Hẹp thanh quản là gì?
Thanh quản chính là cơ quan phát âm và để thở, nằm ở vị trí trước thanh hầu từ đốt sống CIII đến đốt CVI và nối hầu với khí quản do đó nó thông ở trên với hầu, ở dưới với khí quản.
Thanh quản sẽ song hành cùng với sự phát triển của bộ máy sinh dục vì vậy nhận thấy bắt đầu dậy thì giọng nói sẽ thay đổi: nam giới có giọng trầm đục, nữ giới giọng trong cao hơn.
Hẹp thanh quản là tình trạng hẹp đường thở từ nắp thanh quản cho đến khí quản có thể dẫn đến tắc nghẽn hô hấp, khó thở và khàn giọng. Hẹp thanh quản thường gặp nhất ở trẻ 6 tháng tuổi và có thể xuất hiện ở trẻ vừa mới sinh được vài ngày. Các triệu chứng của bệnh có thể mất dần khi trẻ được 2 tuổi, ngoài ra một số trường hợp tình trạng bệnh sẽ tiếp tục kéo dài trong khoảng 1 – 2 năm.
Nguyên nhân gây hẹp thanh quản
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hẹp thanh quản, phổ biến trong số đó như:
- Bị chấn thương tại thanh quản.
- Trường hợp đặt ống thanh quản Froin hoặc ống nội khí quản trong thời gian dài gây ra viêm loét niêm mạc và hẹp thanh quản.
- Do sẹo gây ra hẹp lòng thanh quản.
- Có tiền sử mắc bệnh hen suyễn, bệnh bạch hầu.
- Người trải qua phẫu thuật cắt nửa thanh quản, đốt thanh quản.
- Người bệnh bị liệt dây khép thanh nên không khí khó có thể đi qua thanh quản được.
- Đeo ống khi quản Krishaber lâu ngày khiến sùi khí quản hoặc viêm loét.
- Có sự xuất hiện các khối u trong thanh quản làm tổn thương hoặc nghiêm trọng hơn gây ra ung thư thanh quản.
Sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh hẹp thanh quản khác mà chưa được liệt kê ở trên. Bạn đọc thắc mắc có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ chuyên gia để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng nhận biết bệnh hẹp thanh quản
Khi phát hiện bệnh sớm điều trị kịp thời sẽ có khả năng chữa khỏi bệnh cao hơn. Một số các triệu chứng nhận biết sớm tình trạng bệnh như:
- Luôn cảm thấy khó khăn khi thở,
- Nghiêm trọng hơn khi trẻ em và trẻ sơ sinh bị hẹp thanh quản sẽ thường đi kèm các bệnh phổi (loạn sản phế quản phổi- bronchopulmonary dysplasia) hoặc mắc những bệnh lý khác như bệnh tim và thần kinh, các vấn đề về nuốt và ăn uống.
- Có tiếng thở rít.
- Khuôn mặt người bệnh nhợt nhạt, nhìn thiếu sức sống.
Mỗi người sẽ có những triệu chứng nhận biết không giống nhau do còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh và cơ địa của từng người.
Danh mục về triệu chứng bệnh hẹp thanh quản ở trên chưa đầy đủ. Nên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì ngay khi có các triệu chứng bất thường, người bệnh nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn cách điều trị phù hợp.
Các kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị hẹp thanh quản
Kỹ thuật dùng trong chẩn đoán bệnh
Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ mắc hẹp thanh quản, bác sĩ sẽ tiến hành những kỹ thuật chẩn đoán như:
- Xét nghiệm đờm: Xác định loại vi khuẩn, virus gây ra bệnh.
- Chẩn đoán hình ảnh bằng cách chụp X.- Quang ở vùng ngực và cổ: kiểm tra dấu hiệu và chính xác vị trí tắc nghẽn ở thanh quản.
- Nội soi phế quản và nội soi thanh quản: Kiểm tra những bất thường bên trong đường hô hấp.
- Đo nồng độ oxi trong máu: nhằm xác định lượng không khí được cung cấp có đủ hay không.
Phương pháp điều trị hẹp thanh quản
Căn cứ vào những kết quả của các kỹ thuật chẩn đoán mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Mục đích chính của các phương pháp điều trị sẽ giúp loại bỏ những triệu chứng của suy hô hấp và ngạt thở.
Các biện pháp được dùng phổ biến trong điều trị hẹp thanh quản như:
Dùng thuốc tây
Trường hợp bị hẹp thanh quản do nhiễm trùng thì người bệnh sẽ được chỉ định tiêm một số thuốc kháng sinh, thuốc steroid…
Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý kéo dài thời gian hoặc tăng liều theo sở thích của bản thân nhằm quá trình điều trị đạt hiệu quả cao, không gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nội soi thông khí quản
Trường hợp hẹp thanh quản ở mức độ vừa phải người bệnh cần thực hiện mổ nội soi để mở thanh quản một cách dễ dàng hơn.
Phẫu thuật
Thường những trường hợp bệnh nghiêm trọng hoặc sử dụng điều trị bằng các phương pháp trên không đem lại hiệu quả thì sẽ cần phải phẫu thuật.
Phương pháp phẫu thuật giúp mở đường dẫn khí và không khí sẽ lưu thông vào thanh quản dễ dàng hơn.
Tuy nhiên người bệnh cần lựa chọn những bệnh viện đầy đủ cơ sở vật chất, bác sĩ chuyên môn cao để tiến hành phẫu thuật.
Ngoài ra trong suốt quá trình điều trị hẹp thanh quản người bệnh cũng cần chú ý:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ điều trị từ việc dùng thuốc đến những sinh hoạt hàng ngày.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị. Chú ý bổ sung rau xanh, hoa quả tươi nhằm cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin, dưỡng chất, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi.
- Duy trì việc luyện tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp tình trạng người bệnh nhằm rèn luyện sức khỏe.
Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ một số những dấu hiệu cảnh báo bệnh hẹp thanh quản, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.