Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Đau cổ vai gáy có nguy hiểm không? Dùng thuốc nào để điều trị bệnh?

Cập nhật: 11/10/2022 08:26 | Trần Thị Mai

Đau cổ vai gáy sẽ làm hạn chế đến vận động khi quay cổ hoặc quay đầu làm cho người bệnh mệt mỏi và khó chịu. Vậy dấu hiệu của bệnh đau cổ vai gáy như thế nào? Phương pháp điều trị bệnh ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn thông tin về bệnh.  

Đau cổ vai gáy có nguy hiểm không? Dùng thuốc nào để điều trị bệnh?

Nguyên nhân gây ra đau cổ vai gáy

Đau cổ vai gáy là tình trạng cơ của vùng vai gáy bị co cứng gây ra đau. Thời gian đầu khi mới mắc bệnh chỉ bị đau mỏi nhẹ, tuy nhiên kéo dài trong suốt một thời gian mức độ càng nghiêm trọng hơn.

Bệnh có thể xuất hiện bất ngờ, ngay sau khi ngủ dậy người bệnh cũng có thể bị đau vùng cổ vai gáy hoặc khi vận động vùng cổ thấy khó khăn.

Căn cứ theo diễn biến của bệnh mà chia ra thành 2 loại đau cổ vai gáy như:

  • Đau cổ vai gáy cấp tính: Bệnh xảy ra do người bệnh ngủ không đúng tư thế làm cho cơ bị căng giãn quá mức gây ra đau cổ vai gáy nhưng bệnh có thể biến mất sau một thời gian và ít gây ra ảnh hưởng đến người bệnh.
  • Đau cổ vai gáy mạn tính: Bệnh sẽ diễn ra trong thời gian dài và kèm theo nhiều triệu chứng khác và cảm giác đau lan sang các vị trí như cánh tay… Mắc tình trạng bệnh này thì cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị đúng cách.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau cổ vai gáy, cụ thể như:

Do tập luyện quá sức: Việc tập luyện sai kỹ thuật hoặc quá sức sẽ gây ra cho bạn đau mỏi vai gáy hoặc trước khi tập thể dục bạn không khởi động kỹ cũng sẽ gây ra tình trạng này.

Sai tư thế: Khi ngồi cong lưng trong suốt thời gian dài hoặc thường xuyên ngủ gục xuống bàn… khiến cho các mạch máu bị lưu thông chậm do chèn ép.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đủ để cung cấp cho các hoạt động của cơ thể vì thiếu vitamin, khoáng chất, canxi khiến cho dây thần kinh ngoại vi hoạt động yếu và gây ra tê bì vùng vai gáy.

Đặc trưng của công việc khi bạn ngồi hoặc đứng để làm việc trong thời gian dài khiến cho không đủ máu để nuôi dưỡng vùng cổ, bả vai dễ bị đau mỏi.

Do mắc phải các chấn thương như tổn thương dây chằng, đốt sống kéo theo đó là tình trạng đau cổ vai gáy.

Cơ thể bị nhiễm lạnh làm cho dây thần kinh bị tổn thương và kéo dài trong suốt một thời gian sẽ dẫn đến tình trạng đau mỏi vai gáy.

Tuổi tác: Càng lớn tuổi thì cơ thể càng lão hóa nhanh hơn nên tỉ lệ người cao tuổi mắc bệnh đau cổ vai gáy nhiều hơn.

Bên cạnh đó có rất nhiều các bệnh lý gây ra tình trạng đau cổ vai gáy như thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn chức năng thần kinh, vôi hóa cột sống, viêm bao khớp vai, rối loạn khớp bả vai lồng ngực…

Ngoài ra sẽ còn rất nhiều các nguyên nhân khác gây ra bệnh đau vùng cổ vai gáy mà chưa được liệt kê ở trên. Nên người bệnh có thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp với các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Các triệu chứng nhận biết bệnh đau cổ vai gáy

Hầu hết các cơn đau cổ vai gáy sẽ diễn ra vào buổi sáng sớm khi thực dậy và triệu chứng giảm dần trong ngày hoặc khi thời tiết có sự thay đổi sẽ làm gia tăng các dấu hiệu của bệnh. Cụ thể những triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy như:

  • Sau khi ngủ dậy, làm việc nặng, ngồi quá lâu một tư thế khi làm việc xuất hiện cơn đau cổ vai gáy.
  • Mức độ đau gia tăng khi người bệnh ngồi lâu, vận động, ho, đứng quá lâu hoặc do thời tiết thay đổi.
  • Cơn đau sẽ được giảm xuống nếu người bệnh nghỉ ngơi.
  • Cảm giác đau từ bả vai có thể lan dần xuống cánh tay.
  • Luôn có cảm giác mệt mỏi, vận động bị cản trở.
  • Cánh tay bị tê cứng.
  • Khi ngủ nghiêng một bên gây ra đau.
  • Người bệnh có các triệu chứng như hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, ù tai…

Danh mục về các triệu chứng của bệnh đau vai gáy ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó người bệnh không được chủ quan nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khi có những dấu hiệu bất thường.

Bệnh đau cổ vai gáy có nguy hiểm không? Người bệnh nếu có các triệu chứng dưới đây cần đi khám ngay để được điều trị đúng cách, hạn chế đến mức tối đa các biến chứng nguy hiểm, cụ thể như:

  • Sau khi người bệnh bị các chấn thương đột ngột, tổn thương các cơ hay dây chằng kèm theo triệu chứng đau cổ vai gáy nghiêm trọng thì cần được can thiệp y tế sớm.
  • Các cơn đau cổ vai gáy kéo dài trong suốt một thời gian khoảng trên 1 tuần.
  • Mức độ đau gia tăng và ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi cũng vẫn bị đau.
  • Bên cạnh các triệu chứng đau cổ vai gáy thì còn kèm theo triệu chứng buồn nôn, khó thở, ù tai, chóng mặt….
dau-co-vai-gay
Bác sĩ sẽ điều trị phương pháp phù hợp cho người mắc bệnh đau cổ vai gáy

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh đau cổ vai gáy

Khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của bệnh đau cổ vai gáy thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như:

  • Chụp X-quang: Nhằm thấy được khe hẹp ở giữa hai đốt sống, có khối u xuất hiện…
  • Chụp CT: Tìm ra sự bất thường của hình ảnh cắt ngang chi tiết bên trong của vùng vai gáy. 
  • Chụp cộng hưởng từ: Kỹ thuật hiện đại này sẽ cho thấy các yếu tố liên quan đến tủy sống, dây thần kinh, dây chằng
  • Chụp tủy sống: Kỹ thuật này có thể dùng để thay thế cho kỹ thuật chụp cộng hưởng từ.

Căn cứ vào kết quả của những kỹ thuật chẩn đoán bệnh mà bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh.

Hiện nay người mắc bệnh đau cổ vai gáy thường sử dụng những phương pháp điều trị bệnh như:

Thực hiện giảm đau tại nhà: Phương pháp này giúp giảm đi sưng và cứng cổ. Sử dụng túi chườm gel lạnh hoặc đá lạnh bọc trong khăn sạch, mềm và chườm lên vùng vai gáy trong 3 ngày đầu tiên ngay khi xuất hiện cơn đau cổ vai gáy. Chườm trong khoảng 20 phút và duy trì 5 lần/ ngày. Ngoài ra người bệnh có thể dùng chườm ấm lên vị trí bị đau để cơ được thư giãn và tăng khả năng lưu thông máu.

Sử dụng thuốc trong điều trị: trường hợp người bệnh bị đau cổ vai gáy trong suốt thời gian dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì sẽ được chỉ định dùng:  thuốc Paracetamol, aspirin, thuốc kháng viêm không Steroid, thuốc giãn cơ, miếng dán Salonpas… Tuy nhiên người bệnh cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa và để hạn chế tác dụng phụ có thể xảy ra.

Phẫu thuật: Việc sử dụng thuốc không đem lại hiệu quả trong điều trị thì người bệnh sẽ được chỉ định phẫu thuật. Sau thời gian phẫu thuật người bệnh cũng cần chăm sóc sức khỏe tốt để không mắc bệnh lần nữa.

Ngoài ra còn có phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh cột sống… tuy nhiên tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về bệnh đau cổ vai gáy được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.