Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nhận biết sớm các dấu hiệu đau ruột thừa

Cập nhật: 04/03/2022 08:47 | Trần Thị Mai

Đau ruột thừa là bệnh khá phổ biến, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm thì bệnh sẽ diễn biến rất nghiêm trọng. Vậy dấu hiệu nhận biết bệnh đau ruột thừa như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận biết sớm những dấu hiệu của bệnh đau ruột thừa và có cách điều trị, thăm khám kịp thời.  

Nhận biết sớm các dấu hiệu đau ruột thừa

Đau ruột thừa là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh ruột thừa

Ruột thừa hay còn gọi là ruột tịt, đây chính là một phần của ống tiêu hóa nằm tại vị trí nối giữa ruột non và ruột già. Tuy nhiên ruột thừa lại không có vai trò tiêu hóa và hấp thu các chất như ruột non và ruột già.

Đau ruột thừa là tình trạng phần ruột thừa bị viêm dẫn đến tạo mủ, gây đau đỡn và khó chịu cho người bệnh. Bệnh có thể xảy ra ở mọi độ tuổi và giới tính làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sinh hoạt của người bệnh thông qua các cơn đau bụng. Do đó mà cần phải được phát hiện bệnh sớm để có biện pháp điều trị kịp thời.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh đau ruột thừa là tình trạng tắc nghẽn lỗ thông giữa ruột già và ruột thừa. Điều này làm ứ đọng các chất thải trong ruột thừa và vô tình tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển tạo nên các cơn viêm, nhiễm trùng đau ruột thừa.

Sưng viêm nang hạch bạch huyết dưới niêm mạch ruột thừa do các nhiễm trùng đường ruột hoặc các nhiễm trùng toàn thân như nhiễm trùng đường hô hấp cấp,

Bên cạnh đó thì rau, hạt trái cây hoặc giun cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc nghẽn ruột thừa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm ruột thừa đều có nguy cơ cao dẫn đến tình trạng đau ruột thừa. Bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi thêm bác sĩ chuyên khoa để biết thêm nhiều nguyên nhân gây ra bệnh.

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh đau ruột thừa

Đau ruột thừa sẽ kéo dài trong khoảng 72 tiếng hoặc có thể ít hơn sau đó dẫn đến biến chứng vỡ ruột thừa. Dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng đau ruột thừa như:

  • Đau bụng: Triệu chứng điển hình này sẽ xuất hiện đầu tiên và phổ biến nhất. Đa phần sẽ bị đau bunngj trong khoảng từ 6 – 24 tiếNg do ruột thừa là bộ phận nhỏ nằm ở phía dưới bên mạn phải của bụng, nên khi bị tắc sẽ gây tích tụ và viêm nhiễm tạo ra triệu chứng đau khu vực từ rốn đến bụng.
  • Nôn ói kèm theo triệu chứng đau bụng cồn cào: nhận thấy có triệu chứng nôn ói kèm theo đau bụng dưới bên phải thì chắc chắn bạn đang bị viêm ruột thừa. Tình trạng nôn mửa kèo dài sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển bệnh.
  • Khi đi tiểu bị đau bàng quang: Đây cũng là dấu hiệu để nhận biết khi đi tiểu bàng quang bị đau nhiều hơn. Vì khi quá trình viêm và nhiễm trùng đường ruột ảnh hưởng trực tiếp đến sự bài tiết và sẽ gây ra hiện tượng đau nhức bàng quang khi đi tiểu.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: có nhiều nguyên nhân làm xuất hiện triệu chứng chán ăn, tuy nhiên nếu nhận thấy chán ăn kèm theo những cơn đau bụng thì chắc chắn đây là một hiện tượng về bệnh ruột thừa.
  • Cơ thể sốt nhẹ: đa phần người bệnh khi bị viêm ruột thừa sẽ có các dấu hiệu như lạnh tay chân, sốt nhẹ từ 38 – 38,5 độ C, run nhẹ…
  • Thành bụng bị co cứng, đau thành bụng cùng lúc xuất hiện với các triệu chứng của bệnh thì có thể diễn biến bệnh đã nghiêm trọng hơn sẽ vỡ ruột thừa và gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nếu nhận thấy bản thân có các triệu chứng ở trên thì cần đến ngay phòng khám chuyên khoa hoặc bệnh viên uy tín để thăm khám và phát hiện sớm bệnh đau ruột thừa nhằm hạn chế biến chứng  phức tạp gây nguy hại đến sức khỏe.

Đau viêm ruột thừa nếu điều trị chậm trễ có thể dẫn đến viêm ruột thừa vỡ mủ trong ổ bụng để làm cho tình trạng nhiễm trùng ổ bụng trở nên năng nề và có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

dau-ruot-thua

Siêu âm có giá trị cao trong chẩn đoán viêm ruột thừa

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh

Đến hiện nay vẫn chưa có một xét nghiệm nào đặc hiệu để chấn đoán chính xác tình trạng đau ruột thừa. Đa phần các trường hợp nghi ngờ đau ruột thừa thì sẽ được chẩn đoán căn cứ vào dấu hiệu lâm sàng như đau bụng vùng quanh rốn, đau dữ dội… Những người không có các triệu chứng điển hình để phân biệt bệnh đau bụng thì sẽ được chỉ định thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Xét nghiệm sinh lý máu: kết quả nhận thấy bạch cầu tăng lên thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng trong cơ thể ở mức nghiêm trọng.
  • Xét nghiệm nước tiểu: để loại trừ được trường hợp nhiễm trùng đường tiếu niệu hoặc sỏi thận gây ra tình trạng đau khi đi tiểu.
  • Sử dụng que thử thai đối với phụ nữ để loại bỏ được trường hợp người bệnh mang thai ngoài tử cung.
  • Siêu âm: nhằm xác định được tình trạng sưng tấy của ruột thừa và nguyên nhân gây ra các cơn đau.
  • Chụp X-quang: để nhận thấy sỏi hoặc các vật lạ xuất hiện ở ruột thừa.
  • Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này được đánh giá là chính xác nhất trong chẩn đoán viêm ruột thừa cấp.

Phương pháp điều trị bệnh đau ruột thừa

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì cho đến nay điều trị tiêu chuẩn cho bệnh lý viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Phẫu thuật cắt ruột thừa sẽ được thực hiện bằng 2 cách: mổ nội soi hoặc mổ mở.

  • Mổ mở: Ở các bệnh viên hiện nay rất ít thực hiện mổ ruột thừa theo phương pháp này. Thường chỉ ở những trường hợp khó khăn mới cần mổ mở.
  • Mổ nội soi: hiện nay hầu hết các trường hợp dù là ở giai đoạn nào của đau rượt thừa cũng đều thực hiện mổ nội soi.

Hướng dẫn cách chăm sóc bệnh nhân tại nhà sau phẫu thuật đau ruột thừa

Để giúp quá trình hồi phục nhanh hơn sau phẫu thuật cần chú ý như sau:

  • Hạn chế việc hoạt động mạnh: Đối với người bệnh mổ nội soi thì nên kiêng từ 3 - 5 ngày, còn đối với trường hợp mổ hở nên kiêng từ 10 - 14 ngày. Để kiêng đúng thời gian thì tốt nhất nên hỏi bác sĩ về tình trạng sức khỏe khi nào có thể hoạt động trở lại bình thường. 
  • Khi ho cần hỗ trợ cho bụng: Có thể đặt 1 cái gối trên bụng và ấn xuống khi ho, cười hoặc trong trường hợp cần di chuyển để tránh những cơn đau.
  • Sử dụng thuốc giảm đau nếu không thấy có tác dụng thì hãy liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý nhanh chóng, kịp thời. Vì cơn đau có thể làm gia tăng sức ì và làm chậm đi quá trình hồi phục.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng, ban đầu tập luyện đi bộ trong thời gian ngắn, sau đó tăng dần thời gian tập luyện nên. Lưu ý chỉ tập các động tác thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi: Quá trình hồi phục sẽ khiến bạn cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn, do đó hãy dành nhiều thời gian hơn cho việc nghỉ ngơi.
  • Cân nhắc thời gian trở lại trường học hoặc làm việc với bác sĩ: Chỉ nên làm việc bình thường nếu cảm thấy đủ khỏe. Trẻ em có thể học trở lại trong vòng 1 tuần.

Đau ruột thừa là một bệnh lý không còn mấy xa lạ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này.  Hy vọng với những chia sẻ ở trên, bạn đọc đã có kiến thức nhất định về căn bệnh này. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất minh họa và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.