Nguyên nhân gây ra rối loạn hoảng sợ
Rối loạn hoảng sợ là bệnh lý thuộc nhóm rối loạn lo âu, đặc trưng bởi các cơn hoảng sợ kịch phát, xuất hiện đột ngột và mạnh mẽ. Khi mắc thì sẽ có cảm giác giống bị nhồi máu cơ tim, phát điện hoặc mất kiểm soát.
Những cơn hoảng sợ sẽ diễn ra ngắn, đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội của cơ thể mà không có nguyên nhân cụ thể mà không có dấu hiệu báo trước.
Hiện nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh, tuy nhiên nhiều chuyên gia đã tìm ra nhiều mối liên quan giữa các vùng ở não bộ và cơn sợ hãy cũng như lo âu.
Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn hoảng sợ như:
- Người thường xuyên căng thẳng hoặc nhạy cảm quá hoặc dễ bị cảm xúc tiêu cực.
- Có một số thay đổi trong những hoạt động của các bộ phận chức năng não.
- Sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng những loại thuốc như steroid, ống xịt thuốc dùng cho người mắc bệnh hô hấp, thuốc giảm cân, thuốc dị ứng ho và cảm lạnh.
- Nicotine có trong thuốc lá, caffeine có trong nhiều loại đồ uống sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các cơn hoảng loạn.
- Người trong độ tuổi thanh thiếu niên và phổ biến là từ 18 - 20 tuổi. Nữ giới sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Bệnh sẽ khởi phát khi bạn phải chịu nhiều áp lực.
- Người bị các tổn thương về mặt tâm lý trong quá khứ như bị lạm dụng tình dục hoặc tổn thương về thân thể hay tai nạn nghiêm trọng.
- Tiền sử gia định có người bị hoảng loạn hoặc mắc chứng rối loạn hoảng sợ.
- Gặp phải các biến cố lớn trong đời như ly hôn, trầm cảm sau sinh.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc rối loạn hoảng sợ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Những triệu chứng nhận biết rối loạn hoảng sợ
Một số các triệu chứng để nhận biết rối loạn hoảng sợ như:
- Có mạch đập nhanh trên 100 lần/ phút và có thể tăng khả năng hoảng sợ kịch phát lên đến 160 lần/ phút. Người bệnh đánh trống ngực dữ dội, huyết áp tăng.
- Mồ hôi ra nhiều như tắm ngay cả khi thời tiết không nóng.
- Tay chân run rẩy người bệnh dễ bị gục ngay xuống đất.
- Có cảm giác nghẹt thở như bị ai bóp cổ hoặc gây ra khó thở giống như thiếu không khí.
- Thở nông, thở hổn hển.
- Ngực trái có cảm giác đau hoặc khó chịu, tuy nhiên người bệnh dễ nhầm lẫn với cơn nhồi máu cơ tim.
- Đau bụng, buồn nôn giống với bệnh viêm dạ dày.
- Chóng mặt, mất thăng bằng, người bệnh dễ bị ngã,
- Người bệnh khó để kiểm soát được hành vi của mình.
- Luôn có cảm giác sợ chết và khó khăn trong việc cử động.
- Xuất hiện cảm giác lạnh cóng hoặc nóng bừng ở cơ thể.
Những dấu hiệu của tình trạng rối loạn hoảng sợ có thể phát triển đột ngột và đạt đỉnh điểm trong khoảng 10 phút. Tuy nhiên tùy thuộc vào cơ địa người bệnh mà sẽ có các triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Ngay khi có các triệu chứng về bệnh hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị thích hợp, kịp thời.
Các cơn hoảng sợ kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến tàn phế, hủy hoại thể chất và tinh thần của người bệnh. Do lo sợ các cơn hoảng sợ tái phát nên người bệnh vẫn luôn trong trạng thái sợ hãi nối tiếp sợ hãi.
Trường hợp người bệnh là trẻ con sẽ gây ảnh hưởng đến những phát triển không bình thường về thể chất, tinh thần của trẻ. Có nhiều trẻ vì cơn hoảng sợ mà không thể đi học, không dám ra khỏi nhà.
Nghiêm trọng hơn thì rối loạn hoảng sợ sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc trầm cảm, tự tử, sử dụng ma túy hoặc nghiện rượu ở người bệnh.
Các kỹ thuật để chẩn đoán và điều trị rối loạn hoảng sợ
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
- Khi nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu của rối loạn hoảng sợ, tiền sử mắc bệnh thì bác sĩ sẽ cần chỉ định thực hiện những kỹ thuật chẩn đoán như:
- Kiểm tra tuyến giáp.
- Xét nghiệm máu.
- Thực hiện đo điện tâm đồ để giúp kiểm tra tim.
Đồng thời bác sĩ cũng sẽ tạo ra một cuộc trò chuyện với người bệnh để tìm ra nguyên nhân của sự sợ hãy hoặc các biến cố gây ra tình trạng hoảng sợ.
Phương pháp điều trị rối loạn hoảng sợ
Khi đã có kết quả chẩn đoán của người bệnh, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Hiện có rất nhiều phương pháp điều trị chứng rối loạn hoảng sợ và có thể kết hợp với những phương pháp với nhau để đạt hiệu quả tốt nhất. Điều trị sử dụng những liệu pháp hành vi như phương pháp phản hồi sinh học. Bên cạnh đó người bệnh sẽ học được cách thay đổi sức cơ hoặc sóng não bằng cách kiểm soát hơi thở. Ngoài ra còn có nhiều phương pháp khác điều trị chứng rối loạn hoảng sợ như thư giãn cơ tăng dần, tưởng tượng, thiền và thôi miên.
Bác sĩ sẽ có thể chỉ định người bệnh mắc chứng rối loạn hoảng sợ những loại thuốc an thần benzodiazepine như: alprazolam, lorazepam, clonazepam và diazepam. Nhưng người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh những tác dụng phụ có thể xảy ra. Thuốc chống chỉ định sử dụng cho những người có tiền sử lạm dụng chất kích thích. Một số loại thuốc hiệu quả cho chứng lo âu, hoảng loạn là các chất ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm và kết hợp giữa serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine.
Song song với quá trình điều trị, người bệnh cũng cần có thói quen lành mạnh để hạn chế diễn biến của bệnh rối loạn hoảng sợ, cụ thể như:
Dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, luyện tập thể dục thể thao hàng ngày.
Xây dựng chế độ ăn uống điều độ, bổ sung những chất và khoáng chất cần thiết cho cơ thể người bệnh.
Thực hiện các bài tập làm giảm stress như học tiền, yoga, xoa bóp dể tăng cường phản ứng thư giãn của cơ thể.
Tránh hút thuốc và cafein để hạn chế yếu tố gây ra các cơn hoảng sợ ở những người dễ mắc bệnh.
Những thực phẩm tốt cho người mắc chứng rối loạn hoảng sợ
Người mắc chứng rối loạn hoảng sợ nên ăn uống và thư giãn lành mạnh theo các nguyên tắc như:
- Ăn thực phẩm có chứa nhiều magie: Các thực phẩm có chứa nhiều magie như đậu, hạt dẻ, ngũ cốc, rau xanh… sẽ giúp bổ sung magie để cơ thể tràn đầy năng lượng tích cực. Nếu chế độ ăn của bạn thiếu magie sẽ gây đến sự gia tăng hành vi liên quan đến lo âu.
- Bổ sung kẽm: thực phẩm có chứa nhiều kém và người bạn cần bổ sung như các loại sò, hạt điều, thịt bò, lòng đỏ trứng…
- Thường xuyên ăn nhiều cá: Mỡ trong cá có chứa nhiều omega-3 sẽ giúp giảm lo âu, căng thẳng hơn rất nhiều.
- Các thực phẩm lên men như dưa chua, dưa cải ngâm, dưa muối,… có thể làm giảm cảm giác lo âu.
- Bơ là loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin B và hạnh nhân sẽ giúp tạp ra các chất dẫn truyền thần kinh tích cực để cơ thể luôn trong trạng thái thoải mái và lạc quan hơn.
Hy vọng bài viết ở trên được Cao đẳng Y dược thành phố HCM chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thông tin rối loạn hoảng sợ, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.