Dây chằng chéo sau nằm ở phía sau đầu gối. Dây chẳng là những dải mô liên kết các xương và có làm vững gối, chống lại di lệch ra sau của xương chày so với xương đùi, ngăn cản dấu hiệu ngăn kéo sau của xương chày. Chính tổ hợp liên kết vững chắc này giúp chúng ta thực hiện nhiều động tác như chạy, nhảy, trèo, leo... Mặc dù dây chằng chéo sau lớn hơn và mạnh hơn dây chằng chéo trước tuy nhiên vẫn có thể rách.
Tình trạng này tuy rằng gây ra ít đau, tàn tật hoặc có cảm giác khớp gối sẽ bị lỏng giống như bị rời ra hơn so với rách dây chằng chéo trước nhưng có thể điều trị trong vài tuần hoặc vài tháng nếu được phát hiện sớm.
Chấn thương dây chằng chéo sau sẽ chiếm ít hơn 20% các chấn thương dây chằng đầu gối. Có rất nhiều dạng chấn thương dây chằng chéo sau như dạng giãn, rách hoặc đứt. Căn cứ vào tình trạng chấn thương mà được phân chia thành các cấp độ khác nhau như:
Chấn thương dây chằng chéo sau có thể do tá động trực tiếp đập vào mặt trước của cẳng chân hay cẳng chân được đẩy thật mạnh về phía sau, người bệnh trong tư thế khuỵu chân… các trường hợp cụ thể như:
Gặp phải tai nạn giao thông khi đầu gối của tài xế cong hoặc hành khách đập vào bảng điều khiển ghế trước… khiến dây chằng chéo sau bị rách.
Trong quá trình hoạt động thể thao các vận động viên có thể bị đứt dây chằng chéo sau khi bị ngã đầu gối gập xuống so với bàn chân.
Triệu chứng nhận biết chấn thương dây chằng chéo sau
Ban đầu ở thời gian mới bị rách, đứt dây chằng chéo sau có những biểu hiện như:
Các dấu hiệu của chấn thương dây chằng chéo sau sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn theo thời gian nếu không được điều trị. Nhưng những triệu chứng rất khó để phát hiện nên ngay khi có các chấn thương xảy ra thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa thăm khám và điều trị phù hợp hơn.
Thông thường đứt dây chằng chéo sau có thể tự lành lại sau một thời gian. Tuy nhiên ở một số trường hợp mặc dù đi lại bình thường nhưng khi vận động mạnh thì khớp trở nên rất đau. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, khớp gối ngày càng bị thoái hóa nặng, ảnh hưởng đến vận động, sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày.
Từ các biểu hiện lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định người bệnh nên thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán nào để cho kết quả chính xác. Một số kỹ thuật phổ biến dùng trong chẩn đoán bệnh chấn thương dây chằng chéo sau như:
Ban đầu sẽ thực hiện thăm khám khớp gối. Từ đó tìm ra các dấu hiệu ngăn kéo sau và so sánh trên hai gối để đánh giá sự khác biệt cụ thể hơn.
Việc điều trị tùy thuộc vào mức độ tổn thương của bạn và thời gian bạn bị chấn thương. Trong hầu hết các trường hợp, bạn không cần làm phẫu thuật.
Thuốc
Thuốc giảm đau không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil, Motrin IB, các loại khác) hoặc natri naproxen (Aleve), có thể giúp giảm đau và giảm sưng.
Trị liệu
Các phương pháp vật lý trị liệu sẽ được bác sĩ có chuyên môn về vật lý trị liệu có thể hướng dẫn cho bạn các bài tập giúp đầu gối mạnh hơn, cải thiện chức năng và sự ổn định. Bạn cũng có thể cần băng hỗ trợ đầu gối hoặc nạng trong quá trình phục hồi chức năng.
Phẫu thuật
Nếu chấn thương nghiêm trọng, người bệnh chấn thương kết hợp với rách các dây chằng đầu gối khác, tổn thương sụn hoặc gãy xương thì bạn có thể cần phẫu thuật để tái tạo dây chằng. Bên cạnh đó nếu người có tình trạng lỏng khớp đầu gối mà đã trải qua phục hồi chức năng thì cũng cần phẫu thuật. Phẫu thuật thường được sử dụng với kỹ thuật nội soi.
Có thắc mắc đứt dây chằng chéo sau có nên mổ không? theo các giảng viên khoa Điều dưỡng của nhà trường chi sẻ hầu hết các trường hợp đều không cần làm phẫu thuật. Thay vào đó, bệnh nhân nên hạn chế vận động, mang nẹp gối, hoặc đi nạng khi luyện tập phục hồi nhằm nâng cao hiệu quả điều trị. Đối với những trường hợp bắt buộc phải phẫu thuật, cần lưu ý phòng ngừa biến chứng tổn thương bó mạch khoeo và nhiễm trùng sau mổ, gây nguy hiểm và kéo dài thời gian lành lặn cho bệnh nhân.
Thông tin về chấn thương dây chằng chéo sau ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Nếu người bệnh có bất cứ thắc mắc gì thì nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Chia sẻ cách điều trị viêm nang lông đơn giản tại nhà
Viêm nang lông là bệnh lý không gây đe dọa đến tính mạng người bệnh tuy nhiên sẽ gây ngứa, đau và ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Bạn đọc nếu còn chưa nắm...
Các bí kíp làm hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng bị nghẹt mũi trong lúc ngủ với cảm giác rất khó chịu. Hôm nay, để giải quyết vấn đề đó, chúng ta hãy cùng...
Đi ngoài nhiều lần liệu có phải gặp vấn đề về sức khỏe
Các bạn có biết việc đi ngoài nhiều lần có thể là nguyên nhân của rất nhiều loại bệnh. Hãy cùng nhau khám phá ngay ở bài viết dưới đây...
Bệnh thận ứ nước có triệu chứng như thế nào?
Bệnh thận ứ nước là gì? Nguyên nhân và biểu hiện như thế nào? Xin mời các bạn tìm hiểu qua những thông tin dưới...
Dấu hiệu của hội chứng Eisenmenger và các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra
Hội chứng Eisenmenger là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh? Có dấu hiệu nào để nhận biết hội chứng này? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm...