Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ và các phương pháp dân gian trong điều trị bệnh

Cập nhật: 04/05/2021 18:08 | Trần Thị Mai

Đổ mồ hôi trộm là những đợt ra mồ hôi vào ban đêm khi ngủ, điều này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Tình trạng này diễn ra khá phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng đổ mồi hôi, từ đó có cách điều trị hiệu quả thì bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!  

Nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm ở trẻ và các phương pháp dân gian trong điều trị bệnh

Đổ mồ hôi trộm ở trẻ em là gì?

Hiện tượng đổ mồ hôi trộm thường không liên quan đến các yếu tố thời tiết bên ngoài dù là trời nóng hay trời lạnh. Hầu hết đổ mồ hôi trộm chỉ xảy ra khi trẻ ngủ và xuất hiện nhiều vào ban đêm. 

Ở mọi lứa tuổi đều có thể gặp phải tình trạng này, tuy nhiên trẻ em sẽ bị đổ mồ hôi trộm nhiều hơn người lớn.

Mồ hôi trộm tiết ra sẽ bao gồm các thành phần là nước, muối, các chất cặn bã và trong đó nước sẽ chiếm đến  hơn 90%. Nên khi thường xuyên gặp phải tình trạng này thì đồng nghĩa với việc cơ thể này sẽ mất đi một lượng nước và muối nên cơ thể sẽ mệt mỏi.

Căn cứ vào tình trạng đổ mồ hôi trộm mà chia thành 2 loại để phân biệt bao gồm:

  • Đổ mồ hôi trộm sinh lý: Khi ở loại này mồ hôi trộm sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Chỉ là do trẻ e có sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn nên hiện tượng đổ mồ hôi trộm để cơ thể được tỏa nhiệt sẽ nhiều hơn người lớn.
  • Đổ mồ hôi trộm bệnh lý: do trẻ mắc một số bệnh lý như còi xương, đầu xương to, ngực nhô, ăn uống hấp thu kém… và những vị trí đổ mồ hôi nhiều nhất là ở vùng lưng, trán, nách, bàn chân, bàn tay…

Các nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi ở trẻ em

- Tình trạng sức khỏe dẫn đến đổ mồ hôi bất thường ở trẻ như:

Tìm hiểu chính xác nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi ở trẻ em sẽ giúp  các bậc phụ huynh khắc phục hiệu quả hơn. Một số các nguyên nhân gây ra đổ mồ hôi trộm ở trẻ như:

  • Do thiếu Vitamin D

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đều là những đối tượng dễ bị thiếu hụt Vitamin D, đặc biệt khi xương đang phát triển mạnh khiến trẻ đổ mồ hôi nhiều.  Bên cạnh đó trường hợp trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, đang mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn… đều dẫn đến thiếu Vitamin D và gây ra hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

  • Trẻ mắc chứng tăng tiết mồ hôi

Hôi chứng tăng tiết mồ hôi với biểu hiện là bàn tay, bàn chân thường xuyên bị ra mồ hôi ngay cả khi ở trong căn phòng mát mẻ, thoáng đãng.

  • Bệnh tim bẩm sinh

Khi trẻ mắc các bệnh lý về tim mạch có thể khiến cho hiện tượng đổ mồ hôi ngay cả những lúc trẻ đang thực hiện các hoạt động khác chứ không phải chỉ xảy ra khi ngủ.

  • Trẻ mắc chứng ngưng thở khi ngủ

Ở những trẻ sinh non sẽ dễ gặp phải các triệu chứng này. Thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện và kéo dài trong 20 giây kèm theo triệu chứng bé tái nhợt, thở khò khè, cơ thể bé đổ ra nhiều mồ hôi.

- Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân đổ mồ hôi trộm hay gặp ở trẻ

  • Do thói quen khi ngủ

Nhiệt độ cơ thể tăng lên khi em bé ở một vị trí quá lâu nên cơ thể sẽ đổ mồ hôi nhằm điều chỉnh tốt sự gia tăng nhiệt độ này.

  • Vị trí của tuyến mồ hôi

Trẻ sơ sinh có tuyến mồ hôi nằm ở gần đầu khác với người lớn nên trẻ sẽ bị đổ mồ hôi quá nhiều vào  ban đêm cũng một phần là do trẻ không thay đổi tư thế đầu nhiều trong quá trình ngủ.

  • Nhiệt độ phòng

Nhiệt độ phòng cao cũng có thể khiến trẻ ra mồ hôi quá nhiều vào ban đêm.

  • Chăn đắp cho trẻ

Thường thấy việc đắp chăn cho trẻ vào mùa hè là điều gặp khá phổ biến nên làm cho nhiệt độ cơ thể của trẻ tăng lên và việc đổ mồ hôi sẽ xảy ra.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân khác làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ mà chưa được liệt kê ở trên.

do-mo-hoi-trom

Trẻ thường bị ra mồ hôi trộm vào ban đêm

Triệu chứng nhận biết đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Theo các giảng viên của trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì dấu hiệu để nhận biết chính xác trẻ đang mắc tình trạng đổ mồ hôi trộm như:

  • Đa phần sẽ  thấy trẻ bị ra mồ hôi nhiều ở các vị trí như lưng, nách, trán, háng, bàn tay, bàn chân…
  • Bên cạnh đó trẻ sẽ quấy khóc nhiều vào ban đêm và thường ngủ không yên giấc và hay giật mình thức giấc.

Danh mục về triệu chứng nhận biết tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ ở trên có thể chưa đầy đủ, nếu các bậc phụ huynh thấy thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp với bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết.

Ngay khi nhận thấy trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc đổ mồ hôi trộm thì cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng cách hạn chế tới mức tối đa các ảnh hưởng sức khỏe cho trẻ.

Cách giúp giảm đổ mồ hôi trộm ở trẻ

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ thì những bậc cha mẹ thực hiện một số các biện pháp khắc phục để được cải thiện nhanh chóng như:

Kiểm soát tốt nhiệt độ phòng: luôn luôn giữ cho nhiệt độ phòng mát mẻ. Không cần sử dụng chăn nếu không cần thiết để trẻ có giấc ngủ thoải mái. Tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt.

Cho trẻ uống đủ nước: Cung cấp đủ nước cho trẻ trước khi ngủ. Điều này sẽ giúp bù đắp cho việc mất nước xảy ra do đổ mồ hôi.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ: cha mẹ nên cho trẻ ăn các loại  rau củ, quả có tính mát như cam, rau má, cải ngọt… Tránh xa các thực phẩm nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ để hạn chế tình trạng đổ mồ hôi hoặc khiến cho trẻ ngứa ngáy, nổi mụn.

Bổ sung Vitamin D cho trẻ: Có rất nhiều cách để bổ sung Vitamin D, cha mẹ có thể cho trẻ tắm nắng vào buổi sáng hoặc sử dụng các sản phẩm bổ sung Vitamin D theo đúng khuyến cáo của bác sĩ chuyên khoa. Tuy nhiên khi tắm nắng cần lưu ý không để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.

do-mo-hoi-trom
Trẻ tắm nắng cũng là một trong các cách giúp khắc phục tình trạng đổ mồ hôi trộm 

Các cách chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ theo phương pháp dân gian

Trong dân gian có  rất nhiều bài thuốc sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để chữa đổ mồ hôi trộm ở trẻ.

Các bậc cha mẹ cùng tham khảo nhé:

Sử dụng lá lốt

Lá lốt có đặc tính ôn ấm và trừ hàn nên thường được dùng để điều trị cải thiện chứng đổ mồ hôi trộm ở trẻ. Có thể sử dụng cả lá và thân của lá lốt để đun với nước bỏ thêm một chút muối, sau đó dùng hỗn hợp nước lá lốt xông hơi toàn thân cho bé.

Nên duy trì phương pháp dùng lá lốt thực hiện hàng ngày một lần trước khi đi ngủ cho trẻ để đạt hiệu quả cao sau quá trình điều trị.

Gối lá đinh lăng khô

Lá đinh lăng sẽ có tác dụng để chống bệnh co giật và đổ  mồ hôi trộm ở trẻ em. Nên lá đinh lăng thường được phơi khô làm ruột gối hoặc trải giường nằm sẽ giúp trẻ ổn định giấc ngủ, ngủ sâu giấc hơn và hạn chế tiết ra nhiều mồ hôi trộm.

Sử dụng lá đinh lăng tươi đã được được trồng trong khoảng 3 – 5 năm để đạt hiệu quả cao, sau đó mang rửa sạch và phơi khô. Trộn lá đinh lăng và bông gòn polyester theo tỉ lệ 1:1. Nhét ruột gối vào vỏ cotton đã chuẩn bị sẵn. Lưu ý rằng chiếc gối lá đinh lăng chỉ nên dùng trong khoảng từ 8 tháng – 1 năm và sau đó nên thay thế bằng chiếc gối đinh lăng khác.

Nấu cháo rau ngót cho trẻ

Rau ngót là loại rau có vị hơi đắng nhưng lại có tính mát với vị ngọt. Tác dụng chính của rau ngót được biết đến là lợi tiểu, thanh nhiệt và hoạt huyết. Chính vì vậy nếu trẻ ăn rau ngót sẽ làm giảm bớt ban sởi, mụn nhọt và đồng thời cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.

Cha mẹ có thể dùng rau ngót xay nhuyễn để lọc lấy nước và đem nấu cháo mỗi ngày cho trẻ để giảm bớt nhanh chóng tình trạng đổ mồ hôi vào ban đêm.

Cháo trai

Thịt trai có vị ngọt mặn, tính hàn không độc thường có tác dụng thanh nhiệt giải độc, dưỡng âm lợi tiểu, mát gan nên sẽ giúp hạn chế tình trạng nóng trong gây đổ mồ hôi.

Ngoài ra trong trai còn chứa một hàm lượng lớn Canxi giúp cơ thể bổ sung được lượng Canxi bị hao hụt trong quá trình cơ thể thoát mồ hôi.

Cha mẹ có thể dùng trai để nấu cháo cho trẻ. Nhưng ăn cháo trai mỗi ngày có thể khiến trẻ bị lạnh bụng do đó các lần ăn nên cách nhau ra.

Lưu ý với các phương pháp dân gian thì cha mẹ nên tìm hiểu thật kỹ và nắm rõ các cách sử dụng để đạt hiệu quả cao, để đảm bảo tốt hơn về sức khỏe cho trẻ thì có thể tham khảo thêm ý kiến về bác sĩ chuyên khoa.

Với những thông tin trên đây, hi vọng các bậc cha mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng trẻ bị đổ mồ hôi trộm, từ đó có cách khắc phục kịp thời để bảo vệ sức khỏe cho bé yêu của bạn.