Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em
Đau mắt đỏ ở trẻ em chủ yếu do vi rút Adenovirus hoặc do vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu gây ra.
Thời gian xảy ra bệnh nhiều nhất là vào mùa nắng nóng, lúc giao mùa, mưa nhiều, thời tiết ẩm ướt… thời điểm này trẻ sẽ càng cảm thấy mệt mỏi, sức đề kháng yếu, mỗi trường có quá nhiều khói bụi, vệ sinh kém…
Trẻ thường xuyên dụi mắt hoặc tiếp xúc với các đồ vật không được vệ sinh sạch sẽ nên sẽ dễ bị gây ra tình trạng đau mắt đỏ. Trong trường hợp trẻ chơi chung với trẻ bị đau mắt đỏ khác thì khả năng lây nhiễm sẽ cao hơn.
Bệnh đau mắt đỏ có thể lây qua các con đường như:
- Dùng chung các vật dụng cá nhân với người bệnh như gối, khăn mặt, chậu rửa mặt…
- Khi tiếp xúc trực tiếp với người bệnh.
- Tay nắm cửa, bàn ghế… là những đồ vật có thể gây lây nhiễm.
- Tiếp xúc chung nguồn nước với người nhiễm bệnh.
- Đến những nơi động người như nơi công cộng, bệnh viện, trường học… chính là môi trường dễ khiến cho bệnh lây lan.
Ngoài những nguyên nhân và yếu tố gây bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em ở trên chưa phải là thông tin đầy đủ. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có lời giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đau mắt đỏ ở trẻ
Các triệu chứng điển hình của bệnh đau mắt đỏ ở trẻ như:
- Đa phần các trường hợp đau mắt đỏ sẽ bị ở một mắt trước và sau đó mới lan dần sang mắt thứ 2.
- Dử mắt có thể là màu xanh hoặc màu vàng, điều này còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh.
- Mi mắt có hiện tượng sưng nề, đau nhức.
- Chảy nước mắt thường xuyên hoặc xuất huyết dưới kết mạc.
- Khó nhìn hơn lúc chưa mắc bệnh, tuy nhiên thị lực không bị giảm đi.
- Cơ thể của trẻ bị sốt nhẹ.
- Thường các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ sẽ diễn ra liên tục trong 3 ngày đầu tiên. Sau đó khoảng 10 ngày thì bệnh sẽ khỏi và không để lại di chứng. Tuy nhiên cũng có những trường hợp điều trị bệnh không đúng cách dẫn đến biến chứng viêm giác mạc.
Khi bé có biểu hiện triệu chứng bất thường ở mắt, bố mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ chuyên khoa mắt ngay để kịp thời điều trị, tránh những biến chứng nếu để muộn.
Chăm sóc khi trẻ bị đau mắt đỏ như thế nào?
Khi trẻ bị đau mắt đỏ sẽ thường xuyên quấy khóc nên cần có những cách chăm sóc để giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Một số cách để chăm sóc trẻ khi bị đau mắt đỏ là:
- Nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý: sử dụng nước muối sinh lý NaCl 0,9% cho trẻ bị đau mắt đỏ với khoảng 6 – 7 lần/ ngày. Để phòng ngừa bệnh lây lan thì các thành viên trong gia đình cũng cần nhỏ mắt từ 4 – 5 lần/ ngày. Lưu ý mỗi thành viên nên dùng riêng một lọ nước muối sinh lý và không dùng chung với nhau.
- Cho trẻ đeo kính để hạn chế bụi bẩn bay vào mắt: nên tìm loại kính phù hợp, đảm bảo an toàn cho mắt của trẻ. Đồng thời khi đeo kính còn giúp tránh tình trạng trẻ dụi tay lên mắt.
- Các bậc phụ huynh cần chú ý giữ vệ sinh để virus không có cơ hội lây sang mắt bên cạnh. Chú ý cha mẹ nên rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước và sau khi vệ sinh mắt cho trẻ. Nên sử dụng lọ thuốc khác nhau để nhỏ 2 mắt và sau đó dùng bông gòn vệ sinh từng bên mắt riêng lẻ.
- Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với mọi người: cho trẻ ở nhà, dành nhiều thời gian cho nghỉ ngơi và hạn chế đến những nơi đông ng tránh để lây lan. Tuyệt đối trong thời gian mắc bệnh trẻ không nên ôm, hôn người khác vì bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp, nước bọt, nước mắt…
- Những bé đang trong thời gian bú mẹ thì mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giúp gia tăng sức đề kháng cho bản thân. Qua đó gián tiếp tăng sức đề kháng cho bé qua sữa mẹ. Ngoài ra cũng cần chú ý tăng cường đề kháng của da bằng cách giữ vệ sinh cơ thể bằng một sản phẩm chăm sóc da phù hợp để làm sạch bụi bẩn, tránh sự phát triển quá mức của các vi sinh vật gây bệnh.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên kiêng gì và ăn gì?
Trẻ bị đau mắt đỏ nên ăn gì?
Có rất nhiều các thực phẩm để giúp bé nhanh khỏi bệnh và cải thiện các triệu chứng khó chịu như:
Thường xuyên bổ sung Vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày. Tác dụng của Vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, đồng thời xoa dịu được cảm giác nóng rát khi bị đau mắt đỏ. Những loại quả chứa nhiều Vitamin C như cam, dâu tây, bưởi. Lưu ý không nên quá lạm dụng quá mức.
Thực phẩm giàu Vitamin A, B12, có trong rau cải xanh, rau bina… rất tốt cho trẻ em bị đau mắt đỏ. Đu đủ, bí đỏ có chứa nhiều Vitamin A cũng rất tốt cho bé đau mắt đỏ giúp sắng mắt, tăng cướng sức đề kháng ngăn bệnh phát triển.
Thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, gan đều là những chất bổ sung vitamin cho mắt.
Hãy cho trẻ uống nhiều nước trong trường hợp trẻ không còn bú mẹ, còn trẻ đang bú mẹ thì cho bé bú với tần suất nhiều hơn.
Trẻ bị đau mắt đỏ nên kiêng gì?
Một số các loại thực phẩm không nên cho trẻ dùng trong thời gian mắc bệnh như:
- Chất cay, nóng: Bị đau mắt đỏ cần đặc biệt tránh những đồ cay như ớt, tỏi, hành…Vì chúng sẽ gây ra các cảm giác nóng rát, cho trẻ em.
- Chất tanh: Tôm, cá là nhóm thực phẩm tanh và tạo điều kiện cho các virus phát triển mạnh hơn và ngày càng nặng hơn.
- Rau muống: trong rau muống cho chất nhựa khiến cho bệnh trở nên rất khó chịu và là thực phẩm kiêng kỵ nhất đối với những người đau mắt đỏ.
- Mỡ động vật: Trong mỡ động vật có rất nhiều chất béo không tốt cho thể trạng của bé khi đang bệnh. Khi trẻ đang bị đau mắt đỏ nên dùng dầu thực vật thay thế.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy khoa Điều dưỡng chia sẻ thông tin về bệnh đau mắt đỏ ở trẻ em, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.