Triệu chứng theo các giai đoạn
Trước hết, bạn cần hiểu rõ HIV là gì. Đó là căn bệnh do nhiễm HIV (Human Immunodeficiency Virut), gây ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch). Khi đó, sức đề kháng của cơ thể yếu dần đi và dễn bị ký sinh trùng, virut hay vi trùng tấn công và người mắc HIV dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh ung thư. HIV ADIS thực sự gây nguy hại tới sức khỏe con người.
HIV gây nguy hại cho sức khỏe con người
Khi bị nhiễm virut HIV, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn với dấu hiệu nhiễm HIV khác nhau ở mỗi giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (nhiễm trùng cấp tính): Đây là giai đoạn đầu tiên, còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vào 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virut HIV. Ở giai đoạn này, người bệnh có một vài biểu hiện để nhận biết đó là tình trạng bất thường của cơ thể như:
- Mệt mỏi
- Đau nhức người, cơ bắp, đau các khớp
- Đau đầu, đau họng
- Sưng hạch bạch huyết
- Buồn nôn, sốt, tiêu chảy
- Ho khan, viêm phổi
- Sút cân không rõ nguyên nhân
- Phát ban đỏ ở da
- Bị mụn rộp/herpes sinh dục
- Ngứa ran bàn chân
- Bị nấm, tưa miệng hay nhiễm trùng
- Ra mồ hôi ban đêm khi ngủ
- Móng tay, móng chân thay đổi bất thường
- Phụ nữ có kinh nguyệt không đều
- Khó tập trung, đầu óc lẫn lộn
Đó là một số triệu chứng chứng tỏ bạn có thể bị phơi nhiễm HIV. Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc với niêm mạc hoặc da của người không bị bệnh với mô, máu hay dịch cơ thể của người mắc HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.
- Giai đoạn 2: Ở giai đoạn này, các triệu chứng HIV hầu như không có. Giai đoạn này thường kéo dài, có khi nhiều năm. Khi nhiễm bệnh tới giai đoạn 2, người bệnh khó phát hiện bệnh.
- Giai đoạn 3 (nhiễm trùng cơ hội): Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh chuyển sang AIDS với nhiều dấu hiệu HIV: suy giảm miễn dịch nặng, các bệnh nhiễm trùng cơ hội,…
Các triệu chứng chứng tỏ bạn nhiễm HIV
Xem thêm: Tổng hợp những nguyên nhân lây nhiễm HIV
Cách nhận biết HIV
Một số hành vi có nguy cơ khiến bạn phơi nhiễm HIV đó là:
- Bị kim đâm khi làm thủ thuật y tế tuyên tuyền hay khi lấy máu làm xét nghiệm;
- Bị dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào tạo vết thương chảy máu;
- Bị tổn thương qua da do chất dịch hay các ống đựng máu của người bệnh bị vỡ đâm vào;
- Chất dịch hoặc máu của người có HIV bắn vào vùng da tổn thương hay vào niêm mạc (mắt, mũi, họng);
- Quan hệ tình dục với người có HIV
Bạn có thể nhận biết mình có bị nhiễm HIV hay không với một số dấu hiệu HIV theo từng giai đoạn như trên, nhất là giai đoạn 1 (trong khoảng 3 tháng đầu tiên). Tuy nhiên, cách chính xác nhất để bạn biết mình có bị nhiễm HIV hay không đó là tiến hành xét nghiệm HIV. Các dấu hiệu nhận biết là một phần để bạn xác định mình có nhiễm HIV hay không, nhưng để có kết quả chính xác thì cách duy nhất đó là bạn cần đi xét nghiệm. Khi thực hiện các xét nghiệm HIV, kết quả trả về sẽ là âm tính hoặc dương tính. Vậy âm tính là như thế nào, và dương tính là gì?
Âm tính là gì?
Khi kết quả trả về là âm tính (Negative), điều này có nghĩa là bạn không bị nhiễm bệnh. Sau khi tiến hành xét nghiệm HIV, kết quả âm tính cho biết đến 99,999% bạn không mắc HIV. Tức là khả năng bạn nhiễm virut HIV là cực kì nhỏ, chỉ gặp 1 trên mười ngàn trường hợp xét nghiệm không phản ánh đúng tình trạng cơ thể bạn.
Trong một số ít trường hợp kết quả âm tính không đúng thực tế (âm tính giả), nghĩa là bạn đã mắc HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại cho thấy bạn không nhiễm virut HIV. Trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra bởi trong giai đoạn cửa sổ, cơ thể bạn đã có virut HIV nhưng cơ thể bạn lại chưa kịp tạo ra kháng nguyên chống lại virut HIV, do đó khi xét nghiệm cho kết quả âm tính.
Nếu chưa thực sự yên tâm với kết quả âm tính, bạn hoàn toàn có thể tiến hành tái kiểm tra, tái xét nghiệm trong thời gian sau đó để khẳng định chắc chắn kết quả.
Dương tính là gì?
Với kết quả xét nghiệm dương tính (Postisive), điều này phản ánh rằng bạn đã nhiễm một căn bệnh nào đó. Sau khi xét nghiệm HIV, kết quả dương tính nghĩa là có khả năng rất cao bạn đã nhiễm HIV.
Tương tự như kết quả âm tính, trong một số ít trường hợp bạn có thể gặp kết quả cho ra là dương tính giả. Điều này có nghĩa là bạn không mắc HIV nhưng kết quả xét nghiệm lại là dương tính với HIV. Nguyên nhân đến từ việc nhầm lẫn trong quá trình xét nghiệm, do bạn đang mắc các bệnh như xơ gan, suy gan, lao, viêm gan,….hoặc dùng một số loại thuốc làm ảnh hưởng tới khả năng nhận diện kháng thể khi xét nghiệm. Để có kết quả hoàn toàn chính xác thì bạn có thể tái xét nghiệm HIV một thời gian sau đó.
Có nhiều biện pháp xét nghiệm HIV khác nhau, và việc lựa chọn biện pháp nào hay cơ sở để tiến hành xét nghiệm cũng rất quan trọng trong việc khẳng định kết quả của bạn có chính xác hay không. Bạn nên chọn địa điểm uy tín cũng như biện pháp phù hợp nhằm có kết quả đúng đắn nhất để có phương pháp điều trị hiệu quả cho mình.
HIV là căn bệnh tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe con người. Nhận biết sớm và chính xác căn bệnh này giúp bạn có phương pháp điều trị hiệu quả nhất.
Cao đẳng kĩ thuật xét nghiệm Y học tổng hợp