Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Hormone FSH là gì? Chỉ số như thế nào là bình thường?

Cập nhật: 19/12/2022 16:21 | Trần Thị Mai

Hormone FSH  là một trong những hormone quan trọng đối với cơ thể người, đặc biệt ở người phụ nữ. Vậy Hormone FSH là gì? Xét nghiệm Hormone như thế nào? Nồng độ bình thường mức bao nhiêu? Bạn đọc hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thông tin giải đáp chi tiết, chính xác.  

Hormone FSH là gì? Chỉ số như thế nào là bình thường?

Hormone FSH là gì?

Hormone FSH hay với tên gọi khác là hormone kích thích nang trứng và đây là một loại hormone được sản xuất và bài tiết trong một tuyến nhỏ bên trong não và tuyến yên.  

Trong suốt giai đoạn tạo nang buồng trứng của chu kỳ kinh nguyệt, estrogen được sản xuất nhờ vào hoạt động của FSH tại các nàng sau đó 2 hormone này luôn hoạt động cùng nhau để giúp cho nang buồng trứng sẽ phát triển hơn nữa.

Khi tăng đột ngột nồng độ FSH và hormone tạo hoàng thể LH vào giữa chu kỳ kinh nguyệt sẽ gây ra hiện tượng rụng trứng.

Progesterone sẽ được sản xuất do có sự kích thích của hormone FSH và cùng với estradiol tạo điều kiện thuận lợi cho đáp ứng của buồng trứng với LH trong giai đoạn tạo hoàng thể ở nữ giới.

Còn đối với nam giới, hormone FSH đóng vai trò kích thích tinh hoàn sản sinh tinh trùng trưởng thành và nó sẽ thúc đẩy được quá trình sản xuất các protein gắn với androgen.

Nguyên nhân làm thay đổi nồng độ FSH máu

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau làm tăng, giảm nồng độ FSH, cụ thể một số nguyên nhân làm tăng nồng độ FSH trong máu như:

Trường hợp là nữ giới

Người mắc vô kinh nguyên phát, suy giảm cơ quan sinh dục, sau khi cắt cổ tử cung, tăng hormone tuyến yên, hội chứng buồng trứng đa nang, dậy thì sớm…

Trường hợp là nam giới

Do cơ quan sinh dục bị suy giảm, số lượng tinh hoàn, sau khi cắt bỏ tinh hoàn, mắc bệnh đột biến nhiễm sắc thể như hội chứng Klinefelter… trong đó có nguyên nhân phổ biến là dậy thì sớm.

Các nguyên nhân chủ yếu làm giảm nồng độ hormone FSH trong máu như:

  • Do cách sử dụng thuốc sai cách hoặc lạm dụng thuốc quá nhiều như: thuốc tránh thai, estrogen, progesteron…
  • Tuyến thượng thận tăng sản.
  • Giảm sản xuất hormone hướng sinh dục.
  • Không rõ nguyên nhân cho việc mắc vô kinh thứ phát.
  • Chức năng vùng dưới đồi có các bất thường.
  • Dậy thì sớm hoặc dậy thì muộn hơn tuổi.

Ngoài ra sẽ còn các nguyên nhân khác gây ra tăng, giảm nồng độ hormone FSH, nếu người bệnh thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được giải đáp thêm thông tin chi tiết.

hormone-FSH
Xét nghiệm FSH nhằm phát hiện hội chứng đa nang buồng trứng ở phụ nữ

Xét nghiệm FSH là gì?

Xét nghiệm FSH sẽ giúp chẩn đoán được tình trạng chức năng của trục dưới đồi, suy giảm chức năng tuyến sinh dục, dậy thì sớm, rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh, vô sinh ở nữ dưới…Có thể nhận thấy được vai trò của xét nghiệm FSH như:

Lợi ích của xét nghiệm FSH ở nam giới

Hormone kích thích tạo nang trứng FSH sẽ có tác dụng kích thích tế bào Sertoli sản sinh tinh trùng và được tiết ra theo từng nhịp trong ngày chủ yếu ở tuyến yên. Trong khoảng 3 – 5 giờ sẽ là thời gian bán thải của FSH nên trong ngày sẽ không có nhiều sự thay đổi chỉ số FSH.

Khi chỉ số FSH cao thì tinh hoàn sẽ bị mất đi khả  năng đáp ứng kịp thời với kích thích của nội tiết hướng sinh dục và quá trình sinh tinh sẽ gây ra tổn thương. Sẽ không có bất cứ liệu pháp nào mang  lại hiệu quả nếu trong trường hợp tinh hoàn không còn sinh tinh được nữa.

Còn khi chỉ số FSH thấp thì người bệnh có thể đã mắc suy hạ đồi, suy tuyến yên... lúc này cần thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán khác để xác định chính xác  tình trạng bệnh để từ đó có hướng điều trị phù hợp hơn.

Lợi ích của xét nghiệm FSH ở nữ giới

Hormone kích thích tạo nang trứng ở nữ giới sẽ được tiết ra từ tuyến yên và sẽ có tác dụng kích thích sự phát triển của nang noãn. Trong trường hợp nghi ngờ bạn mắc rối loạn nội tiết tố nữ thì sẽ cần thực hiện xét nghiệm định lượng FSH.

Thông qua sự sản xuất estradiol và progesteron FSH sẽ đảm nhiệm vai trò trong quá trình kích thích nang trứng ở nữ và tạo điều kiện tăng bài tiết estrogen trong giai đoạn nang trứng.

Khi thực hiện xét nghiệm FSH sẽ nhận thấy được tình trạng của nang ở trong buồng trứng và từ đó báo hiệu gần như chính xác được thời gian trứng chuẩn bị rụng. Xét nghiệm FSH được kết hợp với nhiều xét nghiệm khác sẽ đưa ra được nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt không đều hoặc mắc các bệnh lý liên quan đến buồng trứng hay những dấu hiệu làm rối loạn tuyến yên.

Giá trị bình thường của xét nghiệm FSH  máu

Xét nghiệm sẽ được thực hiện trên mẫu huyết thanh. Người bệnh không cần nhịn ăn trước khi lấy máu và trong trường hợp cần dùng thuốc thì hãy tham khảo thêm ý kiến bác sĩ để hãy dừng tất cả thuốc trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiêmk.

Khoảng giá trị tham chiếu:

- Nữ giới: giá trị xét nghiệm khác nhau theo các thời điểm:

  • Giai đoạn tạo thể nang: 3.5 - 12.5 mU/mL.
  • Đỉnh rụng trứng: 4.7 - 21.5 mU/mL.
  • Tạo hoàng thể: 1.7 - 7.7 mU/mL.
  • Tuổi mãn kinh: 25.8 - 134.8 mU/mL.

- Nam giới: 1.5 - 12.4 mU/mL.

Kết quả xét nghiệm hormone kích thích tạo nang trứng sẽ có thể bị thay đổi do nguyên nhân mẫu bệnh phẩm bị vỡ hồng cầu hoặc do có chất đồng vị phóng xạ để chụp xạ hình trong vòng 1 tuần trước khi bệnh nhân lấy mẫu làm xét nghiệm.

Để có kết quả chính xác về chỉ số FSH thì bạn nên ngưng sử dụng thuốc và chờ ít nhất 4 tuần trước khi kiểm tra nồng độ FSH, cụ thể như bạn đang dùng thuốc tránh thai, clomiphene trong điều trị vô sinh do không rụng trứng, digitalis để điều trị bệnh tim mạch, levodopa điều trị bệnh Parkinson…

Trong khoảng 48 tiếng trước khi khám phụ khoa thì bạn không nên sử dụng băng vệ sinh, không quan hệ tình dục và không sử dụng kem hoặc những loại thuốc bảo vệ trong âm đạo.

Việc thực hiện xét nghiệm FSH là vô cùng quan trọng đối với phụ nữ ở mọi độ tuổi. Bạn nên thực hiện xét nghiệm này để kiểm tra theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên.

Qua bài viết trên hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về Hormone FSH, Tốt nhất để đảm bảo tình trạng sức khỏe ở mức tốt nhất thì khi gặp vấn đề về sức khỏe hay có những khó khăn trong việc mang thai thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.