Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh để điều trị kịp thời

Cập nhật: 16/07/2021 16:11 | Trần Thị Mai

Trầm cảm sau sinh là bệnh lý thường xuất hiện ở những phụ nữ khi vừa trải qua giai đoạn sinh đẻ và chủ yếu khởi phát trong những tuần  đầu tiên của con trẻ. Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, tinh thần mà còn có nguy cơ dẫn đến các hành vi sai trái, thiếu kiểm soát. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu kỹ hơn nguyên nhân, dấu hiệu, phương pháp điều trị của bệnh trầm cảm sau sinh.  

Các dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh để điều trị kịp thời

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi, buồn chán, tuyệt vọng xuất hiện sau khi sinh.

Bệnh có thể ở mức độ nhẹ, vừa hoặc nặng, bất cứ phụ nữ đã từng mang thai hoặc mang t hai lần đầu đều có thể mắc bệnh trầm cảm. Giai đoạn đầu người bệnh chỉ có một vài biểu hiện rối loạn khí sắc ở mức độ nhẹ nhưng nếu kéo dài sẽ diễn biến sẽ nghiêm trọng hơn với các hành vi, suy nghĩ sai lệch.

Cho đến hiện tại thì vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh. Nhưng căn cứ vào thực tế thì có rất nhiều yếu tố tác động  như tâm lý, thể chất, môi trường sống và đời sống tinh thần bất ổn… cụ thể như:

Thay đổi về cơ thể: Do sau khi sinh con, các hormone giảm đáng kể trong cơ thể của bạn và sẽ gây nên bệnh trầm cảm sau sinh. Chính Hormone tuyến giáp giảm mạnh cũng sẽ làm cho bạn cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán nản…

Có các vấn đề về cảm xúc: nếu thiếu ngủ bạn sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý các vấn đề nhỏ. Do bạn lo lắng về khả năng chăm sóc cho một trẻ sơ sinh.

Yếu tố đời sống: Khi thiếu sự giúp đỡ của người thân hoặc thay đổi nơi ở cũng là một trong những yếu  tố làm tăng nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.

Những đối tượng dễ mắc bệnh trầm cảm  sau sinh như:

  • Người có tiền sử mắc bệnh trầm cảm sau sinh.
  • Phụ nữ dưới 18 tuổi có thai.
  • Trải qua những sự kiện căng thẳng trong thời  gian trước như thất nghiệp, bệnh tạt.
  • Không có sự giúp đỡ và đồng cảm chia sẻ của người thân.
  • Có xảy ra mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn trong gia đình.
  • Mang thai ngoài ý muốn.
  • Mắc biến chứng thai kỳ như sảy thai, suy thai, thai chết lưu.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh trầm cảm sau sinh mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu để nhận biết trầm cảm sau sinh

Các dấu hiệu để nhận biết bệnh trầm cảm sau sinh như:

  • Phụ nữ luôn có tâm trạng buồn mà k biết lý do, luôn trống rỗng, vô vọng.
  • Thường xuyên khóc, có khi khóc mà không rõ nguyên nhân.
  • Lo sợ và sợ hãi.
  • Cáu kỉnh, bồn chồn.
  • Mất ngủ và không thể yên tâm ngủ say hoặc cũng có những trường hợp ngủ quá nhiều.
  • Mất tập trung và khó để đưa ra quyết định.
  • Thường giận giữ mất kiểm soát.
  • Ít quan tâm đến bản thân và không có các sở thích như ngày xưa.
  • Đau đầu kèm theo đau dạ dày, đau cơ và mệt  mỏi.
  • Tránh tiếp xúc với người lạ và xa lánh bạn bè, nghiêm trọng hơn là không muốn gần gũi với con.
  • Xuất hiện các ý nghĩ làm hại bản thân và con.
  • Nhu cầu ăn uống thay đổi, không thèm ăn hoặc ăn ít và không cảm thấy ngon miệng.

Tình trạng trầm cảm sau sinh nếu không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như có thể gây hại đến chính mình và con. Do đó ngay khi có các  triệu chứng bất thường thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

tram-cam-sau-sinh

Trầm cảm ở phụ nữ sau sinh rất phổ biến nhưng đa phần phụ nữ không tự nhận biết được

Trầm cảm sau sinh có nguy hiểm không?

Khi mắc trầm cảm sau sinh thì không chỉ bản thân người mẹ bị ảnh hưởng mà sẽ còn tác động đến cả con trẻ và những người thân trong gia đình. Ở Việt Nam thì có rất ít các gia đình quan tâm đến vấn d dề này do đó mà không phát hiện sớm tình trạng này khiến cho chứng trầm cảm diễn biến nặng và xảy ra nhiều tình huống đáng tiếc.

Một số biến chứng nặng nề khi không kiểm soát được tình trạng trầm cảm sau sinh như:

  • Chất lượng cuộc sống của người mẹ bị suy giảm, có những hành vi mất kiểm soát hoặc xúc phạm đến những người xung quanh.
  • Phụ nữ sau sinh bị mất sữa, gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như tim mạch, tiêu hóa.
  • Bỏ mặc con cái, không quan tâm hoặc nghiêm trọng hơn là có suy nghĩ giết con.
  • Một số trường hợp còn có thể thực hiện hành vi tự sát và giết hại những người thân trong gia đình.

Các biện pháp để điều trị bệnh trầm cảm sau sinh

Theo chia sẻ của các giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ thì khi nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu trầm cảm sau sinh nhẹ thì bác sĩ sẽ đề nghị theo dõi và tái khám thường xuyên, còn những trường hợp mắc trầm cảm sau sinh nặng hơn  thì sẽ được điều trị tâm lý hoặc thuốc chống trầm cảm.

Thuốc chống trầm cảm sau sinh sẽ giúp cân bằng các hóa chất trong não để điều chỉnh tâm trạng của người bệnh. Các triệu chứng sẽ được cải thiện sau khoảng 3 – 4 tuần sử dụng. Tuy nhiên thuốc chống trầm cảm có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Song song với việc điều trị thì việc thay đổi lối sồn sinh hoạt cũng có thể giúp người bệnh đối phó với chứng trầm cảm, cụ thể như:

Lựa chọn lối sống lành mạnh bao gồm các hoạt động thể chất như nghỉ ngơi đầy đủ, ăn thực phẩm lành mạnh, hạn chế uống rượu, bia.

Có bất thường gì thì nên bàn bạc với gia đình và  bạn bè về cảm xúc của bản thân để có thể phá vỡ sự cô lập để hòa mình với cuộc sống hơn.

Điều trị tâm lý là cách nói chuyện trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa hoặc một nhóm phụ nữ  đã trải qua kinh nghiệm tương tự.

Có những trường hợp mắc bệnh trầm cảm sau sinh mà việc điều trị tâm lý và thuốc chống trầm cảm không đem lại hiệu quả thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định việc điều trị điện.

Với những chia sẻ trên đây, hy vọng các bạn hiểu rõ hơn về tính chất nghiêm trọng của bệnh trầm cảm sau sinh. Từ đó, các mẹ bầu và người thân cần phải chủ động ngăn ngừa bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.