Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Có triệu chứng nào để nhận biết bệnh hen phế quản?

Cập nhật: 09/11/2021 04:02 | Trần Thị Mai

Hen phế quản là bệnh viêm đường hô hấp mãn tính được khởi phát do nhiều yếu tố kích thích. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn về bệnh hen phế quản.  

Có triệu chứng nào để nhận biết bệnh hen phế quản?

Hen phế quản hay còn gọi là hen suyễn, tình trạng bệnh lý đường hô hấp đặc trưng bởi tình trạng viêm nhiễm đường dẫn khí mãn tĩnh.

Khi có tiếp xúc với các yếu tố kích thích, phế quản của người bệnh vốn rất nhạy cảm sẽ phản ứng một cách dữ dội với các triệu chứng khó thở, khò khè, nặng ngực và dẫn đến ho.

Trên thế giới ước tính có khoảng 300 triệu người mắc bệnh lý này. Hen phế quản có thể ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi tuy nhiên thường bệnh lý này bắt đầu từ khi còn bé.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản

Đối với bệnh hen phế quản thì có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản và chủ yếu chia thành 2 nhóm chính là tác nhân dị ứng và nhóm tác nhân không gây dị ứng, cụ thể như:

Nhóm tác nhân dị ứng

Đây là nhóm nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản phổ biến nhất và xuất phát do:

Gặp phải các dị nguyên đường hô hấp: khói bụi, phấn hoa, nấm mốc, xăng xe hoặc mùi kim loại cũng có thể trở thành yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen phế quản.

Dị nguyên do thực phẩm: các sản phẩm như hải sản hoặc nhóm thực phẩm chứa nhiều protein.

Các tác nhân nhiễm khuẩn hoặc các bệnh lý gây nhiễm khuẩn cho đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng… diễn ra trong suốt một thời gian dài gây ra các triệu chứng hen phế quản.

Việc sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc kháng sinh thì những thành phần trong dược liệu không tương thích với cơ thể cũng sẽ gây ra hen phế quản.

Nhóm tác nhân không dị ứng

Trường hợp mắc bị hen phế quản mắc do nhóm nguyên nhân này sẽ ít hơn tuy nhiên cũng không quá hiếm gặp. Bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có bố mẹ mắc hen phế quản thì có thể lây truyền bệnh sang con nhỏ và cứ tiếp nối cho các thế hệ về sau. Nhưng mức độ bệnh của tùy từng người sẽ không giống nhau.
  • Yếu tố tâm lý: đây cũng là một tác nhân khiến dẫn đến hen phế quản, đặc biệt khi cơ thể rơi vào tình trạng căng thẳng, lo âu càng dẫn đến bệnh phát triển nhanh hơn.
  • Rối loạn tình dục cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc hen phế quản.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân khác gây ra hen phế quản mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc  nếu thắc mắc thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để biết nhiều thông tin chi tiết.

Bệnh hen phế quản có lây không?

Người bệnh bị hen phế quản có thể gây lây lan cho những người trong cùng gia đình hay không? Đó là thắc mắc của rất nhiều người. Trên thực tế thì hen phế quản không phải là bệnh truyền nhiễm, không do virus hoặc vi khuẩn gây ra nên sẽ không lâ truyền từ người này sang người khác. Các hoạt động sinh hoạt thường ngày của người bệnh cũng sẽ không gây lây lan bệnh hen phế quản.

Tuy rằng bệnh không có khả năng gây lây lan, tuy nhiên lại có thể di truyền. Người sống trong gia đình có tiền sử mắc hen phế quản thì bạn có khả năng cao bị mắc bệnh.

Các triệu chứng nhận biết của bệnh hen phế quản

Để nhận biết tình trạng hen phế quản thì rất khó do các biểu hiện này rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Ngoài ra các triệu chứng của mỗi người khác nhau tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh.

Một số các triệu chứng điển hình của bệnh hen phế quản như:

  • Hụt hơi: ngay cả khi người bệnh không hoạt động gắng sức thì vẫn cảm thấy bị hụt hơi. Đây là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có nguy cơ mắc hen phế quản.
  • Có xuất hiện co thắt lồng ngực: chuyển tư thế hoặc trạng thái trong thời gian ngắn sẽ bị co thắt lồng ngực. Nếu nhận thấy tần suất gia tăng thì chắc chắn bạn đã mắc hen phế quản.
  • Khó thở, thở khò khè, nghiêm trọng hơn đường dẫn khí sẽ xuất hiện sưng, viêm khiến cho không khí lưu thông khó hơn đến các bộ phận như phế quản, mũi…
  • Ho: các cơn ho xảy ra kèm theo đờm và kéo dài trong suốt một thời gian. Đặc biệt tình trạng càng phức tạp hơn nếu tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, nấm mốc hoặc mùi lạ.
  • Cơ thể luôn mệt mỏi hoặc có các triệu chứng chán ăn và không còn thấy sức lực để học tập, lao động.

Các triệu chứng hen phế quản ở trên xuất hiện trong cơ thể người bệnh thì cần đi gặp y bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn kịp thời.

Khi nào người bệnh nên đi khám bác sĩ?

Nếu không thể kiểm soát triệu chứng khi lên cơn hen, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức. Hãy đến trung tâm y tế gần nhất nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

  • Khó thở nghiêm trọng và thở khò khè, đặc biệt là vào buổi sáng hay tối muộn
  • Cần căng cơ ngực khi thở
  • Các triệu chứng không biến mất sau khi dùng các phương pháp chữa trị tại nhà hay dùng bình xịt định liều khẩn cấp
  • Mất khả năng nói các cụm dài vì thở dốc.
hen-phe-quan
Có rất nhiều tác nhân trở thành yếu tố gây ra hen phế quản

Kỹ thuật chẩn đoán hen phế quản

Nhận thấy các dấu hiệu lâm sàng nghi ngờ người bệnh mắc hen phế quản thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán như:

Tiến hành đo chức năng hô hấp: thực hiện đo hô hấp ký và sử dụng thuốc giãn phế quản kết hợp với việc đo lưu lượng đỉnh trước và sau của phổi.

Chẩn đoán hình ảnh: chụp X-quang để kiểm tra hình ảnh bên trong hệ hô hấp.

Thực hiện một số xét nghiệm như xét nghiệm Methacholine hoặc phân tích bạch cầu ưa acid trong đờm…

Bệnh hen phế quản rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn và đặc biệt người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ và kết hợp giữa biện pháp dùng thuốc và không dùng thuốc là cần thiết để ngăn chặn tối đa những cơn hen phế quản cấp.

Các phương pháp điều trị bệnh hen phế quản

  • Điều trị nội khoa

Dùng thuốc để kiểm soát cơn hen phế quản, đây chính là biện pháp giúp điều trị hen phế quản. Một số loại thuốc như: Coticosteroid dạng hít, thuốc kích thích beta tác dụng kéo dài, thuốc đường hít kết hợp, Leukotrien, Theophylin,...

Một số loại thuốc cắt cơn tác dụng nhanh như Coticosteroid đường uống/tiêm tĩnh mạch hoặc Ipratropium,… nhằm cải thiện tối đa các cơn hen phế quản cấp.

Sử dụng thuốc để điều trị dị ứng hen phế quản dị ứng.

  • Lối sống sinh hoạt

Cách thay đổi lối sống lành mạnh cũng sẽ giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu do bệnh hen phế quản gây ra, cụ thể như:

Duy trì thói quen tập thể dục đều đặn, với các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, chạy bộ.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng có nhiều trái cây và bổ sung rau xanh.

Ngăn ngừa các tác nhân dễ gây cơn hen như tránh tiếp xúc khói bụi, giữ môi trường xung quanh sạch sẽ.

Phương pháp điều trị cụ thể cho từng người sẽ tùy thuộc vào độ tuổi, triệu chứng xảy ra, nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó bệnh nhân cần được theo dõi và thăm khám định kỳ để kiểm soát trên bệnh nhân để từ đó điều chỉnh kế hoạch điều trị trong thời gian tiếp theo.

Bài viết ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ bệnh hen phế quản thì nếu bạn đọc có bất cứ thắc  mắc nào hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận được thông tin giải đáp chi tiết. Hy vọng bạn đọc thường xuyên ghé thăm chuyên mục này để cập nhật nhiều bài viết hữu ích khác về sức khỏe.