Nguyên nhân nào gây ra bệnh Alzheimer?
Nguyên nhân gây ra chứng bệnh Alzheimer vẫn chưa được các nhà khoa học xác định rõ, chỉ biết rằng khi bị Alzheimer, các tế bào não lưu trữ và xử lý thông tin của bạn bắt đầu suy yếu và chết. Ngoài ra, các protein bất thường được tạo ra, tạo mảng bám và tích tụ xung quanh và bên trong các tế bào gây cản trở truyền thông tin.
Bệnh Alzheimer là bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi
Trung bình đối với người bệnh chỉ có thể sống được từ 8 – 10 năm kể từ khi mắc bệnh này. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp có thể sống lâu hơn nếu được phát hiện và điều trị đúng cách. Còn tùy vào mỗi người già hay trẻ mà bệnh có thể diễn tiến nhanh hay chậm. Dù bệnh này thường không do yếu tố di truyền, nhưng nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh, bạn vẫn dễ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hơn bình thường.
10 triệu chứng sớm của bệnh Alzheimer dễ nhận thấy
- Mất trí nhớ
Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh Alzheimer, đặc biệt là ở giai đoạn đầu, là quên thông tin gần đây. Người bệnh có thể quên ngày tháng hoặc sự kiện quan trọng, cần những thông tin lặp đi lặp lại và ngày càng phải dựa vào các thiết bị hỗ trợ bộ nhớ (ví dụ: ghi chú nhắc nhở hoặc thiết bị điện tử).
- Gặp thách thức trong việc lập kế hoạch hoặc giải quyết vấn đề
Một số người gặp những thay đổi trong khả năng phát triển và tuân theo kế hoạch hoặc làm việc với những con số. Họ có thể gặp khó khăn khi làm theo một công thức quen thuộc hoặc theo dõi các hóa đơn hàng tháng. Họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc tập trung và mất nhiều thời gian hơn để làm những việc hơn trước đây.
- Khó hoàn thành các nhiệm vụ quen thuộc
Những người mắc bệnh Alzheimer thường khó hoàn thành các công việc hàng ngày. Đôi khi, mọi người có thể gặp khó khăn khi lái xe đến một địa điểm quen thuộc, quản lý ngân sách tại nơi làm việc hoặc ghi nhớ các quy tắc của trò chơi yêu thích.
- Nhầm lẫn với thời gian hoặc địa điểm
Người mắc bệnh Alzheimer có thể mất khái niệm về ngày tháng, mùa vụ và thời gian trôi qua. Họ gặp khó khăn trong việc hiểu điều gì đó nếu nó không xảy ra ngay lập tức. Đôi khi họ có thể quên nơi họ đang ở hoặc cách họ đến đó.
Người bệnh Alzheimer bị mất khái niệm về thời gian và địa điểm
- Khó hiểu hình ảnh trực quan
Đối với một số người, có vấn đề về thị lực là dấu hiệu của bệnh Alzheimer. Người bệnh gặp khó khăn trong việc đọc, đánh giá khoảng cách, xác định màu sắc và độ tương phản. Điều này dẫn đến nhiều nguy hiểm khi lái xe.
- Gặp vấn đề mới với từ ngữ
Những người mắc bệnh Alzheimer gặp khó khăn khi theo dõi hoặc tham gia một cuộc trò chuyện. Họ có thể dừng lại giữa cuộc trò chuyện và không biết làm thế nào để tiếp tục hoặc họ sẽ lặp lại những gì mình đã nói. Người bệnh Alzheimer trở nên vật lộn với từ vựng, gặp vấn đề trong việc tìm từ đúng hoặc gọi sai tên.
- Hay quên đồ
Một người mắc bệnh Alzheimer có thể đặt mọi thứ ở những nơi khác thường. Họ có thể mất đồ và không thể nhớ để tìm lại chúng. Đôi khi, họ còn vô tình buộc tội người khác ăn cắp. Điều này có thể xảy ra thường xuyên hơn theo thời gian.
- Giảm khả năng phán đoán, quyết định
Những người mắc bệnh Alzheimer đôi khi trải qua những thay đổi trong việc phán đoán hoặc đưa ra quyết định. Ví dụ, họ sẽ có những phán đoán kém khi giao dịch với tiền, dễ dàng chi số tiền lớn để mua các sản phẩm không uy tín. Họ cũng ít chú ý đến việc chải chuốt hoặc giữ cho mình sạch sẽ. Người bệnh Alzheimer ít quyết đoán và dễ đưa ra quyết định sai lầm.
- Tách bản thân khỏi cộng đồng
Người mắc bệnh Alzheimer dần dần loại bỏ bản thân khỏi các sở thích, hoạt động xã hội, công việc hoặc thể thao. Họ gặp khó khăn trong việc theo kịp đội bóng mình vẫn chơi hoặc làm thế nào để thực hiện sở thích như nấu ăn hay chơi nhạc cụ. Họ cũng có xu hướng tránh xa xã hội vì những thay đổi đã trải qua.
- Thay đổi tâm trạng và tính cách
Tâm trạng và tính cách của những người mắc bệnh Alzheimer cũng dễ dàng thay đổi. Người bệnh trở nên bối rối, nghi ngờ, chán nản, sợ hãi, lo lắng, dễ dàng buồn bã ở nhà, tại nơi làm việc, với bạn bè hoặc ở những nơi không phải vùng an toàn.
Alzheimer thực sự là căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến tâm sinh lý của người bệnh. Do đó, người bệnh không nên chủ quan với bất kỳ triệu chứng nào như đãng trí, dễ buồn bã...Chúng ta nên chú ý đếnngười bệnh Alzheimer ở giai đoạn cuối thường hay đi lang thang hoặc bị lạc, dễ thay đổi cảm xúc và tính cách và không thể hoạt động thể chất bình thường nữa.
Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống này sẽ giúp bạn hạn chế bệnh Alzheimer gồm:
- Tìm người hỗ trợ và chăm sóc nếu có triệu chứng bị quên.
- Tận hưởng cuộc sống đang có và không nên có ý nghĩ tiêu cực về bệnh này không chữa khỏi hoặc khó chữa.
- Khuyến khích nên tích cực trong các hoạt động xã hội, thể chất và tinh thần. Bạn hoặc người nhà có thể cần đến nhà dưỡng lão để được chăm sóc tốt hơn.