Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Mắc bệnh viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Cập nhật: 16/02/2022 03:53 | Trần Thị Mai

Khi mắc bệnh viêm bàng quang cấp nếu không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến giai đoạn mãn tính và gây ra những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thêm những thông tin về bệnh viêm bàng quang, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé!  

Mắc bệnh viêm bàng quang nguy hiểm như thế nào?

Nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang

Viêm bàng quang là tình trạng tổn thương, sưng viêm ở lớp niêm mạc bàng quang do vi khuẩn đi ngược dòng từ niệu đạo vào bàng quang và gây ra bệnh.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh viêm bàng quang, trong đó phổ biến nhất là:

  • Do vi khuẩn đường ruột E.coli
  • Các  vi khuẩn đường tình dục như tụ cầu vàng, trực khuẩn mủ xanh, chlaydia…
  • Mắc viêm bàng quang kẽ.
  • Quá lạm dụng hoặc sử dụng sai cách một số loại thuốc hóa trị như ifosfamide,cyclophosphamide.
  • Thực hiện xạ trị vùng khung chậu.
  • Người bệnh cần phải đặt ống thông tiểu.
  • Sử dụng các loại hóa chất như tắm bồn với xà phòng tạo bọt, các sản phẩm vệ sinh đàn bà dạng gell hoặc những loại kem thuốc diệt tinh trùng.

Trong trường hợp người bệnh sẽ mắc viêm bàng quang mãn tính – giai đoạn bệnh đã phát triển nặng do khi mắc bệnh viêm bàng quang cấp tính không được thăm khám chữa bệnh kịp thời, hiệu quả.

Bên cạnh đó có các yếu tố thuận lợi gây ra bệnh viêm bàng quang như:

  • Bệnh nhân có sỏi hoặc u bàng quang.
  • Người bị chấn thương cột sống.
  • Bệnh phì đại lành tính hoặc u tiền liệt tuyến.
  • Người mắc bệnh hẹp niệu đạo hoặc hẹp bao quy đầu.
  • Mắc bệnh bị đái tháo đường.
  • Trong thời gian đặt ống sonde dẫn lưu bàng quang hoặc có can thiệp niệu đạo, bàng quang.
  • Phụ nữ đang trong thời gian mang thai.

Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh viêm bàng quang mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc  mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm bàng quang

Theo từng loại viêm bàng quang mà sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau, cụ thể:

Viêm bàng quang cấp tính là giai đoạn đầu của bệnh, khi này những triệu chứng của bệnh sẽ có mức độ nhẹ hơn. Một số các triệu chứng của viêm bàng quang cấp tính như:

  • Rối loạn chức  năng tiểu tiện: luôn cảm thấy đau rát khi đi tiểu, tình trạng đi tiểu liên tục với lượng tiểu ít trong suốt một thời gian. Gặp khó khăn trong việc mất kiểm soát lúc tiểu.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng kèm theo những cơn rùng mình, ớn lạnh, buồn nôn.
  • Xuất hiện các bất thường có trong nước tiểu như nước tiểu đục, cò mùi tanh hôi, ở đầu bãi hoặc cuối bãi nước tiểu có lẫn máu nếu viêm bàng qung xuất huyết.

Triệu chứng của viêm bàng quang mãn tính bao gồm:

  • Xuất hiện xơ hóa bàng quang, thành bàng quang dày lên.
  • Đau lưng: do số lượng bạch cầu tăng cao làm cho bàng quang tổn thường và gây ra cho người  bệnh cảm giác mệt  mỏi, có thể bị đau phần thắt lưng.
  • Tiểu són, tiểu ngắt quãng, dòng nước tiểu nhỏ kèm theo tiểu buốt.
  • Tiểu ra máu hoặc  nước tiểu đục màu kèm theo triệu chứng sốt.
  • Xương mu và xương chậu có những triệu chứng đau tức.
  • Xương mu đau do bất thường vùng xương chậu, nước tiểu đầy trong bàng quang, kèm theo đó là triệu chứng đau nhức buốt.
  • Mức độ đàn hồi của bàng quang bị suy giảm làm cho khả năng co  bóp nước tiểu và đưa ra ngoài sẽ khó khăn hơn mức bình thường.
  • Khi giao hợp bị đau.

Sẽ còn những dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bàng quang cấp khác mà chưa được liệt kê hết ở trên, do đó nên theo dõi sức khỏe người bệnh thường xuyên. Hãy đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời ngay khi có các dấu hiệu bất thường.

benh-viem-bang-quang
Vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm bàng quang

Bệnh viêm bàng quang có nguy hiểm không?

Khi không được điều  trị sớm thì bệnh sẽ diễn biến đến giai đoạn mãn tính kèm theo các triệu chứng nặng, khó chịu. Đặc biệt khi viêm bàng quang mãn tính thì người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như:

Bệnh nhân sẽ lo lắng và mệt mỏi, thậm chí còn bị hoang mang gây đến những ảnh hưởng sức khỏe, cuộc sống hàng ngày. Ở những người mới lập gia đình, người cao tuổi khi gặp triệu chứng đau và rát khi đi tiểu ra máu sẽ rất lo lắng.

Khi mắc bệnh viêm bàng quang  cấp tính mà người bệnh không  đi thăm khám sớm sẽ gây ra viêm bàng quang mãn tính. Lúc này những triệu chứng của bệnh xuất hiện liên tục, dai dẳng và gây ra nhiều ảnh hưởng cho người bệnh.

Bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến tình trạng viêm ngược dòng  lên thận và gây ra viêm thận, nguy hiểm hơn có thể gây ra suy thận.

Bệnh viêm bàng quang cấp cũng có thể gây nhiễm trùng huyết. Đây là một tình trạng rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm.

Từ đó có thể thấy rằng bệnh viêm bàng quang cấp tính sẽ ẩn chứa nhiều nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán xét nghiệm, xét nghiệm máu của bệnh viêm bàng quang mà bác sĩ chỉ định người bệnh điều trị phương pháp phù hợp với mức độ và thể trạng sức khỏe.

Cụ thể một số phương pháp điều trị bệnh viêm bàng quang như:

  • Sử dụng thuốc kháng sinh qua đường tiết niệu đường uống như amoxicillin, augmentin, ciprofloxacin… Nên sử dụng thuốc kháng sinh trong khoảng từ 7 – 10 ngày, có thể sử dụng kết hợp với thuốc chống co giật khác như: spasfon, spasless, spasmaverin.. Việc dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo  đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý sử dụng thuốc theo sở thích  của bản thân.
  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng có nhiều rau, trái cây. Hạn chế sử dụng các chất kích thích như cà phên, trà, rượu. Nên uống nhiều nước mỗi ngày.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ âm hộ bằng những loại dung dịch vệ sinh như lactacyd FH hoặc dung dịch gynofar… Sau khi tiểu dùng khăn giấy vệ sinh để lau âm hộ, không nên dùng vòi hoa sen rửa trực tiếp vì như vậy sẽ khiến cho vi khuẩn ẩn náu ở lỗ ngoài niệu đạo có cơ hội vào trong niệu đạo rồi lên bàng quang theo dòng nước rửa.
  • Cấy nước tiểu và làm kháng sinh đồ và điều trị thuốc theo kháng sinh đồ cho những trường hợp mắc viêm bàng quang và điều trị thuốc kháng sinh sau 10 ngày mà không có kết quả.

Những thông tin cung cấp trong bài viết ở trên chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Hy vọng bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích về bệnh viêm bàng quang.