Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh suy tuyến yên

Cập nhật: 17/11/2021 06:16 | Trần Thị Mai

Suy tuyến yên là bệnh gì? Các dấu hiệu nhận biết tình trạng suy tuyến yên? Có cách nào để điều trị bệnh?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có nhiều hơn thông tin về bệnh suy tuyến yên.

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh suy tuyến yên

Nguyên nhân gây ra suy tuyến yên là gì?

Tuyến yên là tuyến nội tiết nằm ở hố yên tại não và sẽ có vai trò quan trọng đối với hoạt động của hầu hết các tuyến khác trong cơ thể như tuyến giáp, tuyến thượng thận, sinh dục… Vai trò của tuyến yên là giúp cân bằng nước - điện giải, điều chỉnh huyết áp, chức năng tình dục và trao đổi chất cơ bản...

Suy tuyến yên là tình trạng bệnh nhân suy giảm hoạt động của tuyến yên và dẫn đến một hay nhiều hormone tuyến yên nên không được sản xuất đầy đủ và có thể dẫn đến ảnh hưởng chức năng của tuyến đích mà tuyến yên chi phối.

Bệnh suy tuyến yên này khá hiếm gặp, khoảng 46/100.000 trường hợp suy tuyến yên và tỷ lệ mắc mới của bệnh là khoảng 4/100.000 người/ năm.

Có nhiều nguyên nhân dẫn  đến suy tuyến yên như:

  • Do nguyên nhân tại tuyến yên hoặc các cơ quan lân cận
  • Khi xuất hiện khối u tuyến yên hoặc các khối u ở những cơ quan khác như sọ hầu, màng não, u tế bào thần kinh đệm.
  • Trước đó đã phẫu thuật tại tuyến yên.
  • Đã từng tiến hành xạ trị đi qua tuyến yên như xạ trị ở vùng đầu mặt cổ hoặc nguyên nhân gây ra rối loạn hormone tuyến yên.
  • Mắc hội chứng Sheehan, đột quỵ tuyến yên do xuất huyết hoặc nhồi máu tuyến yên.
  • Do các bệnh lý toàn thân
  • Khi tình trạng người bệnh mắc các nhiễm khuẩn như bệnh lý viêm nhiễm như lao, viêm não, giang mai…
  • Mắc các vấn đề về mạch máu như nghẽn mạch trong xoang, viêm động mạch thái dương, xuất huyết não do chấn thương sọ não… có thể trở thành nguyên nhân gây ra suy tuyến yên.

Bên cạnh những nguyên nhân còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc suy tuyến yên như:

  • Do u tại tuyến yên hoặc mắc các khối u chèn ép vùng dưới đồi.
  • Bị dị dạng bẩm sinh.
  • Đã từng phẫu thuật bóc u ở tuyến yên.
  • Xạ trị vào tuyến yên hoặc vùng dưới đồi.
  • Mắc các chấn thương sọ não hoặc xuất huyết tuyến yên trước đó.
  • Bị nhiễm trùng não, màng não, úng não.
  • Có tiền sử mất máu hậu sản.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia  tăng nguy cơ mắc bệnh suy tuyến yên. Bạn đọc nếu có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết suy tuyến yên

Những triệu chứng của bệnh suy tuyến yên diễn ra khá âm thầm và rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thường ở giai đoạn đầu sẽ khó để phát hiện ra bệnh mà chỉ đến khi mức độ nghiêm trọng hơn mới có thể nhận ra.

Một số các dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến yên như:

  • Cơ thể người bệnh rất mệt mỏi trong suốt thời gian dài.
  • Xuất hiện triệu chứng táo bón, bụng đầy hơi và tăng cân nhanh chóng.
  • Ở nữ giới buồng trứng có thể bị ảnh hưởng và dẫn đến âm đạo bị khô, đau khi giao hợp.
  • Ở nam giới tinh hoàn bị ảnh hưởng và làm khả năng cương dương bị suy giảm.
  • Chóng mặt khi đứng và đau dạ dày, vùng eo bụng bị đau.
  • Đau đầu dữ dội.
  • Nhạy cảm với lạnh.
  • Chán ăn, ăn  không ngon miệng.
  • Thị lực người bệnh bị ảnh hưởng.
  • Nhạy cảm với ánh sáng.

Danh mục về dấu hiệu nhận biết bệnh suy tuyến yên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó người bệnh không được chủ quan mà nên cần đến cơ sở  y tế để thăm khám và điều trị đúng cách.

suy-tuyen-yen
Các triệu chứng của bệnh suy tuyến yên diễn ra khá âm thầm và rất khó để nhận biết bệnh.

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh suy tuyến yên

 Nghi ngờ bạn mắc bệnh suy tuyến yên, bác sĩ sẽ căn cứ vào tiền sử, bệnh sử của các dấu hiệu để chỉ định kỹ thuật chẩn đoán chính xác hơn như:

Xét nghiệm trong máu và nước tiểu để kiểm tra định lượng hormone tuyến.

Xét nghiệm FSH, LH, TSH.

Thực hiện chuẩn đoán hình ảnh như chụp cộng hưởng từ MRI để xác định được nguyên nhân gây ra suy tuyến yên.

Từ kết quả chẩn đoán ở trên bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với thể trạng sức khỏe, mức độ bệnh như:

  • Liệu pháp thay thế hormone

Đa phần các trường hợp mắc suy tuyến yên sẽ được điều trị nguyên nhân kết hợp với liệu pháp thay thế hormone để có thể bù lại lượng hormone tuyến yên thiếu hụt trong cơ thể. Trường hợp nếu không khắc phục được chức năng tuyến yên thì bạn người bệnh có thể phải điều trị duy trì suốt đời với những loại thuốc bổ sung hormone. Cụ thể các liệu pháp thay thế hormone tuyến yên:

Hormone tuyến yên thay thế: Trường hợp người bệnh cần bù lại lượng hormone mà tuyến yên không sản xuất đủ. 

Hormone thay thế trong trường hợp suy tuyến đích: Việc điều trị suy thượng thận với Hydrocortisone hoặc Prednisolon. điều trị suy sinh dục do suy tuyến yên với các hormon Estrogen (đối với nữ) hay Testosteron (đối với nam);…

  • Phương pháp phẫu thuật

Những trường hợp bệnh nhân bị suy tuyến yên và có sự phát triển bất thường tại tuyến yên hoặc các mô não gần sẽ được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật.

Song song với quá trình điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ thì người bệnh nên lưu ý:

Uống thuốc theo đúng liều lượng được chỉ định,  không dùng theo sở thích hay tự ý ngừng uống thuốc khi chưa có chỉ định của  bác sĩ chuyên khoa.

Khám bác sĩ theo đúng lịch hẹn để kiểm tra lượng hormone của bạn có ở mức bình thường.

Ngay khi có các triệu chứng sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc cơ thể bị yếu, hoa mắt thì cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám sớm.

Hy vọng bài viết trên đây được chia sẻ đã giúp chị em hiểu rõ bệnh suy tuyến yên, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.