Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh thoát vị rốn được điều trị thế nào?

Cập nhật: 29/12/2021 03:21 | Trần Thị Mai

Thoát vị rốn là bệnh thường xuyên gặp phải ở trẻ sơ sinh do cơ thành bụng chưa phát triển đầy đủ để bịt kín ống dây rốn. Đa phần các trường hợp mắc bệnh sẽ không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi nhưng sẽ gây ra biến chứng và can thiệp phẫu thuật. Vậy bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn tình trạng bệnh thoát vị rốn.  

Bệnh thoát vị rốn được điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây ra thoát vị rốn

Thoát vị rốn là tình trạng nội tạng trong ổ bụng chui ra ngoài qua khe hở giữa các cơ thành bụng tại rốn. Một khối lồi tại vùng rốn và khối thoát vị có thể chứa dịch một phần nội tạng như ruột, các tổ chức khác từ ổ bụng. 

Thường các bé sinh non hoặc có cân nặng thấp sẽ có nguy cơ cao mắc thoát vị rốn. Có đến khoảng 75% trẻ sơ sinh nặng dưới 1,5kg mắc thoát vị rốn và thường xảy ra ở những bé gái.

Đa phần các trường hợp sẽ tự khỏi tình trạng thoát vị rốn khi khoảng 1 tuổi nhưng cũng có một số khác mất khá nhiều thời gian. Đến khoảng 4 tuổi mà tình trạng thoát vị rốn không thể tự đóng lại thì sẽ cần phải phẫu thuật. 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giới thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh, trong khi bào thai phát triển thành bụng có một lỗ nhỏ cho dây rốn đi qua và kết nối giữa mẹ và thai nhi. Đến lúc dây rốn teo đi để lại lỗ hở nhỏ ở thành bụng của trẻ. Lỗ hở này sẽ dần dần được đóng lại khi các cơ thành bụng của trẻ phát triển hơn. Đôi khi các cơ này phát triển không thể đóng kín lại với nhau và gây ra tình trạng thoát vị rốn ở trẻ.

Bên cạnh đó thì tình trạng thoát vị rốn xảy ra ở người trưởng thành khi mang thai do bị tăng áp lực ổ bụng. Ngoài ra các yếu tố khác như:

  • Trọng lượng cơ thể quá lớn.
  • Trước đó đã từng phẫu thuật vùng bụng.
  • Ho nhiều trong suốt một thời gian.
  • Đang có chất lỏng dư trong ổ bụng.

Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc thoát vị rốn mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu nhận biết bệnh thoát vị rốn

Một số các dấu hiệu thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh mà cha mẹ nên quan sát thật kỹ rốn của trẻ để có thể nhận ra như:

  • Ở rốn hay gần rốn trẻ có khối sưng phình mềm.
  • Lúc bé ho hoặc khóc thì khối sưng bụng này sẽ phình ra và xẹp dần hoặc khi trẻ ngủ yên, thư giãn.
  • Hầu hết các trường hợp trẻ sẽ không cảm thấy đau khi ấn vào.
  • Quan sát bụng có vẻ to hơn, tròn hơn đầy hơn bình thường.
  • Vùng da khối thoát vị sưng nề và đỏ.
  • Trẻ sẽ bị sốt nhẹ.
  • Khó đi ngoài hoặc không đi ngoài được.
  • Xuất hiện máu trong phân.

Các bậc cha mẹ chú ý không nên dùng tay xoa hoặc ấn mạnh vào rốn với mục đích cho khối thoát bị mềm ra vì điều này sẽ có thể gây đau đớn cho trẻ nhưng không giúp cải thiện được tình trạng khá hơn.

Mỗi trẻ sẽ có những triệu chứng nhận biết thoát vị rốn khác nhau do đó cha mẹ không được phép chủ quan mà hãy đến cho trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để được giải đáp chi tiết và có cách điều trị chính xác.

Thoát vị rốn ở trẻ em có gây nguy hiểm không?

Tình trạng thoát vị rốn sẽ ít khi xảy ra biến chứng nhưng có những trường hợp thoát vị rốn là quai ruột chui qua túi và bị kẹt không thể quay trở lại về vị trí cũ nữa. Cũng chính đoạn ruột này máu sẽ ít đi và làm cho mô ruột bị tổn thương và khiến cho vùng rốn bị đau khi chạm vào.

Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn  đến tình trạng hoại tử khúc ruột, nhiễm trùng ổ bụng hoặc nghiêm trọng hơn là dẫn đến tình trạng tử vong.

Để giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì cha mẹ hãy nên đưa trẻ đi khám, đặc biệt khi có triệu chứng như:

  • Trẻ thường xuyên quấy khóc và tỏ ra vô cùng đau đớn.
  • Bụng tròn hơn, đầy hơn so với bình thường.
  • Nhận thấy da vùng rốn bị đổi màu sưng nề và tình trạng đau hơn bình thường.
  • Gặp khó khăn khi đi ngoài hoặc đi ngoài gặp khó khăn và xuất hiện tình trạng có phân trong máu.
thoat-vi-ron
Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh cần được điều trị như thế nào?

Điều trị thoát vị rốn ở trẻ em

Khi nhận thấy trẻ có các triệu chứng nghi ngờ mắc thoát vị rốn thì bác sĩ sẽ xem xét tình hình và thực hiện các xét nghiệm để kiểm tra dây rốn bị mắc kẹt trong các cơ bụng hay không như vậy thì phần mắc kẹt trong ruột có thể bị hoại tử do thiếu máu.

Ngoài ra bác sĩ có thể chụp X-quang hoặc siêu âm vùng dạ dày và xét nghiệm máu nhằm tìm ra triệu chứng bị nhiễm trùng.

Hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị thoát vị rốn sẽ tự khỏi khi trẻ lên 1 - 2 tuổi. Có những trường hợp bác sĩ sẽ đẩy được phần phình trở lại vào bụng khi khám. Nhưng bạn không được thử trên bé hoặc bản thân mình.

Có những trường hợp tự điều trị thoát vị rốn bằng cách ấn đồng xu vào chỗ lồi, điều này không nên làm vì sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng.

Trẻ sẽ được chỉ định thực hiện phẫu thuật nếu gặp phải các triệu chứng như:

  • Trẻ cảm thấy đau đớn và quấy khóc liên tục.
  • Nhìn bằng mắt thường thấy u phình ra với đường kính lớn hơn 1,5cm.
  • Trong 2 năm đầu kể từ khi sinh ra phần phình lớn không có triệu chứng giảm kích thước.
  • Trẻ lên 4 tuổi nhưng tình trạng này vẫn không biến mất.
  • Lượng máu cung cấp đến ruột bị ảnh hưởng.

Còn đối với người lớn bị thoát vị rốn thì bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phẫu thuật để hạn chế các biến chứng có thể xảy ra. Khi mổ thoát vị rốn sẽ là phương pháp điều trị đặc biệt khi tình trạng của bạn trở nên nghiêm trọng hoặc đau đớn hơn.

Qúa trình phẫu thuật sẽ được rạch một đường nhỏ ở rốn và đẩy các mô đệm thoát vị trở lại khoang bụng và khâu kín vùng hở đó ở thành bụng. Bác sĩ sẽ sử dụng lưới khi phẫu thuật thoát vị rốn ở người lớn để củng cố thành bụng. Bác sĩ sẽ may lại vùng cơ bụng bị yếu hoặc gia cố phần thành bụng bị yếu bằng một tấm lưới sinh học. Do đó khi bị thoát vị rốn thì bạn không nên quá lo lắng vì quá trình thực hiện phẫu thuật này rất đơn giản và có khả năng ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

Thoát vị tại rốn là vị trí thoát vị thường gặp sau thoát vị bẹn. Hầu hết bệnh có thể tự hết ở trẻ nhỏ khi các cơ thành bụng phát triển và bọc kín lỗ thoát vị. Tuy nhiên, ở người lớn bị thoát vị rốn thì cần phải phẫu thuật để điều trị khỏi bệnh.

Hy vọng những thông tin về bệnh thoát vị rốn ở trên đã chia sẻ đến bạn những kiến thức đó. Tuy nhiên kiến thức y khoa này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.