Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân và triệu chứng viêm màng ối khi mang thai

Cập nhật: 03/11/2021 05:18 | Trần Thị Mai

Bệnh viêm màng ối thường xảy ra khi  mẹ bầu mang thai vào những tháng cuối thai kỳ hoặc lúc chuyển dạ, dẫn đến nhiễm trùng nặng ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Vậy bệnh viêm màng ối có dấu hiệu nào để nhận biết sớm? Điều trị ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều kiến thức về bệnh viêm màng ối.  

Nguyên nhân và triệu chứng viêm màng ối khi mang thai

Viêm màng ối là tình trạng nhiễm vi khuẩn và gây ra viêm màng đệm, màng ối bao quanh thai nhi. Tình trạng này chỉ chiếm trong khoảng 2% số ca sinh ra, tuy nhiên nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây ra viêm màng ối thường do vi khuẩn từ dưới âm đạo xâm nhập hệ thống phòng vệ bình thường của tử cung, các vi khuẩn thường gặp là liên cầu nhóm B và E.coli. Bên cạnh đó thì màng thai, nước ối và nhau thai cũng có thể gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra sẽ có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc viêm màng ối như:

  • Phụ nữ mang thai sớm dưới 21 tuổi.
  • Do mang thai lần đầu và có thời gian chuyển dạ, sinh lâu.
  • Màng thai đã bị rách trong suốt một thời gian dài.
  • Mẹ bầu bị nhiễm trùng đường sinh dục dưới.
  • Thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hoặc thuốc lá.
  • Sinh non, thai lưu.
  • Thực hiện quá nhiều kiểm tra âm đạo trong suốt quá trình chuyển dạ.
  • Có khoảng 1 – 2% trường hợp phụ nữ mang thai bị viêm màng ối ở giai đoạn từ 6 tháng cuối thai kỳ. Những vẫn sẽ có những trường hợp thai phụ mang thai ở 3 tháng đầu bị viêm màng ối và biến chứng nguy hiểm.

Sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh viêm màng ối mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh viêm màng ối

Một số các triệu chứng của bệnh viêm màng ối trong lúc chuyển dạ bao gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể tăng cao trên 38 độ C.
  • Đổ mồ hôi lạnh hoặc cơ thể có các dấu hiệu lạnh.
  • Rối loạn nhịp tim nhẹ ở cả mẹ và con.
  • Tử cung bị co thắt nhẹ kèm theo các cơn đau, rỉ ối.
  • Nước ối hôi và có mùi bất thường.

Viêm màng ối là một trong những căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm nhất với sự phát triển của cả thai nhi và mẹ bầu. Do đó mẹ bầu nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm tình trạng bệnh và có hướng điều trị phù hợp ngay.

Viêm màng ối có nguy hiểm không?

Khi bị viêm màng ối thì đồng nghĩa với việc màng bảo vệ con sẽ không được đảm bảo nhiều nữa. Trong trường hợp bị mắc viêm màng ối trước khi 37 thì khả năng trẻ sẽ bị sinh thiếu tháng, hầu hết các trường hợp trẻ sinh ra do bị nhiễm trùng ối thì tỷ lệ sống sốt không cao. Vì khi bị nhiễm trùng màng ối trẻ dễ mắc triệu chứng viêm màng não, nhiễm trùng huyết...

Khi mắc viêm màng ối thì mẹ bầu cũng mắc các ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể dẫn đến viêm nội mạc tử cung, vùng chậu, nhiễm trùng vùng bụng… nghiêm trọng hơn là bị viêm màng ối ở những lần mang thai sau đó hoặc mất khả năng  làm mẹ.

Cụ thể các biến chứng khi mắc viêm màng ối như:

  • Thai lưu, sẩy thai: Khi bị viêm màng ối trong giai đoạn sớm của thai kỳ nếu không được phát hiện sớm thì có thể dẫn đến thai lưu sớm và sẩy thai.
  • Sinh non: Bị mắc viêm màng ối có rỉ ối non, ối vỡ non trong trường hợp thai kỳ chưa đủ  tháng sẽ khiến cho em bé chào đời sớm hơn, đặc biệt khi đó hệ hô hấp, hệ thần kinh, hệ tiêu hóa của trẻ chưa được phát triển đầy đủ nên khó thích nghi hơn với môi trường bên ngoài.
  • Nhiễm trùng sơ sinh: Khi bị viêm màng ối lúc thai đã đủ tháng thì em bé có thể sẽ gặp nguy cơ nhiễm trùng  sơ sinh và dẫn đến biến  chứng nặng đến trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm trùng tử cung, nhiễm trùng máu cho mẹ: trường hợp bị viêm màng ối và không được điều trị sớm làm cho vi khuẩn xâm nhập sâu hơn và gây ra viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng cơ tử cung, nhiễm trùng máu và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho mẹ hoặc cắt tử cung để điều trị.

Để hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra thì mẹ bầu nên chú ý thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc ngay khi có các triệu chứng bất thường.

viem-mang-oi
Người bệnh nên đi khám tại các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm

Các biện pháp để điều trị bệnh viêm màng ối

Trước khi đưa ra phương pháp điều trị viêm màng ối thì bác sĩ sẽ đưa ra các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như: Bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng qua chọc lấy dịch ối kiểm tra, nếu cấy dịch ối tìm thấy vi khuẩn nhiễm trùng hay xét nghiệm máu, xét nghiệm bạch cầu máu ngoại vi cao, CRP (+)… là phương pháp chẩn đoán viêm màng ối.

Sau đó căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ mắc viêm màng ối của mẹ bầu mà đưa ra phương án xử lý nhanh chóng.

Một số biện pháp điều trị viêm màng ối như:

Tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để từ đó cải thiện nhanh chóng tình trạng  bệnh bằng cách đặt thuốc, dung dịch vệ sinh, không từ ý mua thuốc hoặc bỏ thuốc. Bạn sẽ được tiêm tĩnh mạch kháng sinh trong thời gian mang thai và kéo dài đến khi sinh con. Một số loại thuốc kháng sinh thường dùng cho tình trạng này như: Gentamicin, Penicillin, Clindamycin, Ampicillin, Metronidazole..

Trong trường hợp nặng thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chấm dứt thai kỳ để đảm bảo được tính mạng cho cả mẹ và con.

Khi thai phụ sinh mổ cũng cần sử dụng kháng sinh cần bao phủ thêm vi khuẩn kỵ khí vì đó là nguyên nhân chủ yếu trong biến chứng viêm nội mạc tử cung sau mổ lấy thai.

Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng ối

Để phòng ngừa bệnh viêm màng ối thì trước và trong thai kỳ mẹ bầu cần chú ý:

Giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ và luôn thoáng mát.

Trước khi quyết định mang thai cần điều trị triệt để viêm nhiễm âm đạo.

Trong trường hợp mẹ bầu có nguy cơ sinh non cao thì cần sàng lọc kỹ nhiễm khuẩn âm đạo ở 3 tháng cuối thai kỳ, từ đó phát hiện và điều trị sớm bệnh.

Thấy vùng kín bị ẩm ướt cần đi khám  hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để  được theo dõi liên tục với siêu âm khối lượng nước ối và lấy dịch ối kiểm tra xem có phải rỉ ối không.

Tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B khi bạn ở tuần thai 35 – 37.

Trên đây là những thông tin về bệnh viêm màng ối như triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và các phương pháp điều trị bệnh ung thư gan mà bạn nên biết. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.