Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ nguy hiểm

Cập nhật: 26/05/2021 17:44 | Trần Thị Mai

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính là nguyên nhân cướp đi sinh mạng của rất nhiều người bệnh. Chính vì vậy mà bạn đọc cần nắm được thông tin về bệnh và từ đó phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh, có phương pháp điều trị kịp thời. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bệnh.  

Các phương pháp điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ nguy hiểm

Nguyên nhân gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh tim thiếu máu cục bộ hay còn gọi là bệnh động mạch vành, bệnh suy vành, bệnh mạch vành tim xảy ra khi động mạch vành bị hẹp đi, điều này làm hạn chế khả năng cung cấp máu, oxy và các chất dinh dưỡng cho tim từ đó gây tổn thương một phần cơ tim.

Trong trường hợp thiếu máu cơ tim cục bộ kéo dài sẽ khiến cho các mô tim bị chết đi do không được cung cấp máu.

Có rất nhiều các nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là:

  • Bệnh động mạch vành là nguyên nhân thường gặp trong thiếu máu cơ tim cục bộ. Do sự tích tụ các chất béo, cholesterok trong lòng mạch vành tạo ra những mảng xơ vữa dẫn đến cản trở sự lưu thông của máu. Các mảng bám lớn dần lên, nứt vỡ ra và hình thành cục máu đông gây bít tắc động mạch.
  • Hút thuốc lá thường xuyên hoặc căng thẳng trong thời gian dài sẽ là nguyên nhân làm gián đoạn dòng máu chảy về tim tạm thời.
  • Chế độ dinh dưỡng thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo cũng sẽ dẫn đến sự tích tụ mảng bám.
  • Cholesterol trong máu cao trở thành mảng xơ vữa và gây tắc nghẽn lưu thông máu đến các cơ quan khác và đặc biệt là tim.
  • Người càng lớn tuổi thì tim, mạch máu cần làm việc nhiều hơn để bơm, nhận máu. Do đó động mạch dần suy yếu, kém đàn hồi hơn trước và dễ tích tụ các mảng bám.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ  như:

  • Do hoạt động gắng sức.
  • Thường xuyên ăn quá no.
  • Có tiền sử mắc đái tháo đường.
  • Huyết áp cao.
  • Trọng lượng cơ thể quá lớn.
  • Người lười tập thể dục thể thao, ít vận động.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra tình trạng bệnh tim thiếu máu cục bộ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn thắc mắc có thể liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tim thiếu máu cục bộ

Có những trường hợp người bệnh mắc thiếu máu cơ tim cục bộ mà không xảy ra bất cứ triệu chứng nhận biết bệnh nào. Đây chính là thiếu máu cục bộ thầm lặng.

Triệu chứng điển hình của bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ là người bệnh thường cảm thấy có áp lực hoặc đau trong lồng ngực, đặc biệt là ở phía bên trái cơ thể xuất hiện cơn đau thắt ngực.

Bên cạnh đó ở các đối tượng dễ mắc bệnh như phụ nữ, người lớn tuổi, người mắc bệnh đái tháo đường thường có các triệu chứng như:

  • Cổ hoặc hàm bị đau.
  • Vai, cánh tay đều xuất hiện cơn đau.
  • Rối loạn nhịp tim, nhịp tim đập nhanh.
  • Trong quá trình hoạt động thể chất sẽ bị thở nông.
  • Rối loạn tiêu hóa kèm theo các triệu chứng như đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn, nôn mửa…
  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi.
  • Có triệu chứng chóng mặt, choáng váng.

Người bệnh có các cơn đau ngực nghiêm  trọng kéo dài hoặc chưa thuyên giảm thì ngay lập tức liên hệ với bác sĩ chuyên khoa hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được cứu chữa kịp thời.

benh-tim-thieu-mau-cuc-bo
Nên thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ 

Bệnh Thiếu máu cơ tim cục bộ có nguy hiểm không?

Nếu mắc bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ mà không được điều trị nhanh chóng, kịp thờ có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Ngực bị đau thắt dữ dội: do động mạch vành bị tắc nghẽn hoàn toàn, lúc này máu và oxy sẽ không thể cung cấp đến cơ tim dẫn đến cơn đau tim nghiêm trọng và phá hủy đi một phần cơ tim. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong.
  • Loạn nhịp tim: nhịp tim có sự thay đổi bất thường kéo dài sẽ dẫn đến suy tim và đe dọa đến tính mạng.
  • Suy tim: xuất hiện các đợt thiếu máu cơ tim tái phát nhiều lần khiến cho suy tim.
  • Để hạn chế các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra thì ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường của cơ thể thì nên đến thăm khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa để có liệu trình điều trị đúng cách.

Các phương pháp điều trị bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ

Tùy thuộc vào mức độ của từng người bệnh, thể trạng mà bác sĩ sẽ căn cứ và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Mục tiêu của việc điều trị là giúp cải thiện lưu lượng máu đến cơ tim. Hiện nay có nhiều phương pháp được dùng trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ như:

Điều trị bằng phương pháp nội khoa

Sử dụng thuốc trong điều trị bệnh, đối với phương pháp này người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ để hạn chế tác dụng phụ xảy ra. Một số loại thuốc được kê đơn trong điều trị thiếu máu cơ tim cục bộ như:

  • Các thuốc có gốc nitrat: Thuốc này có tác dụng làm giãn mạch, giúp động mạch nở rộng, cải thiện lưu lượng máu đến và đi khỏi tim. Nhờ vậy, tim sẽ không phải hoạt động gắng sức.
  • Thuốc chẹn beta: nhóm thuốc này giúp làm giãn cơ tim, làm chập nhịp tim và hạ huyết áp để máu lưu thông dễ dàng về tim.
  • Thuốc chẹn kênh canxi: thuốc sẽ giúp giãn mạch, tăng lưu lượng máu đến tim. Bên cạnh đó thuốc còn giúp làm chậm nhịp tim, hạn chế áp lực lên tim.
  • Thuốc hạ Cholesterol: tác dụng giúp làm giảm đi nồng độ Cholesterok trong máu.
  • Thuốc ức chế men chuyển angiotensin: tác dụng của nhóm thuốc này là giãn mạch và hạ huyết áp. Những trường hợp có nền bệnh huyết áp tăng hoặc đái tháo đường sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc này.
  • Thuốc Ranolazine: Ranolazine được sử dụng kết hợp với nhóm thuốc chẹn kên canxi, thuốc chẹn beta hoặc nhóm nitrat để nhằm mục đích làm dịu cơn đau thắt ngực.

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Sẽ có những trường hợp người bệnh cần thực hiện phương pháp điều trị xâm lấn để giúp cải thiện lưu lượng máu. Cụ thể như:

Tạo hình mạch và nong mạch: sử dụng ống thông nhỏ, mỏng để có thể linh hoạt luồn vào bên trong động mạch. Đầu cmuar ống có gắn một quả bóng nhỏ đến khu vực mà động mạch bị hẹp thì sẽ được bơm hơi phồng lên nhằm mục đích mở rộng lòng mạch. Tiếp đến sẽ đưa một ống lưới chuyên dụng đưa đến vị trí đó để giữ động mạch luôn mở rộng.

Phẫu thuật bắc cầu động mạch vành: Lúc này các bác sĩ sẽ dùng một phần mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể để ghép vào, điều này giúp máu chảy xung quanh động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn. Những người có nhiều nhánh động mạch vành bị hẹp thường được chỉ định sử dụng phương pháp này.

Thay đổi lối sống sinh hoạt

  • Đây cũng là một phần khá  quan trọng trong việc điều trị thiếu máu cơ tim, duy trì sức khỏe tim mạch, bao gồm:
  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên  bổ sung tái cây, ngũ cốc, rau củ vào bữa ăn hàng ngày.
  • Nếu đang bị thừa cân, béo phì thì cần ngay lập tức lên kế hoạch giảm cân an toàn để duy trì được cân nặng ở mức cân đối.
  • Tập thể dục thường xuyên với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe nhằm cải thiện lưu lượng máu đến tim.
  • Bỏ hút thuốc cũng như tránh tiếp xúc với khói thuốc từ người khác

Hy vọng các thông tin ở trên được giảng viên khoa Dược Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ về bệnh tim thiếu máu cục bộ đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để tham khảo thêm nhiều tin tức về bệnh lý khác.