Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những điều cần biết về thoát vị rốn

Cập nhật: 19/12/2018 16:19 | Thu Hương

Dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật đầy đủ về tình chứng thoát vị rốn. Nếu bạn đang nghi ngờ hoặc muốn tìm hiểu về bệnh thoát vị rốn thì hãy theo dõi bài viết này.

Những điều cần biết về thoát vị rốn

Thoát vị rốn có nguy hiểm không?

Thoát vị rốn là tình trạng gì?

Thoát vị rốn là tình trạng một phần ruột chui vào khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn và nằm sát bên dưới da. Nó xuất hiện như một khối u không đau ở trong hoặc gần rốn thường xảy ra khi bị tăng áp lực trong ổ bụng.

Tình trạng này gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, khi mà cơ thành bụng chưa phát triển đủ để bịt kín ống dây rốn. Bệnh này thường vô hại và rất dễ nhận biết khi trẻ khóc vì lúc này rốn của bé sẽ nhô ra.

Khi bạn theo dõi tình trạng của bé sẽ thấy phần nhô lên đó có thể to hơn khi cười, ho, khóc, đi vệ sinh và xẹp lại khi thư giãn hoặc nằm xuống. Trong nhiều trường hợp, thoát vị rốn lặn vào trong bụng và được các cơ thành bụng bịt kín lại trước ngày sinh nhật đầu tiên của trẻ. Thoát vị rốn cũng có thể xuất hiện ở người lớn. Nếu không điều trị, thoát vị có thể trầm trọng hơn theo thời gian.

Nguyên nhân gây bệnh

Để điều trị bệnh thoát vị rốn bạn nên tìm hiểu thêm các thông tin về nguyên nhân gây bệnh để hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh này là trong quá trình mang thai, dây rốn đi qua một lỗ nhỏ trong các cơ bụng của bé. Tuy nhiên các cơ chỉ đóng lại sau khi sinh, chính vì thế nếu các cơ thành  bụng không khép hoàn toàn ở đường giữa bụng thì có thể gây ra tình trạng thoát vị rốn sau khi sinh hoặc một thời điểm nào đó trong tương lai. Bệnh thoát vị rốn có thể phát triển khi các mô mỡ hoặc một phần của ruột xuyên qua một khu vực ở gần rốn. Thoát vị rốn ở người lớn có thể do việc bị tăng áp lực ổ bụng.

Nguyên nhân cụ thể bao gồm:

  • Những người béo phì có thể làm tăng áp lực ổ bụng và gây ra tình trạng thoát vị rốn;
  • Nếu bạn mang thai nhiều lần cũng có thể gây ra hiện tượng này;
  • Dịch nhiều trong khoang bụng (cổ trướng) cũng sẽ có thể gây áp lực nặng nề lên ổ bụng và cuối cùng gây ra tình trạng thoát vị rốn;
  • Việc phẫu thuật ổ bụng nếu không may mắn hoặc không được chăm sóc cẩn thận cũng có thể gây ra thoát vị rốn;
  • Một số bệnh nhân thẩm phân phúc mạc cũng có thể mắc phải bệnh này.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh thoát vị rốn

Bệnh thoát vị rốn có thể gây ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi những bạn có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như sau:

  • Thoát vị rốn phổ biến nhất ở trẻ em đặc biệt là những bé bị sinh nôn hoặc có trọng lượng thấp. Trẻ em có da màu đen có nguy cơ mắc phải thoát bị rốn cao hơn so với những bé có màu da khác và không có sự khác biệt về tỷ lệ mắc bệnh giữa bé trai và bé gái.
  • Đối với người lớn, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm:
  • Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn so với đàn ông đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai thường xuyên.
  • Những người béo phì có thể sẽ bị thoát vị rốn vì áp lực từ mỡ trong ổ bụng quá lớn.
  • Những bà mẹ mang đa thai từ 2-3 bé có nguy cơ cao mắc phải bệnh này.
  • Những người có hiện tượng có dịch trong ổ bụng;
  • Phẫu thuật dạ dày là một trong những nguy cơ có thể dẫn đến tình trạng này;
  • Ho nặng, dai dẳng cũng có thể tạo áp lực lên ổ bụng và dẫn đến việc mắc phải bệnh thoát vị rốn;
  • Phải gồng mình trong khi di chuyển hoặc nâng vật nặng cũng có thể gây áp lực lớn lên ổ bụng và gây ra tình trạng không mong muốn là thoát vị rốn.

Bệnh thoát vị rốn xảy ra ở nhiều thời điểm khác nhau

Triệu chứng thường gặp của bệnh thoát vị rốn

  • Hiện tượng thoát vị rốn sẽ tạo ra một khối u mềm phình gần rốn. Khi mắc bệnh bạn có thể nhận thấy điều đó bằng mắt thường khi bé khóc ho, hoặc co mình và chỗ đó gần như biến mất khi bé nằm ngửa hoặc thư giãn.
  • Bệnh thoát vị rốn ở tuổi trưởng thành thường gây khó chịu ở bụng.
  • Khi bị thoát vị rốn bé sẽ có dấu hiệu đau đớn;
  • Bé bắt đầu nôn mửa;
  • U thoát vị trở nên sưng hoặc đổi màu.

Những kỹ thuật y tế chẩn đoán tình trạng thoát vị rốn

  • Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe để xác định xem bạn hoặc bé nhà bạn có bị bệnh thoát vị rốn hay không đồng thời xác định xem bệnh có thể được đặt trở lại hay không. Bên cạnh đó, họ cũng kiểm tra xem dây rốn có bị mắc kẹt trong ruột, cơ bụng không. Nếu có, nó có thể sẽ gây ra một biến chứng nghiêm trọng bởi phần dây rốn vị mắc kẹt lại có thể bị hoại tử do thiếu máu.
  • Tiếp theo để chắc chắn hơn, bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày để đảm bảo không có biến chứng, xét nghiệm máu để tìm bệnh nhiễm trùng, đặc biệt là nếu ruột bị chặn hoặc mắc kẹt.

Những phương pháp dùng để điều trị tình trạng thoát vị rốn

  • Theo khảo sát, thống kê , hầu hết các trẻ sơ sinh đều có thể tự khỏi tình trạng thoát vị rốn khi trẻ lên 1-2 tuổi.
  • Bác sĩ thậm chí có thể điều trị bằng cách đẩy phần phình trở lại vào bụng khi khám. Tuy nhiên, phương pháp điều trị này khá nguy hiểm, có nguy cơ gây nhiễm trùng, hoại tử nếu bạn làm không đúng kỹ thuật. Vì vậy, bạn không nên thử cho bé.
  • Đối với trẻ em, phẫu thuật thoát vị rốn  thường được áp dụng khi trẻ cảm thấy đau, phần u phình có đường kính lớn từ 1.5 cm trở lên, phần phình to không có biểu hiện giảm kích thước trong 2 năm đầu sau khi sinh, không biến mất khi trẻ đã lên 4 tuổi, bị mắc kẹt, tắc ruột hoặc chúng làm cho lượng máu cung cấp đến ruột bị ảnh hưởng.
  • Đối với người lớn, bác sĩ thường khuyến cáo phẫu thuật để tránh các biến chứng, đặc biệt là nếu tình trạng thoát vị rốn nghiêm trọng hoặc gây đau đớn. Người bệnh sẽ bị sẽ rạch một đường nhỏ ở rốn, đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở ở thành bụng và thường sử dụng lưới để giúp củng cố thành bụng.

Chế độ sinh hoạt phù hợp để hạn chế bệnh

  • Hãy thực hiện chế độ ăn giảm cân nếu đang bị thừa cân.
  • Không nên làm việc quá nặng nhọc.
  • Nên có chế độ ăn uống hợp lý
  • Nên có chế độ luyện tập thể dục thể thao tốt và phù hợp với tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Trên đây Trường Cao đẳng Y dược Sài Gòn vừa tổng hợp về bệnh thoát vị rốn để các bạn tham khảo. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện, triệu chứng nào của bệnh, hãy hỏi bác sĩ điều trị để có được phương pháp điều trị tốt nhất.