Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung và cách điều trị hiệu quả

Cập nhật: 29/11/2021 05:28 | Trần Thị Mai

Mang thai ngoài tử cung là trường hợp thai không làm tổ trong buồng tử cung. Thai có thể làm tổ ở nhiều vị trí khác nhau như ở vòi trứng, buồng trứng tại cổ tử cung, trong ổ bụng hoặc ngoài ổ phúc mạc. Hầu hết các trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra ở vòi trứng, chiếm đến 95%. Bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh mang thai ngoài tử cung.  

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung và cách điều trị hiệu quả

Nguyên nhân gây ra thai ngoài tử cung

Trong quá trình mang thai thì việc thụ tinh sẽ diễn ra bên trong ống dẫn trứng, tiếp đến trứng đã thụ tinh lại làm tổ bên trong niêm mạc tử cung. Phôi thai phát triển thành thai nhi và sẽ ở lại bên trong tử cung cho đến khi sinh.

Các trường hợp mang thai ngoài tử cung thì phôi thai sẽ không thể sống sót và phát triển một cách bình thường và dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung, phổ biến nhất là do những bất thường ở vòi trứng, cụ thể:

Bị mắc viêm vòi trứng do nạo phá thai nhiều lần hoặc viêm nhiễm phụ khoa,vùng chậu.

Hẹp vòi trứng sau khi tạo hình vòi trứng.

Có nhiều nhu động bất thường dẫn đến vòi trứng bị co thắt.

Xuất hiện khối u trong lòng vòi trứng hoặc khối u ngoài vòi trứng đè lên làm hẹp vòi trứng.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thai ngoài tử cung như:

  • Do độ tuổi lớn: Khi phụ nữ càng lớn tuổi thì sẽ có nguy cơ cao mắc tình trạng chửa ngoài tử cung.
  • Tiền sử mắc bệnh hoặc đã từng một lần mang thai ngoài tử cung thì  sẽ có nguy cơ gặp lại tình trạng này trong khoảng 10%.
  • Phụ nữ mắc viêm hoặc nhiễm trùng ống dẫn trứng, tử cung hoặc buồng trứng, tử cung hoặc buồng trứng.
  • Mắc các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục như bệnh lậu, chlamydia…
  • Thường xuyên hút thuốc lá.
  • Đang trong quá trình điều trị vô sinh phải sử dụng thuốc kích thích rụng trứng trong quá trình điều trị vô sinh.
  • Mắc các bất thường ở ống dẫn trứng.
  • Đã từng phẫu thuật ở vùng chậu.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc dụng cụ, đặt vòng tránh thai.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc tình trạng thai ngoài tử cung khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết mang thai ngoài tử cung

Tương tự với các triệu chứng của những người mang thai bình thường thì khi mang thai ngoài tử cung cũng xuất hiện các triệu chứng như chậm kinh, tức ngực, buồn nôn, đau bụng..

Nhưng khi chửa ngoài tử cung thì có thể gặp các biểu hiện bất thường khác như:

  • Ra máu âm đạo bất thường: Sau khi có dấu hiệu chậm kinh thử thai đã có thai nhưng vẫn xuất hiện một chút hồng dính ở quần lót và hiện tượng máu kéo dài và có màu đỏ thẫm. Đa phần các phụ nữ chửa ngoài tử cùng đều có dấu hiệu ra máu bất thường ở âm đạo.
  • Đau bụng: Đây là một trong những dấu hiệu thường thấy khi mang thai. Tuy nhiên khi mang thai ngoài tử cung thì sẽ có hiện tượng đau bụng kéo dài, khó chịu, âm ỉ… Có những trường hợp đau bụng kèm theo chảy máu âm đạo và theo thời gian túi thai ngoài tử cung phát triển mà mức độ đau bụng sẽ tăng lên.
  • Trong trường hợp túi thai bị vỡ thì bạn có cảm giác đau bụng dữ dội, cơn đau quặn thắt trong suốt một thời gian dài kèm theo chân tay, bủn rủn, chóng mặt, khó thở, hoa mắt hoặc có thể bị ngất xỉu.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường thì bạn nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, xét nghiệm máu và điều trị kịp thời hạn chế biến chứng túi thai bị vỡ tràn ổ bụng gây ra nguy hiểm cho sức khỏe thai nhi và sản phụ.

thai-ngoai-tu-cung
Mẹ bầu nên đi khám sức khỏe thường xuyên để có sức khỏe ổn định

Bị thai ngoài tử cung có nguy hiểm không?

Nếu mang thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cụ thể như:

Bị chảy máu trong: Khi khối thai ngoài tử cung nếu bị vỡ sẽ khiến cho thai phụ bị chảy máu ồ ạt dẫn đến vô cùng nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng thai phụ.

Bị tổn thương ống dẫn trứng: Khi bị tổn thương ống dẫn trứng sẽ làm gia tăng nguy cơ tái phát tình trạng mang thai ngoài tử cung cho những lần sau.

Ảnh hưởng đến tâm lý: Khi bị mất thai cộng với sự lo lắng cho những lần mang thai tiếp theo, sản phụ sẽ dễ bị rơi vào tình trạng trầm cảm, stress kéo dài.

Thai ngoài tử cung có thể có con không? Bạn hoàn toàn có thể  mang thai và có con được nếu tình trạng thai ngoài tử cung và đã được điều trị duest điểm trước đó. Tuy nhiên cần đảm bảo rằng trước đó đã điều trị triệt để nguyên nhân gây ra bệnh trước đó  và cơ quan sinh dục luôn được vệ sinh và an toàn trong những lần mang thai tiếp theo.

Điều trị thai ngoài tử cung như thế nào?

Khi mắc thai ngoài tử cung thì không thể phát triển bình thường, không thể sinh ra thì nên đưa khối thai trở lại về tử cung nên cần được loại bỏ, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng thai phụ.

Một số các phương pháp điều trị thai ngoài tử cung như:

Điều trị bằng thuốc

Trường hợp thai ngoài tử cung có kích thước bé, chưa bị vỡ và phát hiện sớm thì sẽ được chỉ định điều trị bằng thuốc.

Methotrexate là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị thai ngoài tử cung nhằm có tác dụng ngăn chặn sự phân chia và phát triển  của tế bào và làm cho khối thai tự tiêu biến sau 4 - 6 tuần điều trị. Loại thuốc này sẽ dùng theo đường tiêm và khi tiêm cho sản phụ xong sẽ cần theo dõi và tiến hành xét nghệm HCG.

Tuy nhiên khi điều trị bằng thuốc thì sản phụ có thể gặp phải các tác dụng phụ như mệt mỏi, chán nản, buồn nôn, rụng tóc, tiêu chảy, giảm các vấn đề về thị lực…

Điều trị phẫu thuật

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định điều  trị nội soi hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối thai ngoài tử cung.

  • Phẫu thuật nội soi

Trường hợp khối thai có kích thước lớn nhưng chưa bị vỡ. Hiện này có hai dạng phẫu thuật nội soi được áp dụng phổ biến là phẫu thuật mở thông vòi trứng và phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng.

Trong phẫu thuật mở thông vòi trứng, khối thai ngoài tử cung sẽ được loại bỏ, vòi dẫn trứng vẫn được bảo tồn. Còn trong phẫu thuật cắt bỏ vòi trứng, cả khối thai lẫn vòi trứng đều được loại bỏ.

Ngay cả khi cắt bỏ ống dẫn trứng thì phụ nữ vẫn có thể mang thai, tuy nhiên khi cả hai vòi trứng đều bị cắt bỏ thì có thể thay thế bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

  • Phẫu thuật mở bụng

Trường hợp thai ngoài tử cung phát triển lớn và bị vỡ dẫn đến xuất huyết trong nghiêm trọng thì cần tiến hành phẫu thuật mở bụng điều trị. Khi này ống dẫn trứng cũng đã bị hư hỏng nên cần được loại bỏ.

Hy vọng bài viết ở trên được Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ ở trên giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh thai ngoài tử cung, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.