Động kinh là tình trạng rối loạn của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của não bị thay đổi, gây ra các triệu chứng co giật hoặc thời gian hành vi và có cảm giác bất thường hoặc nghiêm trọng hơn có thể bị mất ý thức trong thời gian ngắn.
Nguyên nhân dẫn đến các cơn động kinh
Theo các chuyên gia nghiên cứu thì hơn một nửa các trường hợp mắc bệnh động kinh sẽ không tìm ra nguyên nhân và những trường hợp còn lại có thể do mắc một số nguyên nhân như di truyền, chấn thương sọ não hoặc các bệnh lý nguy hiểm về não, các căn bệnh truyền nhiễm.
Động kinh hiện nay là căn bệnh phổ biến với nhiều các nguyên nhân gây bệnh đa dạng như:
Do chấn thương não bộ gây ra
Trong cơ thể người não bộ là một trong bộ phận quan trọng. Nếu não bộ bị chấn thương nghiêm trọng có thể dẫn đến các triệu chứng của động kinh.
Trong trường hợp những trẻ sơ sinh trước đó khi mẹ bầu mang thai đã gặp phải tình trạng thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng hoặc có các tổn thương về não bộ khi mẹ bị nhiễm trùng.
Mắc các bệnh lý về não
Do bạn mắc các bệnh lý về não hoặc xuất hiện khối u chèn ép các dây thần kinh hoặc khi bạn bị đột quỵ thì đều có thể dẫn tới bệnh động kinh. Đột quỵ là nguyên nhân chính gây động kinh ở người lớn trên 35 tuổi.
Mắc các bệnh lý về truyền nhiễm
Khi cơ thể mắc bệnh như viêm màng não, HIV/AIDS và viêm não virus, có thể gây ra bệnh động kinh.
Di truyền
Có một số loại động kinh của di truyền nhưng hầu hết các trường hợp gen chỉ là một phần của nguyên nhân gây ra động kinh.
- Bên cạnh đó các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh như:
- Độ tuổi: Thông thường bệnh động kinh sẽ xảy ra nhiều hơn ở trẻ em và người lớn tuổi, mặc dù tất cả các lứa tuổi đều có thể mắc bệnh này.
- Tiền sử gia đình đã từng có người mắc bệnh động kinh, từ đó bạn cũng sẽ dễ bị mắc chứng co giật của động kinh.
- Mắc các chấn thương sọ não làm tổn thương sọ và làm tăng nguy cơ mắc bệnh động kinh.
- Trước đó người bệnh đã từng bị đột quỵ, mắc bệnh mạch máu khác gây tổn thương não.
- Trẻ bị co giật do sốt cao kéo dài, các bệnh khác liên quan đến động kinh.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh động kinh, nếu người bệnh thắc mắc có thể liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
>> Tìm hiểu: Các thông tin tuyển sinh trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn để có thêm nhiều những thông tin về ngành Y Dược.
Những triệu chứng nhận biết của bệnh động kinh
Tùy vào tình trạng và mức độ phát triển của từng người mà sẽ có các triệu chứng nhận biết khác nhau. Bệnh được chia thành 2 loại là động kinh khu trú và động kinh toàn thể. Mỗi loại sẽ có dấu hiệu nhận biết không giống nhau, cụ thể như:
- Động kinh khu trú sẽ xuất hiện các cơn động kinh do một phần của não bộ gây ra. Trường hợp mắc bệnh động kinh khu trú có các biểu hiện như:
Người bệnh không bị mất ý thức khi các cơn động kinh xuất hiện mà chỉ bị thay đổi về cách nhìn, cảm nhận về không gian, sự vật xung quanh. Xảy ra tình trạng co thắt ở các chi hoặc bộ phận khác nhau trên cơ thể.
Có những trường hợp sẽ dẫn đến mất ý thức khi xảy ra bệnh đi kèm các biểu hiện nhìn chằm chằm vào không gian hoặc động tác lập đi lập lại như nhai, đi xoay vòng…
- Bệnh động kinh toàn thể là tình trạng xảy các các cơn động kinh ở toàn bộ các vùng của não bộ. Thể bệnh này sẽ có các triệu chứng như bị co giật liên tục hoặc trở nên co cứng. Các bộ phận tay chân bị giật hoặc khó kiểm soát được các hoạt động. Nghiêm trọng hơn có thể bị ngất hoặc mất đi ý thức trong một thời gian ngắn.
Ngoài ra thì người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế ngay lập tức khi nhận thấy có các triệu chứng như:
- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.
- Việc hô hấp hoặc ý thức của người bệnh không được phục hồi.
- Các cơn co giật lần thứ 2 sẽ đến ngay sau cơn co giật thứ nhất xảy ra.
- Nhiệt độ cơ thể tăngcao.
- Cơ thể kiệt sức do nắng nóng.
- Người bệnh có tiền sử bị bệnh tiểu đường.
- Phụ nữ đang trong quá trình mang thai.
- Trong quá trình co giật bị thương.
Danh mục về tác dụng phụ ở trên chưa được đầy đủ, nếu có thắc mắc vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bệnh động kinh nguy hiểm như thế nào?
Bệnh động kinh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời nhanh chóng thì có thể gặp phải các biến chứng gây đe dọa đến tính mạng con người. Cụ thể một số các biến chứng có thể gặp phải như:
Đối với trẻ sơ sinh có thể mắc phải nguy cơ ngạt chu sinh, nhiễm trùng hệ thần kinh, dị tật bẩm sinh hoặc xuất huyết não, rối loạn chuyển hóa.
Trẻ nhỏ dễ mắc các nguy cơ di chứng tổn thương não.
Khi những người trưởng thành mắc động kinh có thể sẽ gặp nguy hiểm vì có thể lên cơn co giật khi đang lái xe hoặc trong thời gian điều khiển, vận hành các loại máy móc…
Phụ nữ, người cao tuổi bị động kinh sẽ gây ra các ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt, công việc và thậm chí là thiên chức làm mẹ,
Gây ra các áp lực lớn về tâm lý cho người bệnh từ đó có thái độ tiêu cực luôn cảm thấy tự ti, khó hòa nhập với cộng đồng.
Các phương pháp điều trị bệnh động kinh
Động kinh là một căn bệnh điều trị cần rất nhiều về thời gian và công sức, cho nên người bệnh cần kiên trì và tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, dược sĩ.
Trong một vài trường hợp bệnh động kinh có thể chữa khỏi sau khi điều trị phẫu thuật hoặc điều trị thuốc. Cùng tìm hiểu cụ thể các phương pháp điều trị bệnh như:
Phương pháp điều trị bằng thuốc
Ban đầu khi mới tiến hành điều trị bệnh động kinh thì sẽ dùng thuốc trong điều trị. Tác dụng của các loại thuốc sẽ giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng co giật.
Có nhiều loại thuốc sẽ được dùng kết hợp với nhau, tuy nhiên cần sử dụng đúng theo chỉ định liều dùng, thời gian của bác sĩ.
Duy trì việc dùng thuốc ngay cả khi các triệu chứng đã được cải thiện để hạn chế tình trạng tái phát bệnh.
Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần lưu ý vì có thể gặp các tác dụng phụ như chóng mặt, mệt mỏi, tăng cân, trầm cảm, viêm một số cơ quan,...
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Khi việc dùng thuốc điều trị động kinh không mang lại hiệu quả cao thì căn cứ vào tình trạng bệnh mà sẽ đưa ra chỉ định phẫu thuật.
Sau khi hoàn tất quá trình thăm khám, kiểm tra xem bệnh nhân có thể đáp ứng được đầy đủ tiêu chuẩn phẫu thuật và xác định những vị trí bị tổn thương của người bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật.
Để ngăn ngừa sau phẫu thuật thì người bệnh vẫn cần dùng đến một số các loại thuốc nhằm ngăn ngừa co giật tuy nhiên sẽ ít thuốc hơn phương pháp điều trị nội khoa.
Phẫu thuật để điều trị bệnh động kinh, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ phần não gây ra cơn động kinh. Mặc dù vậy một số trường hợp hiếm gặp sẽ gây ra các biến chứng như sự thay đổi vĩnh viễn các khả năng nhận thức.
Trên đây là một số thông tin về bệnh động kinh chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn đã có thêm thông tin hữu ích về căn bệnh này. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé cùng chuyên mục này để cập nhật các bài viết hữu ích về bệnh lý khác nhé!