Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới là sự suy giảm khả năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại và gây ra các biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.
Nguyên nhân gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới
Hiện nay các chuyên gia chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới nhưng có nhiều yếu tố được nghiên cứu gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Do tuổi tác: Người độ tuổi cao các cơ quan trong cơ thể bị lão hóa do đó sẽ dễ dẫn đến hình thành bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nên tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh sẽ nhiều hơn so với người trẻ tuổi.
- Trọng lượng cơ thể: Người béo phì sẽ dễ bị mắc bệnh này do thừa cân béo phì thường khiến chúng ta mắc một số bệnh lý về sức khỏe như tim mạch, suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Do các thói quen xấu: đặc thù công việc thường xuyên phải đứng, vận động mạnh đều có khả năng bị bệnh.
- Việc sử dụng thuốc không đúng cách hoặc quá lạm dụng thuốc tránh thai cũng là một nguy cơ dẫn đến bệnh bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới.
- Phụ nữ mang thai cổ tử cung mở rộng và lúc này các hormone tăng tiết và thay đổi một cách đột ngột do đó khi thai quá to sẽ gây chèn ép tĩnh mạch cản trở máu về tim và gây ra giãn tĩnh mạch.
- Phụ nữ đi giày cao gót: thói quen này của người bệnh sẽ vô tình làm gia tăng áp lực đến hệ tĩnh mạch ngoại biên và tạo áp lực lên chân và dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch chi dưới.
Ngoài ra sẽ còn các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý suy giãn tĩnh mạch chi dưới mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Những dấu hiệu của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Ban đầu khi mắc giãn tĩnh mạch chân thì không có các triệu chứng dễ nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Tuy nhiên người bệnh nên theo dõi cơ thể thường xuyên để phát hiện sớm và biện pháp điều trị phù hợp.
Một số các dấu hiệu nhận biết của bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới như:
- Có cảm giác tê cứng, nặng nề ở cả 2 chân kèm theo triệu chứng đau nhức, ngứa.
- Tĩnh mạch giãn ra, sưng phù và dần chạy dọc theo chân, mắt cá, đầu gối sẽ nổi rõ lên trên bề mặt da.
- Màu sắc của vết tĩnh mạch sẽ có kích thước to, nhỏ khác nhau, màu xanh hoặc màu đỏ.
- Da chân trở nên khô ráp, đen sạm và mỏng hơn so với da bình thường.
- Những mô ở mắt cá chân bị nhiễm trùng hoặc lở loét.
- Có những trường hợp bị suy giãn tĩnh mạch chân bị sưng tấy chân và bị nhiễm trùng.
Khi người bệnh không đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa sớm thì có thể gây ảnh hưởng đến nhiều đến tình trạng sức khỏe. Nên tốt nhất để đảm bảo sức khỏe thì người bệnh nên đi khám chuyên khoa.
Điều trị bệnh giãn tĩnh mạch
Căn cứ vào tình trạng sức khỏe, mức độ mắc bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định điều trị cho từng người khác nhau. Một số các phương pháp phổ biến được dùng trong điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới như:
- Dùng băng ép và vớ tạo áp lực: Tác dụng của phương pháp này là ép vào các bắp cơ và tạo nên áp lực lớn với phía dưới giúp các van tĩnh mạch khép lại cũng nhờ đó mà máu sẽ lưu thông dễ dàng hơn về tim. Đồng thời băng ép và vớ tạo áp lực có thể làm chậm quá trình phát triển của bệnh.
- Dùng thuốc: Trước đó người bệnh cũng nên tìm hiểu về thuốc cần trong điều trị bệnh. Một số các loại thuốc thường được dùng trong điều trị như như: dùng thuốc chống đông máu, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tĩnh mạch... Tất cả các loại thuốc khi được chỉ định người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Chích xơ: bằng cách tiêm một dung dịch vào tĩnh mạch để gây ra phản ứng viêm kết hợp với nén ép tĩnh mạch để máu không thể vào được phần tĩnh mạch bị giãn. Lâu dần một thời gian thì tĩnh mạch đó sẽ bị xơ hóa và không thể phát triển được nữa.
- Phẫu thuật: phương pháp này dùng với các trường hợp người bệnh bị tổn thương tĩnh mạch nông hoặc đoạn tĩnh mạch bị giãn sẽ cắt bỏ thông qua những đường rạch nhỏ. Thông thường thời gian của ca phẫu thuật sẽ kéo dài trong khoảng 5 - 10 phút. Sau đó bệnh nhân được ép băng và cần phải nằm bất động trên giường từ 3 - 5 ngày.
Cần làm gì khi bị giãn tĩnh mạch chi dưới?
Các giảng viên ngành Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ đầu tiên, khi bạn có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám và kiểm tra. Một số việc người bệnh cần làm khi mắc giãn tĩnh mạch chi dưới như:
- Các bác sĩ sẽ căn cứ vào kết quả từ các kỹ thuật chẩn đoán mà đưa ra hướng dẫn điều trị phù hợp. Tuy nhiên sẽ không cố định phương pháp điều trị bệnh hiệu quả do còn cần theo dõi cơ thể của người bệnh.
- Hạn chế tối đa các tác nhân có thể gây ra bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới. Duy trì thói quen khi ngồi làm việc, nâng cao chân và đi bộ nhẹ nhàng hàng ngày để máu lưu thông dễ dàng hơn.
- Tập thể dục phù hợp với tình trạng sức khỏe, thể thao, duy trì chế độ luyện tập điều độ.
- Chú ý chế độ dinh dưỡng xây dựng bữa ăn hàng ngày với đủ rau xanh, trái cây, củ quả, nước uống... và chia thành nhiều bữa ăn để chất xơ để cơ thể hấp thụ tốt. Vì theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh thực phẩm giàu chất xơ có khả năng ngăn ngừa được bệnh giãn tĩnh mạch chân.
Trên đây là những chia sẻ về bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới. Nếu vẫn còn thắc mắc cần giải đáp, bạn có thể liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chính xác, rõ ràng. Những thông trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ.