Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?

Cập nhật: 07/10/2022 15:44 | Trần Thị Mai

Bệnh sỏi mật do nguyên nhân nào gây ra? Triệu chứng nhận biết bệnh như thế nào? Sỏi mật có nguy hiểm không?... bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn đọc các thông tin thắc mắc ở trên về bệnh sỏi mật.

Bệnh sỏi mật có nguy hiểm không? Cách điều trị bệnh như thế nào?

Sỏi mật là các tinh thể rắn hình thành ở phía bên trong của túi mật do tình trạng bão hòa quá mức của 1 trong 3 thành phần của dịch mật như cholesterol, sắc tố mật và muối canxi.

Nhiệm vụ của túi mật là tiết ra một dịch tiêu hóa có tên gọi là dịch mật đổ vào trong ruột non để giúp tiêu hóa chất béo. Túi mật thường có hình dạng giống quả lê và nằm ở phía bên bụng phải hoặc bên dưới gan.

Khi mắc sỏi mật thì người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và dẫn đến biến chứng. Trong trường hợp sỏi bị tắc nghẽn ở đường mật thì sẽ dẫn đến các cơn đau đột ngột ở vùng bụng bên phải. Khi không phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.

Các loại sỏi mật phổ biến trong túi mật như:

  • Sỏi cholesterol: đây là một dạng sỏi gặp phổ biến nhất và thường có màu vàng hơi ngả lục. Thành phần chủ yếu để hình thành dạng sỏi này là cholesterol không hòa tan. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chứa các thành phần khác.
  • Sỏi mật sắc tố: những viên sỏi có màu nâu sẫm hoặc đen và được hình thành trong dịch mật có chứa quá nhiều bilirubin.

Nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi mật

Cho đến nay thì vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng sỏi mật nhưng theo nghiên cứu thì họ cho rằng sỏi có nhiều khả năng hình thành trong túi mật khi:

  • Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol: theo lẽ thường thì dịch mật sẽ giúp hòa tan lượng cholesterol được bài tiết từ gan, tuy nhiên khi gan bài tiết ra hàm lượng cholesterol cao đến mức dịch mật không còn đủ khả năng hòa tan thì chính lượng dư thừa đó sẽ kết thành tinh thể và tạo nên sỏi.
  • Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin: Bilirubin là chất được cơ thể tạo ra khi phá vỡ các tế bào hồng cầu. Tuy nhiên cũng có những vấn đề sức khỏe khiến cho gan sản xuất ra nhiều bilirubin góp phần hình thành nên sỏi mật.

Bên cạnh đó có các yếu tố làm gia tăngnguy cơ mắc bệnh sỏi mật như:

  • Có tiền sử mắc bệnh đái tháo đường.
  • Thường nữ giới sẽ có nguy cơ mắc sỏi mật cao hơn nam giới.
  • Mắc các bệnh lý về rối loạn tạo máu như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm, nhiễm trùng máu hoặc bệnh bạch cầu.
  • Người có thói quen lười vận động.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Bạn có trọng lượng cơ thể quá lớn, thừa cân, béo phì.

Ngoài ra sẽ còn có nguyên nhân và các yếu tố khác dẫn đến nguy cơ mắc bệnh sỏi mật mà chưa được đề cập ở trên. Bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp thông tin chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh sỏi mật

Đa phần những trường hợp mắc sỏi mật sẽ không có các dấu hiệu đặc trưng nào để  nhận biết bệnh. Chỉ khi sỏi nằm trong cổ túi mật hay ống  mật chủ và gây ra tắc nghẽn thì sẽ có xuất hiện các triệu chứng như:

  • Vàng da hoặc vàng tròng trắng mắt.
  • Có các cơn đau tăng  nhanh ở phần bụng bên phải.
  • Vị trí giữa hai xương bả vai bị đau vùng lưng.
  • Những cơn đau do bệnh sỏi mật gây ra sẽ kéo dài trong khoảng vài phút hoặc vài giờ.
  • Sốt cao, cơ thể ớn lạnh.
  • Kèm theo các triệu chứng buồn nôn hoặc nôn mửa.
  • Đau bụng dữ dội nằm hoặc ngồi đều không yên.

Mỗi người sẽ có các triệu chứng của bệnh khác nhau, tùy  thuộc vào kích thước sỏi, vị trí của sỏi mật. Do đó người bệnh cần theo dõi cơ thể khi có các triệu chứng lạ thì nên tham  khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để phát hiện sớm bệnh.

soi-mat
Khi mắc sỏi mật người bệnh có thể dùng thuốc trong điều trị

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sỏi mật

Khi mắc sỏi mật sẽ rất ít khi xảy ra các triệu chứng và không gây tắc nghẽn đường dẫn mật gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên trong trường hợp điều trị không kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:

Tuy nhiên cũng có những trường hợp mắc các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ung thư túi mật: Người từng bị sỏi mật có nguy cơ cao phát triển ung thư túi mật. Tuy nhiên, khả năng này hiếm khi xảy ra.
  • Tắc nghẽn ống tụy: Ống tụy là bộ phận nối liền từ đoạn ống cơ trơn đi từ tuyến tụy vào ống mật chủ trước khi vào tá tràng. Tuy nhiên khi dịch tụy chảy qua ống tụy vào đường tiêu hóa. Khi sỏi gây tắc nghẽn sẽ dẫn đến tình trạng viêm tụy do đó người bệnh thấy đau bụng dữ dội và cần nhập viện để điều trị ngay lập tức.
  • Viêm túi mật: Nếu sỏi mật nằm ở cổ túi mật sẽ gây ra tình trạng viêm dẫn đến bệnh viêm túi mật. Khi đó, người bệnh thường cảm thấy đau đớn và kèm theo triệu chứng sốt nặng.
  • Tắc nghẽn ống mật chủ: Khi sỏi chặn đường đi của dịch mật trong ống mật chủ sẽ gây ra các triệu chứng đau dữ dội, vàng da và dẫn đến nhiễm trùng ở ống dẫn  mật.

Các phương pháp điều trị bệnh sỏi mật

Đa phần các trường hợp người bệnh khi mắc sỏi mật sẽ không có  các triệu chứng điển hình nên rất khó để phát hiện ra nên ít cần điều trị y khoa mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp dựa vào kết quả xét nghiệm, chẩn đoán bệnh.

Một số các phương pháp phổ biến điều trị bệnh sỏi mật bao gồm:

  • Sử dụng thuốc làm tan sỏi mật: Hiện nay trên thị trường có một số loại thuốc đường uống giúp làm tan sỏi mật. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này người bệnh cần mất nhiều thời gian để điều trị và sỏi có thể tái phát nếu ngưng việc dùng thuốc. Do đó mà đây không phải là phương pháp phổ biến trong điều trị sỏi mật.
  • Thực hiện phẫu thuật cắt túi mật: Trong trường hợp người bệnh thường xuyên tái phát bệnh, số lượng sỏi nhiều thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện cắt túi mật. Sau khi phẫu thuật mật sẽ chảy trực tiếp từ gan vào ruột non, điều này không gây quá nhiều ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa nhưng trong thời gian đầu sẽ gây ra tình trạng tiêu chảy tạm thời.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng sỏi mật chỉ mang tính chất tham khảo do đó nếu có thắc mắc người bệnh hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về sức khỏe khác.