Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cách phân biệt bệnh bệnh đậu mùa và thủy đậu

Cập nhật: 12/05/2021 15:58 | Trần Thị Mai

Có rất nhiều người nghĩ rằng bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu là một, tuy nhiên đây là 2 bệnh độc lập khác nhau nên bạn cần hết sức lưu ý để tránh gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thông tin phân biệt bệnh đậu mùa và thủy đậu.  

Cách phân biệt bệnh bệnh đậu mùa và thủy đậu

Phân biệt bệnh đậu mùa  và thủy đậu

Để phân biệt được 2 căn bệnh này thì cần so sánh cả 2 căn bệnh cụ thể như:

Điểm giống nhau

Bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu sẽ gây ra các triệu chứng tổn thương trên da đồng thời gây ra mệt mỏi, sốt, chán ăn cho người bệnh. Cả 2 loại bệnh này đều có khả năng lây nhiễm nhanh chóng và nếu không được kiểm soát rất dễ trở thành dịch bệnh.

Để phòng ngừa bệnh thì cách tốt nhất là nên sử dụng  vắc-xin ngừa bệnh từ trước đó. Trong quá trình mắc bệnh có thể gây lây lan bằng cách tiếp xúc với phần dịch ở da bệnh nhân, áo quần, chăn chiếu chung và các đồ dùng cá nhân khác.

Sự khác nhau

Căn cứ vào các nét đặc trưng như nguyên nhân gây ra bệnh, thời gian ủ bệnh, mức độ nghiêm trọng, các triệu chứng, phát ban trên bề mặt da, biến chứng để phân biệt  bệnh đậu mùa và thủy đậu, cụ thể như:

Nguyên nhân gây ra bệnh

  • Bệnh đậu mùa: nguyên nhân chính gây ra bệnh là  do vius variola thuộc chi Orthopoxvirus gây ra, ở ngoài môi trường thời tiết khô hanh virus này sống được rất lâu ở nhiệt độ từ 4-200C có thể sống được từ 3 đến 17 tháng.
  • Bệnh thủy đậu: Siêu vi varicella zoster thuộc họ Herpesviridae là nguyên nhân chính gây  ra thủy đậu. Loại virus này sẽ sống được vài ngày trong vảy thủy đậu sau đó sẽ tung vào không khí. Tuy nhiên loại virus này sẽ dễ bị chết bởi  các loại thuốc sát khuẩn thường dùng.

Thời gian ủ bệnh

  • Bệnh đậu mùa sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 1 - tuần.
  • Bệnh thủy đậu  sẽ có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2 - 3 tuần.

Dấu hiệu nhận biết của bệnh

  • Bệnh đậu mùa: ban đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng đau đầu, sốt cao, nôn mửa. Tiếp  đến ở cổ họng hoặc miệng có các nốt ban mọc ra. Phát ban có thể lây lan và tiến triển thành những nốt sưng gồ khỏi mặt da và bóng nước, trong đó có chứa mủ, sau đó thành vảy cứng và sau khoảng 3 tuần tróc ra để lại sẹo lõm. Các vết của bệnh đậu mùa có thể xuất hiện ở trên khắp cơ thể cùng một lúc, tuy nhiên sẽ xảy ra nhiều hơn ở mặt, tay, chân, lòng bàn tay, lòng bàn chân....
  • Bệnh thủy đậu: cơ thể người bệnh ban đầu sẽ có các triệu chứng như sốt nhẹ, cảm thấy mệt mỏi, yếu trong người. Sau đó mụn nước nhỏ sẽ bắt đầu xuất hiện ở trên đầu, từ từ xuất hiện trên bụng, ngực, lưng, cẳng chân và có thể lan ra cả cánh tay. Các mụn nước sẽ khô lại và đóng vảy làm thành mày ghẻ. Trên ngực và sau lưng sẽ có nhiều mụn nước hơn là trên mặt và vị trí khác.

Biến chứng

  • Bệnh đậu mùa có thể gặp phải các biến chứng nếu không được điều trị bệnh nhanh chóng, kịp thời như:

- Nhiễm trùng và gây ra các  lở loét.

- Sau 1 tuần mọc mụn nước người bệnh có thể bị viêm não, viêm màng não.

- Viêm phổi.

- Gây viêm thận, viêm cầu thận.

- Thị lực bị ảnh hưởng, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.

  • Biến chứng nguy hiểm có thể gặp phải khi mắc bệnh thủy đậu như:

- Viêm màng não.

- Xuất huyết.

- Nhiễm trùng huyết

- Nhiễm trùng nốt rạ

- Viêm mô tế bào

- Viêm gan

- Viêm phổi…

 Phụ nữ mang thai mắc bệnh Thủy đậu sẽ rất nguy hiểm cho thai nhi, có thể gây sẩy thai hoặc để lại dị tật cho thai nhi.

Dù là bệnh Thủy đậu và bệnh Đậu mùa dù ở người lớn hay trẻ em đều có thể gây ra biến chứng xấu, do đó, khi phát hiện nhiễm bệnh nên đến các bệnh viện uy tín để khám và điều trị. Đặc biệt, không nên ở nhà tự chữa vì có thể khiến bệnh nhân đặc biệt là trẻ em bị nhiễm trùng và bệnh nặng hơn.

cach-phan-biet-benh-dau-mua-va-thuy-dau
Bệnh đậu mùa xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất vẫn là trẻ em nhóm tuổi đi học

Cách phòng chống bệnh đậu mùa

Thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh đậu mùa sẽ giúp bạn hạn chế được các nguy cơ gây ra bênh. Một số các cách phòng bệnh đậu mùa như:

Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh đậu mùa đó là tiêm vắc xin. Vắc xin sẽ giúp cơ thể phát triển sự miễn dịch với bệnh đậu mùa.

Trường hợp trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm 1 liều và liều thứ 2 sẽ tiêm cách liều thừ nhất khoảng 6 tuần trở đi hoặc trong khoảng từ 4 - 6 tuần để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.

Trường hợp trẻ trên 13 tuổi, thanh niên, người lớn: nên tiêm 2 liều cách nhau tốt nhất là  sau 6 tuần.

Tuy nhiên bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng bệnh thì tất cả mọi người đều nên cần chủ động phòng bệnh bằng cách hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

Những trường hợp đang sốt, bị nhiễm khuẩn cấp tính, người mẫn cảm với các  thành phần của vắc xin, người bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh, phụ nữ mang thai...  tuyệt đối không nên dùng vắc xin để không  gây ra các ảnh hưởng  nguy hiểm đến sức khỏe.

Ngăn ngừa  tình trạng lây lan bệnh đậu mùa trong cộng đồng thì bản thân người mắc bệnh cần hạn chế tiếp xúc với người khác, người lớn nên nghỉ làm để không tiếp xúc với nhiều người, trẻ nhỏ thì nên nghỉ học trong khoảng thời gian mắc bệnh đến khi c ác nốt bọng nước khô vảy.

Cùng với đó không nên sử dụng vật dụng cá nhân chung với người bệnh như: khăn mặt, ly, chén, muỗng, đũa. Chú ý vệ sinh mũi họng hàng ngày, thường xuyên vệ sinh cá nhân, phòng ở sạch sẽ.

Qua thông tin bài viết ở trên chia sẻ của các giảng viên Cao đẳng dược TPHCM chắc hẳn đã giúp bạn đọc phân biệt được bệnh đậu mùa và bệnh thủy đậu. Từ đó sẽ có cách phòng tránh bệnh đậu mùa hiệu quả hơn. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.