Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Cần làm gì khi phát hiện ra người đang bị đột quỵ não?

Cập nhật: 10/11/2021 08:33 | Trần Thị Mai

Đột quỵ não là vấn đề đang diễn ra khá phổ biến hiện nay, bệnh thường xảy ra khá đột ngột và có thể gây ra  các  nguy hiểm đến sức khỏe cho người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ thông tin về bệnh đột quỵ não.  

Cần làm gì khi phát hiện ra người đang bị đột quỵ não?

Nguyên nhân gây ra đột quỵ não

Đột quỵ não là một căn bệnh cấp tính và thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp  cho não gặp gián đoạn hoặc suy giảm. Não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và những tế bào thì não có thể  chết trong vài phút. Trường hợp người bị đột quỵ não sẽ có nguy cơ  cao bị tử vong nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời.

Căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh mà sẽ chia thành các dạng chính của đột quỵ não hiện nay như:

  • Đột quỵ do thiếu máu não cục bộ: nguyên nhân này chiếm đến 87% các trường hợp gây ra bệnh. Đây là lúc những cục máu đông xuất hiện trong suốt cơ thể, bộ phận gặp nhiều nhất là tim sau đó sẽ di chuyển lên não và gây ra tắc mạch máu não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: dạng này chiếm đến 15% các ca tai biến mạch máu não. Bệnh do phình mạch, làm biến dạnh hệ thống mạch máu não từ đó hình thành nên các cục máu đông hoặc màng tụ máu trong động mạch ở cổ hoặc não dẫn đến tắc mạch máu não.
  • Thiếu máu não thoáng qua: đây là tình trạng thiếu máu não diễn ra trong khoảng vài phút, một thời gian ngắn hay còn gọi là đột quỵ nhỏ.

Có rất nhiều các nguyên nhân gây ra đột quỵ não nhưng thường gặp nhất ở những người mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch, rối loạn mỡ máu hoặc người béo phì, lười vận động và hút nhiều thuốc lá.

Tình trạng đột  quỵ não sẽ xảy ra ở những người lớn tuổi, trên thực tế hiện nay thì đột quỵ não ở người trẻ đang dần có xu hướng gia tăng ở mức báo động.

Bên cạnh đó thì có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não như:

  • Gia đình đã từng có người mắc bệnh đột quỵ, thiếu máu não thoáng qua hoặc đau tim.
  • Độ tuổi những người 55 tuổi trở lên sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Nam giới có nhiều nguy cơ mắc đột quỵ não hơn.
  • Sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc tránh thai, các liệu pháp điều chỉnh hormone, thay đổi nội tiết tố.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp dẫn đến tình  trạng thừa cân, béo phì.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh đột quỵ não mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các dấu hiệu để nhận biết sớm đột quỵ não

Đột quỵ não xuất hiện đột ngột có thể gây ra các triệu chứng như nhức đầu, rối loạn ý thức… cần chú ý thêm một trong 3 nhóm dấu hiệu như:

  • Bị liệt mặt: Nhận thấy miệng bị lệch sang một bên, xuất hiện nếp nhăn mũi và má mờ.
  • Yếu, liệt tay hoặc chân: gặp khó khăn trong việc cầm, nắm, đi lại.
  • Bị rối loạn ngôn ngữ, không nói được hoặc lời nói không rõ như bình thường.
  • Kể từ thời điểm phát bệnh cần gọi cấp cứu ngay, đồng thời người bệnh cũng cần nhớ thời điểm phát bệnh để thông báo với các nhân viên y tế.

Nếu như không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

  • Bị tàn tật vĩnh viễn hoặc ở mức độ tạm thời, tuy nhiên còn phụ thuộc vào thời gian bị thiếu máu cục bộ và các bộ phần trên cơ thể bị ảnh hưởng đến tế bào não bị tổn thương.
  • Mất khả năng vận động hoặc một số bộ phận.
  • Khả năng giao tiếp gặp khó khăn, cử động miệng khi nói hoặc nuốt cũng khó.
  • Trí nhớ bị suy giảm.
  • Tâm lý người bệnh bị ảnh hưởng, khó để kiểm soát cảm xúc, dễ mắc trầm cảm.
dot-quy-nao
Đột quỵ não thường xảy ra ở những người lớn tuổi

Khi người thân có các dấu hiệu đột quỵ thì nên làm gì?

Tốt nhất nên đỡ người thân để họ không bị té ngã và cần sơ cứu người bị đột quỵ.

Trong trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo thì cần để người bệnh nằm yên và nhanh chóng gọi xe cấp cứu đưa họ đến bệnh viện có khả năng điều trị đột quỵ.

Trong trường hợp bệnh nhân hôn mê thì cần xem xét tình trạng thở, có thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hoặc ngưng thở. Nếu cần thiết thì hãy hô hấp nhân tạo để cung cấp oxy cho não kịp thời.

Chú ý tuyệt đối không được làm những việc dưới đây:

  • Không được tự ý điều trị hay bấm huyệt, châm cứu, đánh gió cho người bệnh vì có thể làm năng  thêm tình trạng bệnh và làm mất thời gian vàng điều trị.
  • Không cho người bệnh ăn uống để đề phòng  trường hợp trào ngược hoắc hít chất nôn vào đường thở, như vậy sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
  • Không tự ý dùng thuốc hạ huyết áp, chỉ nên dùng thuốc hạ huyết áp  > 220/120 mmHg và không dùng thuốc hạ huyết áp nhỏ dưới lưỡi.

Điều trị đột quỵ não

Thời gian vàng để cấp cứu người bệnh mắc đột quỵ não là trong khoảng từ 4 – 5 tiếng với những trường hợp nhồi máu não phải  sử dụng thuốc và trường hợp nhồi máu não cần can thiệp lấy huyết khối thì thời gian vàng trong 6 tiếng.

Căn cứ vào tình trạng của người bệnh mắc đột quỵ não thông qua việc chụp ảnh MRI thì bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị cấp cứu kịp thời như:

Sử dụng thuốc chống đông máu và kết tụ tiểu cầu.

Dùng thuốc làm tan huyết khối, phá vỡ được những vục máu đông trong mạch máu não từ đó hạn chế được biến chứng gây tổn thương não.

Đặt stent đối với trường hợp những người bị thành động mạch bị suy yếu.

Trong suốt quá trình điều trị bệnh thì bạn cũng cần duy trì lối sống lành mạnh, thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để rút ngắn thời gian điều trị bệnh. Nên bổ sung nhiều trái cây, rau củ, tránh các thực phẩm nhiều cholesterol và chất béo.

Duy trì việc tập luyện thể dục thể thao với các bài tập phù hợp với tình trạng sức khỏe. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

Kiểm tra sức khỏe định kỳ, đặc biệt là lượng cholesterol và huyết áp, tim mạch, tiểu đường;

Trên đây là những thông tin cần thiết về Bệnh đột quỵ não, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.