Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

Cập nhật: 12/06/2019 14:25 | Nhâm PT

Xin chào bác sĩ.Bố tôi năm nay 70 tuổi, vừa qua đi khám bệnh thì phát hiện bị bệnh Alzheimer giai đoạn 5, suy giảm nhận thức nghiêm trọng không chữa được nên đã cho bố về nhà chăm sóc. Xin hỏi bệnh Alzheimer sống được bao lâu và làm thế nào để cải thiện tình trạng sức khỏe tốt hơn? Xin cảm ơn bác sĩ!(Hoàng Anh - [email protected])

Bệnh Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

 

Chào bạn Hoàng Anh!

Với câu hỏi “Bệnh Alzheimer sống được bao lâu” của bạn, đội ngũ bác sĩ tư vấn, trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn xin giải đáp như sau: Trước hết, để nói về bệnh Alzheimer (chứng mất trí nhớ phổ biến) là một căn bệnh nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Ở giai đoạn 6 là người bệnh đã bị suy giảm nhận thức nghiêm trọng với những triệu chứng như:

  • Không nhớ được mình là ai, quên tên người thân dù phân biệt người lạ và người quen

  • Không còn nhận thức được về các hoạt động diễn ra xung quanh

  • Không có ý thức tự thay được quần áo, mang giày dép, cần giúp đỡ trong vấn đề vệ sinh.

  • Hay bị ảo giác, đa nghi, ảo tưởng

  • Bị rối loạn chu kỳ ngủ nghỉ

Alzheimer là căn bệnh thoái hóa não, một dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất hiện nay của người cao tuổi, và là nguyên nhân gây chết người đứng hàng thứ tư.

Alzheimer là căn bệnh gây mất trí phổ biến ở những người trên 65 tuổi

Alzheimer là căn bệnh gây mất trí phổ biến ở những người trên 65 tuổi

Bệnh Alzheimer gây khó khăn cho cuộc sống hàng ngày khi người bệnh bị mất trí lực và giao tiếp xã hội căn bản.

Alzheimer có biểu hiện lâm sàng dễ nhận thấy là trạng thái bị mất trí, quan trọng hơn cả là bệnh này hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa vì thế họ rất cần sự quan tâm và hỗ trợ  của bạn bè và người thân để chiến đấu với bệnh tật.

Xem thêm:

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Alzheimer

Phần lớn bệnh nhân mắc chứng bệnh Alzheimer  đều có những dấu hiệu bệnh chung như sau:

Tính hay quên

Bệnh Alzheimer khởi đầu bằng một giai đoạn quên sau đó ngày càng tăng lên, có khi sự việc vừa xảy ra họ đã không còn nhớ gì hoặc nhầm lẫn. Bệnh nhân thường quên tên bạn bè và người thân  rồi cuối cùng quên hẳn cả tên mình. Họ không nhớ rõ ngày giờ, hay đi lang thang ra khỏi nhà.

Việc đọc và viết gặp khó khăn

Họ gặp phải khó khăn trong tìm kiếm ngôn từ chính xác để diễn đạt điều mình muốn nói, các bệnh nhân Alzheimer không bắt hiểu kịp các cuộc nói chuyện.

Gặp phải trở ngại lớn trong việc thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kế hoạch, phân tích suy nghĩ.

Người bệnh Alzheimer có tính khí thay đổi thất thường, bệnh nhân trở nên khó tính, hay kích động và cư xử không phù hợp.

Bệnh Alzheimer thường có triệu chứng từ nhẹ đến vừa, đến nặng. Giai đoạn nhẹ người bệnh vẫn tự xử lý công việc được, suy giảm nhận thức nhẹ, mất trí nhớ vượt quá ngưỡng bình thường nhưng chưa phải là sa sút trí tuệ của bệnh Alzheimer , giai đoạn vừa người bệnh sẽ gặp khó khăn lớn nếu không có người giúp đỡ, còn ở giai đoạn cuối thường sẽ quên hết nhiều việc và không thể tự chăm sóc bản thân họ được. Hiện nay chưa có một xét nghiệm nào để chẩn đoán xác định bệnh Alzheimer nên chỉ có thể dựa vào các biểu hiện cơ bản nêu trên.

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer

Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer hiện nay theo các nhà khoa học là vẫn chưa rõ ràng.

Một số nguyên nhân có thể do trong não các bệnh nhân Alzheimer có nhiều tế bào bị chết hoặc tổn thương chưa được biết.

Do yếu tố di truyền gen, có những đột biến gen PS1, PS2 hoặc gen kiểm soát APP sẽ làm cho bệnh Alzheimer khởi phát sớm hơn.

Một số yếu tố khác đã được xác định có liên quan Alzheimer là sự thiếu hụt vitamin nhóm B, yếu tố sinh học của não, các nơron trong não bộ bệnh nhân Alzheimer chết một cách từ từ, gây rối loạn các tín hiệu trong não.

Do trầm cảm, chấn thương đầu, nhóm người có điều kiện kinh tế kém và học vấn thấp…

Người bệnh Alzheimer sống được bao lâu?

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thì hầu hết những người mắc phải chứng bệnh Alzheimer chỉ sống được khoảng 5-10 năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Tuy nhiên, theo Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lão khoa Hoa Kỳ cho biết, một người cao tuổi bị bệnh Alzheimer thường sẽ sống được trung bình từ 3-4 năm.  Người trẻ hơn bị bệnh Alzheimer có thể sẽ sống chung được với căn bệnh này tới 10 năm hoặc nhiều hơn nếu có cách chăm sóc đúng. Vì thế thời gian giảm hoặc tăng nhanh bệnh này khác nhau tùy từng người vì thế nên rất khó để kết luận một người mắc bệnh Alzheimer sẽ sống được bao lâu.

Có thể thấy, nếu như chúng ta biết chăm sóc thì khả năng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh khá cao.

Cách chăm sóc bệnh nhân bị bệnh Alzheimer

Rèn luyện trí nhớ qua các thói quen

Với những người bị bệnh Alzheimer ở giai đoạn đầu, họ vẫn còn nhận thức và lâu lâu mới nhầm lẫn hoặc quên nên người nhà hãy viết ra danh sách những thói quen hàng ngày cần phải làm như đánh răng khi ngủ dậy, thay quần áo, đi ngủ, uống nước vào giờ nào… ghi nhớ số điện thoại của người thân.

Tạo cho bệnh nhân Alzheimer một môi trường sống an toàn

Cần tạo cho bệnh nhân Alzheimer được sống trong một môi trường sống thoải mái, vui vẻ, thông thoáng. Tránh bài trí nhiều đồ vật rối mắt, hạn chế tiếng ồn để bệnh nhân không bị kích động về tâm lý.

Tăng cường giao tiếp, trò chuyện

Người bệnh Alzheimer cần được giao tiếp, trò chuyện nhiều hơn để họ cảm thấy mình được quan tâm, sử dụng những câu nói ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu để giúp họ giao tiếp tốt hơn.

Hỗ trợ vận động

Bạn nên hướng dẫn cho người bệnh các bài tập vận động đơn giản như nắm tay họ đi dạo, vận động tay, chân để tăng cường sự khỏe mạnh, sức chịu đựng và giúp họ duy trì khả năng vận động.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người bệnh Alzheimer

Bên cạnh luyện tập thể thao thì cần chú ý đến chế độ ăn uống của bệnh nhân  Alzheimer. Dinh dưỡng phù hợp cũng là cách để bệnh nhân Alzheimer kiềm chế sự phát triển nặng hơn của bệnh. Các chuyên gia thần kinh học khuyên tất cả các bệnh nhân bị bệnh Alzheimer cần được cải thiện triệu chứng của bệnh bằng chế độ ăn uống.

Bệnh nhân Alzheimer cần được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn chính

Bệnh nhân Alzheimer cần được bổ sung nhiều rau xanh, hoa quả trong bữa ăn chính

Rau xanh và hoa quả sẽ có quá trình lão hóa ở não bộ diễn ra chậm hơn, bệnh nhân Alzheimer cũng nên sử dụng thêm đậu nành hoặc sữa đậu nành, chế độ ăn giàu axit béo omega-3, đặc biệt là DHA, có nhiều trong dầu gan cá, cá hồi, hạt óc chó để cải thiện trí nhớ hiệu quả.

Lưu ý những đồ ăn dành cho người bị bệnh Alzheimer không nên nấu và đựng thức ăn trong dụng cụ chất liệu nhôm, vì chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.