Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những nguyên nhân nào dẫn đến bị chấn thương cột sống?

Cập nhật: 08/07/2019 15:55 | Nhâm PT

Chấn thương cột sống là bị trực tiếp vào dây thần kinh tổn thương ở đốt sống, đĩa đệm, dây chằng...Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến bị chấn thương cột sống? Cách điều trị ra sao?.

Những nguyên nhân nào dẫn đến bị chấn thương cột sống?

Chấn thương cột sống là bệnh gì?

Chấn thương cột sống là một loại chấn thương vật lý cực kỳ nghiêm trọng khiến người bệnh đau đớn nên bệnh nhân cần được cấp cứu khẩn trương. Chấn thương có tác động lâu dài trên hầu hết xương, mô mềm và các mạch máu quanh tủy sống.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh chấn thương cột sống?

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên chấn thương cột sống:

  • Nguyên nhân do tai nạn giao thông, tai nạn gặp phải khi chơi thể thao như đua xe đạp, đua ngựa...
  • Tai nạn lao động như ngã từ trên cao xuống đất gây ra tình trạng bị vỡ, lún, xẹp, chèn ép, chảy máu thậm chí làm đứt ngang dây sống.
  • Tai nạn do điện
  • Không cài dây an toàn khi ở trong xe ô tô
  • Không mặc đồ bảo hộ an toàn thích hợp trong khi chơi các môn thể thao
  • Không kiểm tra độ sâu và những vật có trong nước khi lặn xuống nước

TUYỂN SINH CAO ĐẲNG DƯỢC TPHCM 2019 - TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN 

Tỷ lệ mắc bệnh chấn thương cột sống ở nam giới bị gấp năm lần so với nữ

Tỷ lệ mắc bệnh chấn thương cột sống ở nam giới bị gấp năm lần so với nữ

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương cột sống

Dấu hiệu và triệu chứng của chấn thương cột sống còn phụ thuộc mức độ và vị trí tổn thương và chủ yếu là đau tại chỗ vùng bị tổn thương mà chưa sang tủy sống. Dưới đây là một số dấu hiệu và triệu chứng của bệnh chấn thương cột sống.

  • Người không có khả năng vận động, tay chân không có cảm giác
  • Mất kiểm soát bàng quang
  • Cảm giác châm, bị chích trong vùng bị tổn thương
  • Mất cảm giác để cảm thấy nóng, lạnh 
  • Sự nhạy cảm tình dục
  • Khó thở, ho, thở yếu sau khi bị chấn thương
  • Đau lưng, yếu hoặc tê liệt ở bất kỳ phần nào của cơ thể
  •  Mất cảm giác ở bàn tay, ngón tay, bàn chân hoặc ngón chân
  • Liệt tứ chi, liệt hai chi dưới

Ngoài những dấu hiệu trên bạn có thể mắc các triệu chứng khác không được đề cập, nếu thấy bất thường hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh chấn thương cột sống?

Để hồi phục chấn thương cột sống tùy thuộc vào vị trí và mức độ tổn thương, khi bị trong tình huống khẩn cấp bạn hãy gọi cho cấp cứu 115 và di chuyển người bệnh đến bệnh viện. Lưu ý không di chuyển người bệnh nhiều vị trí trừ khi cần thiết để tránh bị tổn thương thêm. Hô hấp nhân tạo ngay nếu người đó không thở, hãy di chuyển các hàm về phía trước và không nghiêng đầu người bệnh trở lại.

  • Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nhẹ có thể dùng liệu pháp điều trị vật lý trị liệu kết hợp với trị liệu thần kinh cột sống.
  • Trong trường hợp bệnh nhân bị chấn thương tổn thương nặng, hoặc người bệnh không đáp ứng với các phương pháp điều trị thì bác sĩ cần phải sử dụng đến thuốc giảm đau hoặc thực hiện phẫu thuật nhanh chóng.
  • Cần phải cân nhắc khi sử dụng kéo dài thuốc giảm đau vì sẽ gây ra những tác dụng phụ gây hại cho gan và thận.

Dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị tổn thương cột sống nghiêm trọng

Dùng phương pháp phẫu thuật để điều trị tổn thương cột sống nghiêm trọng

Những thói quen sinh hoạt giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh chấn thương cột sống

  • Luôn luôn đeo thiết bị bảo hộ thích hợp khi chơi thể thao
  • Thận trọng cài dây an toàn khi ở trong xe hơi
  • Có chế độ sinh hoạt phù hợp
  • Giảm thiểu rủi ro khi bị tái lại tổn thương cột sống
  • Không lặn xuống nước khi bạn không biết độ sâu và bên dưới có những gì.