Tìm hiểu chèn ép dây thần kinh thẹn
Dây thần kinh thẹn là dây thần kinh từ vùng khung chậu tới chi phối cảm giác của vùng hậu môn, cơ quan sinh dục ngoài và đáy chậu. Dây thần kinh giúp kiểm soát một số cơ hậu môn và bàng quang.
Cấu tạo của dây thần kinh thẹn đi qua khuyết hông lớn ở tầng dưới cơ tháp vòng qua gai hông vào chậu hông. Dây thần kinh thẹn chia ra các nhánh cho cơ vùng đáy chậu, cơ thắt vân hậu môn cảm giác cho da bìu.
- Chức năng của dây thần kinh thẹn vì đây là một trong những dây thần kinh chính trong khung chậu và hôc trợ cho các khu vực khác như:
- Vị trí mông dưới.
- Ở giữa khu vực mông và bộ phận sinh dục.
- Âm hộ, âm đạo, âm vật ở phụ nữ.
- Ở nam giới sẽ chi phối cảm giác đau ở bìu và dương vật.
- Vị trí khu vực xung quanh trực tràng.
Chèn ép dây thần kinh thẹn là tình trạng đau mãn tính ở vùng chậu. Bệnh lý này xuất phát từ những tổn thương hoặc sự kích thích từ dây thần kinh vòm gây cho người bệnh cảm giác khó chịu và gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nguyên nhân gây ra chèn ép dây thần kinh thẹn
Khi dây thần kinh thẹn bị tổn thương hoặc đè nén gây ra chèn ép dây thần kinh thẹn. Một số các nguyên nhân gây ra bệnh bao gồm:
- Người bệnh đã từng tiến hành các ca phẫu thuật liên quan đến vùng chậu hoặc đã từng bị gãy xương trong khung chậu.
- Chèn ép dây thần kinh thẹn gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nam giới.
- Khi chơi thể thao đã gây tổn thương đến vùng chậu hoặc xương chậu như ngồi xe đạp hoặc cưỡi ngựa trong một thời gian dài.
- Người bệnh mắc hội chứng Alcook do mô hoặc cơ vùng chậu bị đè ép.
- Khi khối u lành tính hoặc ác tính đều có thể chèn ép nên dây thần kinh thẹn.
- Dây thần kinh bị tổn thương khi phụ nữ trong quá trình sinh nở dễ gặp phải nguyên nhân này.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn như:
- Phụ nữ đã trải qua quá nhiều lần sinh nở.
- Trong suốt thời gian dài bị tình trạng táo bón.
- Thường xuyên đạp xe.
- Ngồi quá lâu ở một tư thế.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc chèn ép dây thần kinh thẹn khác mà chưa được liệt kê ở trên. Muốn tìm hiểu kỹ hơn bạn có thể hỏi thêm ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Các triệu chứng nhận biết bệnh
Một số các dấu hiệu để nhận biết bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn như:
- Ngay cả khi quan hệ tình dục cũng có cảm giác đau, điều này gây ảnh hưởng đến cơn cực khoái.
- Người bệnh cảm thấy nóng rát, đau nhói hoặc giống như bị châm chích.
- Cảm giác đau đớn thường xảy ra ở vùng dưới của mông và sẽ được giảm bớt hơn khi đứng hoặc nằm xuống.
- Vùng đáy chậu có thể bị sưng to hơn.
- Cần phải đi vệ sinh thường xuyên hoặc đột ngột.
Sẽ còn có những biểu hiện khác của bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Do đó để phát hiện sớm bệnh và có liệu pháp điều trị thì ngay khi có dấu hiệu khác thường ở cơ thể thì nên đến khám chữa bệnh tại các cơ sở chuyên khoa.
Cơ địa của mỗi người khác nhau nên sẽ có các triệu chứng khác nhau, nên hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu thắc mắc.
Kỹ thuật nào được dùng trong chẩn đoán bệnh
Khi khám lâm sàng cho người bệnh và không thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc chưa tìm được căn nguyên của chứng đau dây thần kinh thẹn thì bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như:
Khám âm đạo hoặc trực tràng: bác sĩ sẽ tiến hành dùng ngón tay đặt áp lực lên dây thần kinh thẹn để xem cơn đau có xảy ra từ vị trí đó không.
Chụp cộng hưởng từ: đây là kỹ thuật hình ảnh nhằm kiểm soát vấn đề như việc hèn ép dây thần kinh thẹn và loại trừ các nguyên nhân khác có thể gây ra cơn đau.
Kỹ thuật kiểm tra dây thần kinh: sử dụng chèn một thiết bị nhỏ vào trực tràng để kiểm tra các dây thần kinh xung quanh đó bằng xung điện nhỏ để xem các dây thần kinh có đang hoạt động tốt hay không.
Tiêm dây thần kinh: kỹ thuật này sẽ tiêm thuốc giảm đau xung quanh dây thần kinh để kiểm soát cơn đau được cải thiện hay không.
Phương pháp dùng điều trị chèn ép dây thần kinh thẹn
Một số các phương pháp thường được dùng trong điều trị chứng đau do bệnh chèn ép dây thần kinh gây ra như:
- Sử dụng thuốc uống
Các loại thuốc giảm đau để cơn đau nhanh chóng được giảm bớt. Nhưng người bệnh tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc giảm đau Paracetamol hay còn gọi là Acetaminophen vì các loại này không có tác dụng giảm đau do các dây thần kinh gây ra.
- Dùng thuốc tiêm
Bên cạnh việc dùng thuốc uống thì bạn nên dùng kèm theo thuốc tiêm để giảm đau cục bộ hoặc các loại thuốc dẫn chất steroid có tác dụng kéo dài hơn.
- Phương pháp kích thích dây thần kinh
Dùng cấy một thiết bị đặc biệt dưới da tại vùng có dây thần kinh thẹn chèn ép. Khi đó thiết bị này sẽ tạo ra các xung điện nhẹ nhằm mục đích ngắt dẫn truyền xung thần kinh từ vùng đau gửi đến não, từ đó giảm cảm giác đau của người bệnh.
- Thực hiện các bài tập phục hồi chức năng
Những bài tập phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ giúp các cơ giãn ra gây kích thích cơ sàn chậu, dẫn tới thư giãn và giảm đau.
Tốt nhất phương pháp này người bệnh nên nhờ đến sự hướng dẫn của các kỹ thuật viên hoặc các chuyên gia về vật liệu trị liệu để đạt kết quả cao nhất sau quá trình thực hiện.
- Phẫu thuật để loại bỏ chỗ chèn ép
Nếu phát hiện ra có thứ gì đó đang chèn ép vào dây thần kinh thẹn thì cần phẫu thuật định vị lại mô để cải thiện cơn đau.
Những điều cần lưu ý khi bị chèn ép dây thần kinh thẹn
Các thầy cô ngành Dược của nhà trường chia sẻ việc thực hiện lối sống lành mạnh và những biện pháp khắc phục dưới đây sẽ giúp người bệnh đối phó tốt hơn với căn bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn. Cụ thể như:
- Để ruột và bàng quang khỏe mạnh: không nên căng thẳng khi đi tiểu vì điều này sẽ làm căng các dây thần kinh. Hạn chế đến mức tối đa việc sử dụng thuốc kích thích nhuận tràng. Thực hiện thường xuyên các liệu pháp vật lý trị liệu sẽ có lợi rất nhiều cho bàng quang.
- Điều chỉnh tốt tư thể ngồi phù hợp: ngồi để tránh áp lực lên đáy chậu nhằm ngăn ngừa đè nén dây thần kinh. Việc ngồi quá nhiều sẽ không tốt nên bạn cần đứng lên, đi lại nhẹ nhàng để xen kẽ nhau.
- Hạn chế các hoạt động gây kích ứng không tốt nên dây thần kinh: tránh đạp xe nhiều hoặc trong suốt một thời gian dài.
- Cố gắng thích nghi với đời sống tình dục: Khi quan hệ tình dục, cơn đau có thể bùng phát. Có rất nhiều lựa chọn để vừa giữ gìn đời sống tình dục, vừa giúp không đau.
- Chú ý chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, rau củ quả và bổ sung đủ nước cho cơ thể.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh chèn ép dây thần kinh thẹn, từ đó có các biện pháp phòng tránh bệnh phù hợp. Tuy nhiên các thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu bạn đọc thắc mắc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết các thông tin về bệnh.