Hen suyễn hay còn gọi là hen phế quản. Tình trạng bệnh lý hô hấp này có thể gặp ở cả trẻ em và người lớn, do cơ thể phản ứng với các dị ứng nguyên liên quan đến những yếu tố di truyền hoặc các tác nhân từ môi trường bên ngoài.
Người mắc bệnh hen suyễn sẽ làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày hay những hoạt động thể lực khác của bạn. Đây là bệnh lý không thể chữa khỏi hoàn toàn, tuy nhiên quá trình điều trị sẽ giúp ích để kiểm soát tốt các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Hiện chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh tuy nhiên có rất nhiều chuyên gia cho rằng do sự kết hợp của yếu tố môi trường, các yếu tố di truyền làm cho cơ thể phản ứng trước các yếu tố đó dẫn đến những bất thường về đường hô hấp như co thắt phế quản, tăng tiết dịch nhầy và viêm phế quản.
Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn như:
- Hệ hô hấp trên bị nhiễm khuẩn do virus hoặc vi khuẩn.
- Không khí lạnh làm ảnh hưởng đến đường hô hấp trên.
- Các hóa chất có chứa trong không khí, bụi, khói thuốc lá.
- Người thường xuyên bị stress.
- Việc sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc như: aspirin, ức chế beta. Naproxen…
- Dùng các loại thức ăn, nươ sc uống như tôm, trái cây sấy khô, bia, rượu..
- Mắc bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản.
Nhóm đối tượng dễ có nguy cơ gây ra hen suyễn như:
- Gia đình có người thân mắc bệnh.
- Các bé trai, nam giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn nhiều hơn bé gái, nữ giới.
- Bị dị ứng hoặc chàm.
- Người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm nhiều hóa chất, khói bụi như giáo viên, công nhân xây dựng, người khai thác khoáng sản….
Ngoài ra bệnh sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Dấu hiệu nhận biết bệnh hen suyễn
Bệnh hen suyễn có các triệu chứng rất đa dạng và dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như giãn phế quản, viêm mũi dị ứng, lao…
Một số các triệu chứng gây ra bệnh hen suyễn như:
- Ho nhiều vào ban đêm: đây là một trong những phản ứng kho cơ thể muốn đẩy các chất bài tiết hoặc dị nguyên từ môi trường ra bên ngoài như khói, phấn hoa, bụi... Vào buổi đêm đường thở bị thu hẹp dẫn đến các cơn ho xuất hiện.
- Thở khò khè: dạng tiếng rít hoặc âm thanh không bình thường phát ra khi thở. Đây cũng là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh hen suyễn. Do không khí đi qua phổi sẽ bị cản trở ống phế quản phù nề thì sẽ tạo ra âm thành khò khè, đặc biệt khi gặp không khí lạnh.
- Xuất hiện triệu chứng khó thở: Khi đường thở bị hẹp sẽ gây ra hiện tượng này.
- Đau thắt ngực giống như có vật gì đè nặng hoặc siết chặt ngực lại.
- Hơi thở nhanh và gấp, khi người bệnh càng vận động nhiều thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
- Mồ hôi nhiều, mặt nhợt nhạt, cơ thể mệt mỏi khi không được cung cấp đầy đủ lượng oxy cần thiết.
Tuy nhiên mỗi người tùy thuộc vào thời gian mắc bệnh và mức độ mắc bệnh mà sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, cơn hen có thể bị gián đoạn ở người bệnh này nhưng lại diễn biến liên tục ở người khác.
Cách tốt nhất để điều trị bệnh sớm thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có triệu chứng bất thường.
Bệnh hen suyễn nếu không được điều trị sớm có thể làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh như: Các cơn ho dai dẳng vào ban đêm, người bệnh thường xuyên mất ngủ, mệt mỏi… điều này sẽ gây ra nhiều trở ngại về các mối quan hệ hoặc chất lượng học tập, công việc.
Bên cạnh đó thì bệnh hen suyễn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hoặc tử vong. Mặc dù tỉ lệ tử vong của căn bệnh này sẽ ít hơn các bệnh mãn tính khác nhưng có thể gây ra các biến chứng như: viêm phế quản, suy hô hấp, ngừng hô hấp kèm với tổn thương não, tràn khí màng phổi, tâm phế mãn tính, xẹp phổi…
Đối với phụ nữ mang thai trong khoảng từ tuần 24 đến tuần 36 của thai kỳ bị mắc bệnh hen suyễn và không được điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến các biến chứng như sản giật, sinh non, xuất huyết âm đạo…
Biện pháp điều trị bệnh hen suyễn
Mặc dù bệnh hen suyễn không thể được chữa trị khỏi hoàn toàn, tuy nhiên bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm và phương pháp điều trị để kiểm soát tốt triệu chứng khó chịu do hen suyễn gây ra.
Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh hen suyễn
Dùng thuốc Corticoid dạng hít: Đây là một trong những loại thuốc được dùng phổ biến trong điều trị hen suyễn để giúp làm giảm tình trạng viêm ở các phế quản do dị nguyên gây ra.
- Thuốc corticosteroid dạng uống: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm nhanh các cơn hen suyễn, tuy nhiên cần sử dụng đúng cách theo chỉ định của bác sĩ vì có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nếu điều trị kéo dài.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng ngắn: Nhằm cắt cơn hen phế quản vào việc làm giãn phế quản.
- Thuốc chủ vận beta tác dụng kéo dài: kiểm soát tốt cơn hen trong suốt thời gian dài.
- Thuốc Omalizumab: Chỉ định điều trị thuốc này trong các trường hợp người bệnh bị hen dị ứng do giảm lượng ige tự do.
- Thuốc theophylline: sẽ giúp làm giảm phế quản và phế nang. Tuy nhiên loại thuốc này sẽ ít khi được chỉ định dùng hiện nay.
- Liệu pháp miễn dịch: dùng trong trường hợp mẫn cảm với các dị nguyên khác gây bệnh.
- Ngoài ra sẽ còn có các loại thuốc khác được chỉ định dùng trong điều trị bệnh hen suyễn như: aspirin, ibuprofen
Thay đổi lối sống lành mạnh
Việc xây dựng lối sống lành mạnh sẽ giúp kiểm soát tốt những triệu chứng và nâng cao hiệu quả điều trị. Cụ thể như:
- Duy trì việc tập luyện thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp thể trạng người bệnh. Khi tập thể dục, ngoài các cơ thì phổi sẽ được gia tăng sức mạnh, ngăn ngừa những cơn hen suyễn xảy ra. Tuy nhiên bạn cần tránh tập luyện lâu ngoài trời lạnh hoặc tập quá sức bản thân.
- Cân nặng cần được duy trì ở mức ổn định, tránh để thừa cân, béo phì.
- Kiểm soát chứng ợ nóng và trào ngược dạ dày thực quản.
- Bổ sung thêm các thực phẩm tăng sức đề kháng cho cơ thể, đặc biệt là các loại trái cây giàu vitamin C như cam, bưởi, chanh,...
- Nên giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh vì đây là một trong những tác nhân có thể dẫn đến các đợt hen suyễn cấp, bệnh đường hô hấp khác.
Phòng ngừa bệnh hen suyễn
Tuy không có cách nào để phòng ngừa triệt để bệnh hen suyễn nhưng khi mắc bệnh thì bạn có thể dự phòng các cơn hen phế quản bằng các cách như:
- Tiến hành tiêm vắc xin phòng cúm.
- Nên tránh xa các dị nguyên có thể khởi phát cơn hen.
- Nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh như thở dốc, thở rít, hen ho.
- Thực hiện điều trị sớm các cơn hen càng sớm càng tốt để dự phòng diễn biến bệnh phát triển nặng nề hơn.
- Tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng việc sử dụng thuốc ngay cả khi triệu chứng đã được thuyên giảm.
- Tăng tần suất sử dụng thuốc hít, cắt nhanh nếu có dấu hiệu hen suyễn chưa được kiểm soát tốt.
Hy vọng những thông tin về bệnh hen suyễn ở trên đã giúp cho bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.