Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Rối loạn tiền đình là gì? Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn tiền đình?

Cập nhật: 17/07/2021 18:23 | Trần Thị Mai

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác nên người bệnh cần nắm rõ các thông tin về bệnh để phát hiện sớm, có phương pháp điều trị kịp thời nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe. Mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây!  

Rối loạn tiền đình là gì? Cách nhận biết các triệu chứng rối loạn tiền đình?

Rối loạn tiền đình là gì?

Như nhiều người đã biết rằng tiền đình là một bộ phận nằm trong hệ thống thần kinh ở phía sau ốc tai và có tác dụng giữ thăng bằng, kết hợp với  các cử động của mắt, tay, chân…

Rối loạn tiền đình là tình trạng mắc rối loạn hoặc tắc nghẽn trong suốt quá trình truyền dẫn và tiếp nhận thông tin của tiền đình. Do lúc này dây thần kinh số 8 hoặc động mạch nuôi dưỡng não, khu vực tai trong và não bị tổn thương.

Hầu hết các triệu chứng của rối loạn tiền đình sẽ xảy ra với người trung niên và cao tuổi. Nhưng trên thực tế căn bệnh này càng có xu hướng trẻ hóa, số lượng người trẻ có ẩn chứa các yếu tố gây ra rối loạn tiền đình.

Nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình

Một số các nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình theo như:

  • Người bệnh mắc các bệnh lý có liên quan đến tim mạch, chính điều này làm cho mạch máu não bị tắc nghẽn do lượng máu lên não kém làm cho não bộ truyền đến hệ thống tiền đình nhận sai thông tin.
  • Do các vi khuẩn, virus gây viêm tai giữa hoặc những bệnh như viêm dây thần kinh, u não…
  • Người bệnh đã từng bị các chấn thương liên quan đến vùng đầu.
  • Đối với những người ít vận động, thường xuyên ngồi làm việc khiến co thắt động mạch cột sống và dẫn đến thiếu máu não bị tắc nghẽn làm thiếu máu và dẫn đến bị bệnh.
  • Người thường xuyên sử dụng rượu bia hoặc ăn phải các thức ăn nhiễm độc, căng thẳng và phải chịu áp lực công việc lớn.

Bên cạnh đó bệnh rối loạn tiền đình còn có thể gây ra do các yếu tố như:

  • Độ tuổi: Những đối tượng càng lớn tuổi càng có nguy cơ cao mắc các triệu chứng chóng mặt, gây chóng váng hoặc dễ bị mất thăng bằng.
  • Những người thường xuyên bị chóng mặt.
  • Bạn thường xuyên phải sống trong môi trường quá ồn và thời tiết thay đổi thất thường. Dân công sở, học sinh sinh viên… ngồi nhiều và ít vận động nên có khả năng cao bị rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
  • Người hay bị căng thẳng, stress cũng có khả năng cao mắc rối loạn tiền đình.

Ngoài ra sẽ có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra rối loạn tiền đình, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chính xác và chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết rối loạn tiền đình

Dựa vào loại tiền đình khác nhau thì sẽ có những triệu chứng khác nhau, cụ thể như:

Hội chứng tiền đình ngoại vi

  • Thường xuyên chóng mặt, có cảm giác các vật quay xung quanh. Triệu chứng trầm trọng hơn khi đứng lên, ngồi xuống một cách đột ngột.
  • Thị giác bị ảnh hưởng: Hoa mắt, chóng mặt, thị lực suy giảm đáng kể, nhãn cầu rung giật.
  • Ù tai, nếu không phát hiện kịp thời có thể biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nghe nhận thông tin.
  • Hay có triệu chứng buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, khó tập trung trong học tập, làm việc.
  • Xuất hiện các triệu chứng của hạ huyết áp.

Rối loạn tiền đình trung ương

  • Cảm giác chóng mặt dữ dội, lúc nào cũng thấy bồng bệnh như ở trên sóng.
  • Có các triệu chứng ù tai, khả năng nghe bị giảm rõ rệt.
  • Nhãn cầu bị rung giật nhãn nhiều hướng.
  • Rất khó để người bệnh đứng thẳng lên và đi. Thường sẽ đi theo hình zíc zắc và dáng người giống say rượu.
  • Phát âm không được tròn vành rõ chữ.

Theo các bác sĩ đang trực tiếp giảng dạy tại trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ tùy vào mức độ của từng người bệnh mà có triệu chứng nhận biết khác nhau, để không gây ra các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thì ngay khi có dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay các cơ sở y tế thăm khám và chẩn đoán điều trị phù hợp.

roi-loan-tien-dinh
Các triệu chứng của rối loạn tiền đình

Các kỹ thuật để chẩn đoán rối loạn tiền đình

Khi đến các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người dùng một số các kỹ thuật để đưa  ra chẩn đoán chính xác về mức độ rối loạn tiền đình như:

  • Xét nghiệm điện: Với kỹ thuật này sẽ sử dụng điện cực nhỏ đặt lên các vị trí xung quanh mắt nhằm đo được chuyển động của mắt từ đó đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình và các vấn đề về thần kinh.
  • Xét nghiệm xoay vòng: Xét nghiệm này để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Trong khi thực hiện xét nghiệm này cần sử dụng kính video hoặc các điện cực để kiểm soát tốt chuyển động của mắt khi đầu dư chuyển.
  • Đo âm ốc tai: Xét nghiệm âm ốc tai được đo bằng cách đặt một loa nhỏ đặt vào trong ống tai đáp ứng các tế bào này với hàng loạt các tế bào này với một loạt các kích thích âm thanh.
  • Chụp cộng hưởng từ: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại và cho kết quả chính xác. Kết quả của chụp cộng hưởng từ có thể giúp phát hiện khối u, tai biến hoặc các bất thường khác do triệu chứng mất thăng bằng gây ra.

Những phương pháp giúp điều trị rối loạn tiền đình

Căn cứ vào tình trạng bệnh lý và thể trạng sức khỏe mà bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh phương pháp điều trị phù hợp, cụ thể như:

  • Thực hiện các bài tập chức năng: Các bài tập kết hợp các bộ phận như đầu, cơ thể và mắt nhằm rèn luyện bộ não từ đó nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình.
  • Vận động, tập thể dục: Thường xuyên thực hiện các động tác phù hợp với thể trạng người bệnh để cải thiện nhanh chóng chức năng tiền đình. Không chỉ vậy mà trong quá trình luyện tập thể dục, thể thao sẽ cải thiện được tuần hoàn não và giảm bớt căng thẳng.
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng, tránh uống rượu, bia, thuốc lá. Bổ sung đủ lượng nước cần thiết, đồng thời ăn nhiều rau xanh và hoa quả để bổ sung vitamin cho cơ thể.
  • Sử dụng thuốc trong điều trị: Bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với giai đoạn mà người bệnh đang mắc phải. Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ theo đúng  chỉ định của bác sĩ để không  ảnh hưởng đến hiệu quả sau quá trình điều trị.
  • Phẫu thuật: Khi các  phương pháp ở trên không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng phương pháp  phẫu thuật.

Các triệu chứng của rối loạn tiền đình sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến  cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Cho nên tốt nhất thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường về sức khỏe thì nên đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.