3 dạng chính là:

  • Trẻ chậm nói đơn thuần.
  • Trẻ chậm nói do có các khiếm khuyết về sự phát triển não bộ.
  • Mắc các vấn đề ở cơ miệng lưỡi.

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng trẻ bị chậm nói, cụ thể hai nhóm nguyên nhân chính như:

Nguyên nhân thực thể

Các nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng bé chậm nói hơn bình thường

Trẻ chậm nói do có các vấn đề về răng miệng: các vấn đề về lưỡi hoặc vòm miệng làm hạn chế việc chuyển động của lưỡi. Điều này khiến trẻ khó phối hợp được môi, lưỡi và hàm để tạo ra các âm thanh và lời nói.

Gặp phải vấn đề về thính giác: khó khăn trong việc nghe sẽ dẫn đến việc nói chậm hơn, khó để bắt chước và sử dụng ngôn ngữ.

Bị khuyết tật về trí tuệ: một loạt các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra sự chậm nói, chứng khó đọc và các khuyết tật học tập khác sẽ dẫn đến sự chậm nói.

Do chế độ ăn uống: chế độ ăn hàng ngày cung cấp không đầy đủ các loại vitamin hoặc do cơ địa của trẻ hấp thụ kém, ăn kém.

Nguyên nhân xuất phát do tâm lý

Trẻ bị tự kỷ: hội chứng này khiến cho trẻ không muốn giao tiếp với xung quanh hoặc tìm hiểu mọi thứ xung quanh. Mặc dù đây chỉ  là một trong những yếu tố gây đến tình trạng chậm nói ở trẻ.

Do các yếu tố tâm lý khác như cha mẹ hoặc người chăm sóc bỏ bê trẻ nghiêm trọng có thể dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân khác gây ra tình trạng chậm nói ở trẻ, nếu người bệnh thắc mắc có thể tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói

Tùy vào từng độ tuổi khác nhau mà sẽ có dấu hiệu nhận biết khác nhau, hãy cùng xem:

Trẻ 7 tháng tuổi

Trẻ bình thường ở độ tuổi này đã bắt đầu phát ra âm thanh gừ gừ. Nhưng đối với những trẻ chậm nói sẽ không phát ra âm thanh này.

Không có sự bắt chước các âm thanh khác xung quanh.

Có các phản ứng với âm thanh với tiếng động mạnh.

Trẻ 12 tháng tuổi

Vẫn chưa thể học nói hoặc không phát ra bất cứ một âm thanh nào như mẹ, bà, bố…

Không muốn giao tiếp với xung quanh và không phản ứng gì khi có người khác gọi tên.

Trẻ 24 tháng tuổi

Trẻ đã bắt đầu nói tuy nhiên vốn từ rất ít.

Chỉ nói một vài câu giao tiếp đơn giản không quá 15 từ.

Trẻ không hiểu các câu nói của bạn quá dài.

Trẻ 3 tuổi

Lúc này trẻ vẫn đang tập nói nhưng sẽ thường xuyên nói lắp.

Các ngôn từ phát âm khiến cho gia đình không thể hiểu.

Khi trẻ ra ngoài sẽ ngại giao tiếp và luôn muốn bám vào bố mẹ.

tre-cham-noi
Có các cách nào để khắc phục tình trạng trẻ chậm nói?

Trẻ 4 tuổi

Trẻ chậm nói thì 4 tuổi vẫn chưa thể phát âm được các phụ âm rõ ràng.

Không thể sử dụng các đại từ nhân xưng đúng cách.

Ngoài ra, còn có các dấu hiệu nghiêm trọng hơn trẻ có thể gặp phải, nếu không được phát hiện sớm và điều trị sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài về sau vĩnh viễn.

  • Nhận thấy trẻ bị chậm vận động: trẻ chậm bò, chậm đứng có thể là dấu hiệu của sự rối loạn về thần kinh rất nguy hiểm.
  • Gặp các vấn đề về còi xương, biếng ăn hoặc suy dinh dưỡng, chậm lên cân hoặc có dấu hiệu về đường tiêu hóa như rối loạn đường tiêu hóa hoặc các chế độ dinh dưỡng không cần bằng.
  • Chậm mọc răng nếu không được điều trị sẽ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng đặc biệt là răng vĩnh viễn mọc lệch.

Nếu nhận thấy trẻ tùy vào từng độ tuổi mà có các dấu hiệu ở trên thì nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám vì rất có thể trẻ đã bị mắc chậm nói.

Cách khắc phục tình trạng chậm nói ở trẻ hiệu quả

Theo các giảng viên của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây ra chậm nói và mức độ mắc bệnh của trẻ mà sẽ có các phương pháp khắc phục khác nhau. Một số các phương pháp thường được dùng trong điều trị chậm nói ở trẻ như:

Đưa trẻ đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Để xác định chính xác nguyên nhân gây ra chậm nói thì trẻ cần phải được đưa đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám. Từ đó sẽ giúp bố mẹ có được hướng điều trị phù hợp nhất dành cho trẻ.

Tuyệt đối không nên bắt chước theo ngôn ngữ của trẻ

Một trong các dấu hiệu chậm nói của trẻ là phát âm không chuẩn, nói ngọng... do đó tuyệt đối cha mẹ, người thân xung quanh không được bắt chước cách nói của trẻ. Vì như vậy sẽ hình thành thói quen cho trẻ và rất khó sửa.

Dành thời gian quan tâm nhiều hơn đến trẻ

Đối với bé chậm nói, cha mẹ quan tâm, dành thời gian chăm sóc cho trẻ là điều vô cùng quan trọng và cần thiết. Việc tốt nhất là bố mẹ cần thường xuyên trao đổi, trò chuyện với con nhiều hơn. Khi trẻ đang trong giai đoạn tập nói, bố mẹ cần dạy cho bé phát âm những âm thanh đơn giản, chính xác. Trò chuyện với bé bằng cả âm thanh và cử chỉ hành động sẽ giúp bé tiếp thu nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Những lúc rảnh rỗi hoặc buổi tối trước khi đi ngủ thì nên đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ. Đồng thời thay đổi môi trường, các vật dụng hoặc đồ trang trí để trẻ học hỏi nhiều hơn. Tránh cho bé tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử hàng ngày.

Thường xuyên đưa trẻ đến khu vui chơi, trung tâm thương mại

Phương pháp này cũng chính là một điều kiện tốt để trẻ phát triển vốn ngôn ngữ của mình. Bên cạnh quan tâm và dạy trẻ tập nói thì việc đưa trẻ đi chơi, giao lưu với các bạn cùng trang lứa là điều cực kỳ cần thiết. Khi trẻ thường xuyên tiếp xúc với những đứa trẻ khác, bé sẽ trở nên tự tin mạnh dạn hơn. 

Trên đây là những thông tin về trẻ chậm nói chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hi vọng rằng bạn đã có được những thông tin hữu ích cho mình về vấn đề chậm nói ở trẻ nhỏ. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục để cập nhật thêm nhiều các bài viết hay về sức khỏe nhé!