Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các vị trí hở hàm ếch thường gặp ở trẻ và biện pháp khắc phục bệnh

Cập nhật: 23/12/2020 11:52 | Trần Thị Mai

Hở hàm ếch sẽ diễn ra song song cùng với thời kỳ phát triển của thai nhi và trở thành dị tật nên các bậc phụ huynh cần hiểu rõ hơn về bệnh lý này. Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!  

Các vị trí hở hàm ếch thường gặp ở trẻ và biện pháp khắc phục bệnh

Hở hàm ếch là tình trạng các mô của miệng hoặc môi không hình thành thích hợp trong quá trình phát triển của thai nhi. Đây chính là một dị tật bẩm sinh vùng mặt làm biến dạng khuôn mắt của trẻ.

Hở hàm ếch có khe hở giữa vòm miệng,  khoang mũi là một trong những dị tật bẩm sinh phổ biến nhất, chúng thường xảy ra dưới dạng dị tật bẩm sinh nhưng cũng có thể gây liên quan đến một số di truyền trên gen hoặc hội chứng di truyền.

Khi xuất hiện hở hàm ếch sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ.  Tuy nhiên hở hàm ếch có thể tiến hành phẫu thuật và được khôi phục chức năng, đạt được diện mạo gần như bình thường.

Các vị trí hở hàm ếch

Tùy theo mỗi trẻ sẽ rơi vào những vị trí hở hàm ếch khác nhau, cụ thể như:

Hở hàm ếch trong

Đây là dạng phổ biến khá phổ biến và tình trạng khe hở xảy ra ở các cơ trong vòm miệng của trẻ nằm ở phía sau miệng và được bao phủ bởi các niêm mạc miệng. Vì đặc trưng của dạng này thường nằm ở khi bên trong không nhìn được bằng mắt thường nên sẽ khó khăn trong việc phát hiện sớm bệnh, cụ thể như:

Quá trình ăn uống của trẻ sẽ khó khăn hơn bình thường, khi ăn đồ lỏng bị chảy ra ngoài qua đường mũi.

Dễ bị nhiễm trùng mũi mãn tính, giọng nói mũi và có thể bị tái phát nhiều lần.

Tuy nhiên dạng hở hàm ếch trong sẽ ít khi gây ảnh hưởng đến vẻ bề ngoài của khuôn mặt trẻ.

Dạng hở hàm ếch một bên

Hình thái của hở hàm ếch một bên sẽ là xuất hiện khe hở hàm một bên vòm miệng và có thể xảy ra ở cả bên trái và bên phải của vòm miệng và thường kèm theo khe hở môi.

Nhìn bằng mắt thường có thể nhận biết được trẻ bị hở hàm ếch một bên.

Khi bị hở hàm ếch một bên trẻ cũng rất khó để ăn uống và dễ bị sặc.

Có nguy cơ cao mắc bệnh nhiễm trùng ở tai, đường hô hấp.

Dạng hở hàm ếch hai bên

Hở hàm ếch hai bên sẽ gần giống với tình trạng hở hàm ếch một bên, tuy nhiên khe hở vòm xuất hiện ở hai bên hàm nên sẽ kèm theo các tổn thương khe hở môi.

Hở hàm ếch toàn bộ

Đây là dạng hở hàm ếch có một khe hở liên tục từ khẩu cái mềm đến khẩu cái cứng. Khi trẻ  mắc tình  trạng khe hở hàm ếch toàn bộ thì sẽ có những triệu chứng nghiêm trọng như trẻ không bú được, ăn uống hay bị sặc lên mũi, phát âm sai, răng mọc lệch lạc, cung hàm ếch bị biến dạng… gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe trẻ.

Ngoài ra trẻ hở hàm ếch toàn bộ cũng dễ có nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp hơn so với các dạng hở hàm ếch khác.

Các dạng hở hàm ếch cũng sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh không giống nhau. Hở hàm ếch thông thường sẽ được nhận thấy ngay khi trẻ được sinh ra. Nếu con bạn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng hở hàm ếch dưới niêm mạc miệng, chẳng hạn như khó ăn, hãy sắp xếp cho trẻ gặp bác sĩ.

ho-ham-ech
Hở hàm ếch có thể xảy ra từ khi thai nhi ở trong bụng mẹ

Nguyên nhân gây hở hàm ếch

Hiện tại chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra hở hàm ếch nhưng theo các giảng viên khoa Dược của nhà trường thì bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền và môi trường.

Môi là bộ phận được hình thành vào giữa tuần lễ thứ 4 và thứ 5. Vào khoảng giữa tuần thứ 7 và thứ 8 của  thai kỳ sẽ hình thành  hàm trên. Nên ở thời điểm này các yếu tố bên ngoài có thể gây tác động xấu đến phụ nữ mang thai và gây ra các dị tật thai nhi như hở hàm ếch.

Ngoài ra còn có một số nguyên nhân bị hở hàm ếch ở trẻ bao gồm như:

  • Yếu tố di truyền trong gia đình có người cận huyết thống đã từng mắc dị tật hở hàm ếch.
  • Mẹ bầu bị nhiễm virus Rubella, cảm cúm… trong thời kỳ đầu mang thai ở từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12.
  • Trong quá trình mang thai sử dụng liều Vitamin A quá cao và gây ra dị tật từ trong bào thai.
  • Phụ nữ đang mang thai bị nghiện rượu, thuốc lá.
  • Bố mẹ bị mắc bệnh lậu, bệnh giang mai và không điều trị tận gốc.
  • Môi trường sống thường xuyên ở những nơi độc hại, nhiễm tia phóng xạ hoặc nhiễm hóa chất.

Có một số các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm như:

  • Mẹ bầu bị căng thẳng, lo lắng hoặc suy nghĩ quá nhiều trong thời gian mang bầu.
  • Trước và trong quá trình mang thai người mẹ không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ và thai nhi.
  • Bố mẹ là người quá lớn tuổi và có sức khỏe không tốt.
  • Mẹ bị béo phì khi mang thai. Có một số bằng chứng cho thấy những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ béo phì có thể tăng nguy cơ sứt môi và vòm miệng.
  • Mẹ bị đái tháo đường trong khi mang thai. 

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc hở hàm ếch khác mà chưa được liệt kê ở trên.

ho-ham-ech
Khuôn mặt sau khi đã điều trị phẫu thuật hở hàm ếch

Biện pháp điều trị bệnh hở hàm ếch

Việc tiến hành điều trị hở hàm ếch để giúp trẻ cải thiện khả năng ăn, nói, nghe và diện mạo trở về bình thường.

Phương pháp điều trị phổ biến ở hở hàm ếch là phẫu thuật chỉnh sửa sứt  môi và vòm miệng tùy thuộc vào mức độ trẻ mắc bệnh. Khi đã thực hiện qua phẫu thuật chữa khe hở ban đầu và có thể sẽ cần thực hiện phẫu thuật tiếp nhằm cải thiện lời nói…

Cụ thể phẫu thuật theo trình tự như:

Phẫu thuật sửa môi trong vòng 3 – 6 tháng đầu.

Khi trẻ được khoảng 12 tháng hoặc sớm hơn thế thì sửa chữa hàm ếch.

Tiếp tục thực hiện phẫu thuật tiếp theo khoảng 2 tuổi và cuối tuổi thiếu niên.

Các biện pháp phẫu thuật như:

  • Phẫu thuật sửa môi: bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật rạch hai bên khe hở và tạo ra các vạt môi để đóng sự tách biệt trong môi.  Phẫu thuật giúp tạo lại hình dạng, cấu trúc và chức năng môi bình thường. Cần tiến hành đồng thời cả sửa mũi cùng lúc.
  • Sửa chữa vòm miệng: để đóng tách và xây dựng lại vòm miệng, tuy nhiên cần tùy thuộc vào tình hình của bệnh nhi. Bác sĩ phẫu thuật rạch hai bên khe hở và sắp xếp lại mô và cơ. Sửa chữa sau đó được khâu kín.
  • Phẫu thuật ống tai. Đối với trẻ em bị hở hàm ếch, có thể đặt ống tai để giảm nguy cơ mắc bệnh tai mãn tính, dẫn đến mất thính giác. Phẫu thuật ống tai bao gồm đặt các ống nhỏ hình ống trong màng nhĩ để tạo lỗ mở để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng.
  • Phẫu thuật để tái tạo ngoại hình. Phẫu thuật bổ sung có thể cần thiết để cải thiện hình dạng của miệng, môi và mũi.

Phẫu thuật có thể cải thiện đáng kể ngoại hình, chất lượng cuộc sống và khả năng ăn, thở và nói chuyện của bệnh nhi. Rủi ro có thể có của phẫu thuật bao gồm chảy máu, nhiễm trùng, chữa lành kém, mở rộng hoặc nâng cao sẹo và tổn thương tạm thời hoặc vĩnh viễn cho các dây thần kinh, mạch máu hoặc các cấu trúc khác.

Cách phòng ngừa hở hàm ếch

Trên thực tế thì tình trạng hở hàm ếch ở trẻ sơ sinh không thể ngăn chặn được nguyên nhân, tuy nhiên bạn có thể giảm thiểu tới mức tối đa các tác nhân, nguy cơ xấu gây tác động đến mẹ và thai nhi như:

  • Tiến hành xét nghiệm chọc ối để phát hiện ra các dị tật bẩm sinh của thai nhi.
  • Xem xét các tư vấn về di truyền: khi nhận thấy gia đình có tiền sử bị hở hàm ếch thì tốt nhất cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi có thai.
  • Bổ sung các loại Vitamin cần thiết trước và trong khi mang thai, điều này sẽ giảm nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh. Nên nếu bạn có ý định mang thai thì cần tìm hiểu và bổ sung trước những loại vitamin cần thiết.
  • Tuyệt đối không được hút thuốc hoặc uống các chất có cồn trong quá trình mang thai. Vì sử dụng thuốc lá, rượu bia… sẽ làm gia tăng nguy cơ trẻ bị dị tật bẩm sinh.
  • Trong thời gian mang thai, bà mẹ cần chế độ dinh dưỡng nghỉ ngơi hợp lý, sử dụng thuốc hợp lý theo chỉ dẫn của bác sĩ và khám thai định kỳ
  • Tiêm phòng vắc-xin đầy đủ trước khi có ý định mang bầu như vắc-xin phòng rubella, cúm...
  • Giữ tinh thần thoải mái, có thể bằng cách tập thể dục như dưỡng sinh, đi bộ, yoga...

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ thông tin về tình trạng Hở hàm ếch, chắc hẳn bạn đọc đã hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị của bệnh. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên nếu người bệnh có thắc mắc hãy hỏi trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể, chính xác.

Xem thêm: