Bệnh viêm xương tai chũm có thể gặp ở mọi lứa tuổi và đặc biệt là trẻ em sẽ có nguy cơ bị nhiều hơn. Hiện viêm xương chũm cấp tính bao gồm cấp tính và mãn tính, cụ thể như:
- Viêm tai xương chũm cấp tính: Loại bệnh này sẽ dễ xuất hiện sau khi bị viêm tai giữa cấp trước đó khoảng 3 tuần, lúc này tình trạng viêm các thông bào xương chũm trong xương thái dương. Bệnh sẽ kèm theo một viêm tai giữa cấp tính và sẽ là một bước tiến triển nặng hơn của một viêm tai giữa mãn tính.
- Viêm tai xương chũm mãn tính: Do quá trình chảy mủ tai thối sẽ kéo dài trên 3 tháng.
Tuy nhiên dù là bị viêm xương tai chũm mạn tính hay cấp tính thì đều có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, viêm tắc tĩnh mạch trong sọ, áp xe não, liệt dây thần kinh vận động cơ mặt làm méo mặt.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra viêm xương tai chũm như:
- Do không điều trị tốt tình trạng viêm tai giữa.
- Mắc các biến chứng của viêm tai giữa cấp tính.
- Gặp phải các biến chứng của viêm tai giữa mãn tính.
- Người bệnh mắc các bệnh lý như ho gà, cúm, sởi, bạch hầu.
- Do nhiễm trùng các loại vi khuẩn như Streptococcus, Haemophilus influenza, Staphylococcus.
- Trẻ trong khoảng từ 6 - 13 tháng tuổi và người có hệ miễn dịch yếu sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh viêm tai xương chũm.
Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm xương tai chũm khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Triệu chứng của bệnh viêm xương tai chũm
Các dấu hiệu của bệnh viêm xương chũm cấp tính
Có các dấu hiệu sốt từ 39 - 40 độ C kèm theo tình trạng nghe bị suy giảm.
Cơ thể người bệnh thường xuyên mệt mỏi, suy nhược, nhiễm trùng.
Đối với trẻ em thì có thể bị co giật, thóp phồng giống như viêm màng não.
Trong tai bị đau, mức độ đau ngày càng gia tăng khi lan ra vùng chũm kèm theo đó là vùng thái dương, nhức đầu.
Thính giác bị ảnh hưởng việc nghe kém, thường thấy có triệu chứng ù tai, chóng mặt nhẹ.
Tai bị chảy mũ tăng lên hoặc cũng có thể bị bít tắc dẫn lưu mủ.
Phía mặt chũm nề đỏ, ấn vào sẽ thấy đau.
Bề mặt của xương chũm sẽ bị đau nhiều.
Mủ tai sẽ kèm theo mùi thối, đôi khi có cả màu xanh hoặc vàng, trường hợp còn có tia máu.
Trên nắp bình tai sẽ có dấu hiệu sưng phồng và phía sau vành tai. Lâu dần bị mất nếp ở sau tai, mủ có thể chảy xuống dọc phần cổ theo.
Màng nhĩ bị nề đỏ, lỗ thủng thường ở sát phần thành của ống tai xương, đáy lỗ thủng phù nề xung huyết.
Các dấu hiệu của bệnh viêm xương chũm mãn tính
Đây là mức độ viêm tai giữa ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Bị chảy mủ thường xuyên, kèm theo mũi thối khẳn, đây sẽ là dấu hiệu cảnh báo khả năng ăn mòn xương sẽ gây ra các biến chứng nội sọ.
Bị đau tai, đau âm ỉ lan ra cả đầu của người bệnh. Mức độ đau sẽ bị nặng ở phía tai, các cơn đau kịch phát.
Vấn đề thính giác bị suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào mức độ của bệnh mà khả năng nghe bị ảnh hưởng.
Có những trường hợp khi bị mắc viêm xương chũm bị dẫn đến áp xe não hoặc các biến chứng khác ảnh hưởng đến xương sọ. Mỗi người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm xương tai chũm khác nhau, do đó hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị bệnh sớm.
Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh viêm xương tai chũm
Các kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng mà bác sĩ sẽ chỉ định bác sĩ chuyên khoa thực hiện các kỹ thuật giúp chẩn đoán bệnh như:
- Tiến hành nội soi tai mũi họng để kiểm tra chính xác tình trạng viêm tai giữa.
- Chụp X-quang Schuller.
- Chụp CT Scan xương thái dương: xem tình hình đọng dịch và các thông bào bị mất đi.
- Xét nghiệm máu nếu thấy chỉ số bạch cầu trong máu tăng lên thì đó là dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Trong trường hợp cần thiết nên chụp cộng hưởng từ MRI.
Biện pháp điều trị viêm xương tai chũm
Khi đã có kết quả chẩn đoán bệnh viêm xương tai chũm thì bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mức độ và thể trạng của người bệnh.
Đối với trường hợp mắc viêm tai xương chũm cấp tính
Sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinh toàn thân kết hợp với phẫu thuật khoét rộng xương chũm. Có một vài trường hợp cần phải điều trị bằng thuốc tiêm sau khi đã trích rạch mở rộng lỗ dẫn lưu ở màng nhĩ. Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa không được tự ý sử dụng theo sở thích cá nhân.
Đối với trường hợp bị viêm tai xương chũm mãn tính
Điều trị nội khoa dùng các loại kháng sinh liều cao ngay từ ban đầu với các nhóm thuốc như giảm đau, kháng viêm.
Điều trị ngoại khoa với các phương pháp như:
Mở sào bào dẫn lưu mủ và làm sạch được mô viêm. Điều này sẽ giúp tạo ra được sự thông thương ở cả tai giữa cùng với các tế bào chũm.
Trường hợp túi mủ đã hình thành thì người bệnh sẽ được chỉ định dùng phương pháp phẫu thuật nhằm bảo vệ được khả năng nghe, hạn chế tình trạng viêm nhiễm tái phát.
Ngoài ra còn có những phương pháp phẫu thuật khác như phẫu thuật loại bỏ tế bào xương chũm, chỉnh sửa xương chũm hoặc cắt bỏ.
Song song với quá trình điều trị thì người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh để ngăn ngừa những nguy hiểm của bệnh viêm tai xương chũm như:
Tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chú ý dùng thuốc đúng theo chỉ định không được tự ý điều trị theo sở thích của bản thân.
Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa
Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ và cho tai luôn khô ráo. Có thể dùng bông để nhét vào tai để thấm chất dịch.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm xương tai chũm được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.