Cách chăm sóc vết thương hở tốt nhất
Dấu hiệu và triệu chứng của vết thương hở trên da
- Chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương;
- Đau hoặc khó chịu ở bề mặt da.
Những vết thương hở thường gặp
- Hầu hết các vết thương được phân loại là các vết cắt, các vết rách hay các vết trầy da .
- Các vết cắt thường bị gây nên bởi một vật sắc rạch vào da như dao, kéo,...thường gặp và xảy ra ở nhà hoặc trong thời gian vui chơi trên đầu, mặt và bàn tay... có thể chảy máu nhiều nếu vết cắt ảnh hưởng đến các mạch máu nằm bên dưới. Một vết cắt sâu có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh, cơ, gân và thậm chí xương.
- Các vết rách bị gây nên bởi chấn thương, rách da bờm xờm hoặc lởm chởm .
- Các vết trầy da xảy ra khi lớp bề mặt của da bị bào đi hoặc bị trầy xước. Các vết trầy xước này có thể rất đau vì chúng gây tổn thương các điểm tận cùng của dây thần kinh trong da.
3 giai đoạn vết thương lành sẹo
- Giai đoạn 1: có xuất huyết và viêm
- Giai đoạn 2: phát triển mô hạt gốc.
- Giai đoạn 3: giai đoạn tái tạo biểu bì để vết thương lành hoàn toàn.
Sự lành sẹo nhanh hay chậm, xấu hay đẹp tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như sau:
- Bản chất của vết thương như kích thước, độ sâu,..Vết thương nhỏ, nông dễ lành hơn vết thương to, sâu. Vết thương bị bầm dập, bị nhiễm bẩn nhiều sẽ lâu lành hơn.
- Để một vết thương mau lành chúng ta nên rửa vết thương bằng nước muối pha loãng 9%, không nên dùng alcool để rửa vết thương, có thể dùng các chất tẩy rửa để tránh nhiễm trùng như Chlorhexidin pha loãng 5/10.000 hoặc dung dịch Povidone iode hay nước thuốc tím pha loãng 1/10.000.
- Một số yếu tố bệnh lý, suy dinh dưỡng như thiếu đạm, vitamin và chất kẽm cũng đóng vai trò quan trọng trong việc mau lành của vết thương.
Cẩn thận đừng để vết thương bị nhiễm trùng
Cách chăm sóc vết thương hở tại nhà
- Nghỉ ngơi: Trong thời gian bị thương bạn không nên vận động nhiều vì có thể làm vết thương nặng hơn, chảy máu nhiều hơn và lâu lành hơn. hãy sử dụng moojot băng gạc để băng chéo vết thương lại.
- Hãy giữ vết thương sạch và khô trong 5 ngày. Không nhúng thấm vết thương trong nước và đảm bảo rằng sau đó vết thương khô
- Để tháo bỏ băng bạn có thể tẩm đắp dầu thực vật hoặc dầu ô-liu để làm lỏng các băng dính rồi bóc ra.
- Ngay khi da đã lành lại nó khá mỏng manh vì vậy bạn cần chăm sóc và bảo vệ thêm bằng cách dùng kem chống nắng hoặc mặc quần áo bảo vệ.
- Khi bị thương, sau khi cầm máu, điều đầu tiên là bạn phải vệ sinh vết thương để lấy đi những bụi bẩn và hạn chế một cách tối đa sự nhiễm khuẩn trên vết thương. Sau đó băng vết thương lại bằng băng gạc sạch.
- Nếu vết thương có rỉ dịch nên thay băng cho vết thương hàng ngày, lau vết thương với nước muối sinh lý, làm khô vết thương bằng khăn sạch và tuyệt đối không dùng oxi già hay dung dịch thuốc tím vì nó sẽ gây tổn thương những tế bào lành, làm vết thương lâu lành hơn và để lại sẹo.
- Khi vết thương có mủ đi kèm bạn nên rửa vết thương để loại bỏ phần mủ giúp vết thương nhanh lành hơn.
- Lúc vết thương đóng vảy tuyệt đối không bóc vảy vết thương dẫn đến chảy máu và để lại sẹo.
- Tuyệt đối không được tự tiện bôi hay đắp bất kỳ một loại lá hay thuốc dân gian nào vì có thể dẫn tới biến chứng như dị ứng, hoại tử vết thương, bội nhiễm, nhiễm trùng máu… Và chú ý không nên sử dụng các loại thuốc không có nguồn gốc rõ ràng trên thị trường vì có thể khiến vết thương lâu lành và để lại sẹo.
Chế độ ăn trong giai đoạn đang chăm sóc vết thương hở
- Để tái tạo các tế bào mới, thúc đẩy quá trình phục hồi vết thương tốt hơn, bạn nên ăn đủ chất đạm có ở thịt, cá, trứng, đậu,...
- Bạn nên ăn các loại thực phẩm có liên quan đến việc tạo máu như sắt, acid folic, vitamin B12… để tái tạo máu. Vì máu chính là phương tiện mang các nguyên liệu cần thiết như protein, oxygen đến mô, đồng thời mang các chất thải khỏi vết thương. Và các dưỡng chất tái tạo máu thường có trong các loại thịt, gan, trứng, sữa cũng như các loại rau xanh …
- Các vitamin: vitamin B, C,... có vai trò quan trọng trong việc tạo tế bào mới và làm vết thương mau lành, gia tăng sức đề kháng của cơ thể chống lại hiện tượng nhiễm trùng bên cạnh đó tăng sự hấp thu chuyển hóa chất sắt trong cơ thể. Vitamin có nhiều trong các loại rau quả tươi như cam, bưởi …
Tóm lại, một vết thương hở dù nhỏ thì bạn cũng nên chăm sóc thật cẩn thận để tránh bị nhiễm trùng, hoại tử hoặc để lại sẹo. Hi vọng những thông tin trong bài viết này sẽ hữu ích với các bạn.
Nguồn Cao đẳng Y dược Sài Gòn tổng hợp