Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Nguyên nhân chảy máu cam từ đâu? Cách xử trí khi bị máu cam như thế nào?

Cập nhật: 22/12/2020 10:15 | Nhâm PT

Chảy máu mũi hay còn gọi chảy máu cam là tình trạng xảy ra ở hầu hết mọi người cả trẻ nhỏ và người lớn. Tỷ lệ ở trẻ em từ 3 – 8 tuổi nhiều hơn ở người lớn. Vậy nguyên nhân chảy máu cam từ đâu? Cách xử trí khi bị máu cam như thế nào cho đúng?

Nguyên nhân chảy máu cam từ đâu? Cách xử trí khi bị máu cam như thế nào?

Nguyên nhân gây ra chảy máu mũi (chảy máu cam) là gì?

Có nhiều nguyên nhân chảy máu cam, vì vậy cần xác định đúng để có cách xử lý phù hợp.

Chảy máu mũi hay còn gọi là chảy máu cam là tình trạng chảy máu từ niêm mạc mũi ra mũi trước hoặc chảy ra mũi sau xuống họng. Hiện tượng này xuất hiện thường xuyên ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ từ 3 – 8 tuổi. 

Chảy máu mũi thông thường, máu chỉ chảy từ một bên mũi. Đa số các trường hợp, máu mũi sẽ ngừng chảy khi bạn ngửa cổ và bịt mũi lại, nhưng một số người có thể phải cần đến sự chăm sóc y tế.

Có một số nguyên nhân thường gặp tác động đến những vi mạch máu này và dẫn đến việc  bị chảy máu cam như: 

  • Khí hậu trong nhà nóng, khô: Không khí khô khiến màng mũi dễ bị khô, gây chảy máu và nhiễm trùng niêm mạc mũi mỏng manh bị nứt và vỡ ra gây chảy máu. Chảy máu mũi thường gặp khi giao mùa trước khi cơ thể kịp làm quen với sự thay đổi về độ ẩm.
  • Ngoáy mũi thường xuyên 
  • Chảy máu mũi vô căn chiếm 90%, lành tính và hay bị lặp lại 
  • Vẹo vách ngăn mũi: nếu như vách ngăn giữa hai lỗ mũi của bạn bị lệch về một bên, dòng khí đi vào lỗ mũi sẽ không đồng đều dẫn đến sự thay đổi không khí làm niêm mạc vách mũi bên hẹp bị khô và nứt dẫn đến chảy máu.
  • Người bị bệnh lý như suy thận, giảm tiểu cầu, tăng huyết áp và rối loạn đông máu bẩm sinh.
  • Nguyên nhân do bị dị ứng thời tiết, nhiễm trùng hô hấp và dị ứng gây viêm bên trong mũi khiến cho mạch máu giãn ra, làm cho chúng dễ tổn thương hơn. 
  • Khi chúng ta hỉ mũi mạnh để làm thông thoáng mũi cũng có thể làm tổn thương mũi và mũi bắt đầu chảy máu.
  • Khi bạn tiếp xúc với hóa chất kích ứng là khói thuốc lá hoặc các hoá chất kích ứng khác.
  • Người hay uống rượu: rượu ảnh hưởng đến hoạt động của tiểu cầu trong máu, rượu còn làm các mạch máu nông giãn ra, dễ bị chấn thương và chảy máu hơn.

Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị chảy máu cam

Trẻ nhỏ là đối tượng hay bị chảy máu cam

Nhóm nguyên nhân ít gặp hơn

  • Dị vật mũi: Kèm chảy mũi một bên, dịch mũi hôi, nghẹt mũi.
  • Viêm mũi xoang.
  • Các bệnh lý về máu như rối loạn đông máu
  • Một số bệnh lý huyết học.
  • U vách ngăn, u xơ vòm mũi họng...
  • Viêm mũi dị ứng
  • Bệnh lý dị dạng mạch máu
  • Nhiễm trùng xoang mũi
  • Vách ngăn mũi lệch
  • Cảm lạnh thông thường
  • Chấn thương mũi
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc như warfarin và heparin (thuốc chống đông máu), aspirin, thuốc xịt mũi…

Ngoài ra tình trạng chảy máu cam do nhiều nguyên nhân khác gây ra nà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc thì hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin về nguyên nhân.

Chảy máu cam, khi nào cần đến bác sĩ?

Đa số các trường hợp chảy máu cam thường không quá nghiêm trọng và có thể tự xử lý nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, bạn cần chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc nhanh chóng đến cơ sơ y tế gần nhất để được xử lý nhanh chóng, kịp thời, nếu như ở các tình trạng sau:

  • Nguyên nhân chảy máu cam do bị chấn thương từ tai nạn giao thông
  • Người chảy máu cam bị mất máu quá nhiều, chảy máu cam suốt 30 phút không dứt sau khi đã đè mũi
  • Tình trạng khó thở
  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi
  • Thấy máu phun mạnh ra từ mũi hoặc nôn ra máu nhiều lần
  • Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây chảy máu mũi nặng hơn.
  • Người bị chảy máu cam đang dùng thuốc chống đông (warfarin)
  • Khi bị sốt cao hơn 38,9°C

Làm gì khi bị chảy máu cam?

Nhiều người dễ bị mất bình tĩnh trong tình huống này vì mất nhiều máu. Nhưng nhìn chung thì chảy máu cam cũng không đáng phải lo ngại như vậy. Hãy làm theo chỉ dẫn sơ cứu thông thường.


Khi bị chảy máu cam tuyệt đối không nên ngửa đầu ra sau

Khi bị chảy máu cam tuyệt đối không nên ngửa đầu ra sau

Sau khi xác định nguyên nhân chảy máu cam (loại bỏ trường hợp khẩn cấp do chấn thương), bạn có thể xử trí bằng cách như sau: 

  • Bước 1: Người bị chảy máu cam đầu tiên cần ngồi thẳng, không nghiêng đầu về phía sau vì có thể khiến máu chảy qua khí quản/cổ họng gây sặc. Nếu người bị chảy máu cam là trẻ nhỏ, hãy hướng dẫn trẻ từ từ và xử lý. Trẻ nhỏ thường có phản ứng dụi mũi vì vậy khi cha mẹ khi phát hiện con bị chảy máu cam, tuyệt đối không để bé dụi mũi để tránh không biết máu cam chảy từ mũi bên nào. Sau khi lau sạch mũi, hãy đặt đầu trẻ hơi cúi về phía trước để máu chảy ra, đồng thời, tư thế này khiến máu cam không chảy ngược về phía họng, gây nôn ói.
  • Bước 2: Dùng ngón tay cái và ngón trỏ kẹp chặt cả 2 lỗ mũi trong vòng 10 đến 15 phút, thở bằng miệng. Khi đó áp lực sẽ tự động tác động lên điểm chảy máu trong mũi và làm ngừng chảy. Nếu xử trí với trẻ hãy lấy ngón tay đè lên cánh mũi trẻ, hơi ngửa đầu trẻ lên một chút và giữ nguyên khoảng 5 - 10 phút để máu sẽ ngừng chảy. Lưu ý, chỉ nên ấn một bên cánh mũi, không bóp mạnh phần xương sống mũi vì làm vậy không thể giúp cầm máu mà còn làm trẻ bị đau. Đồng thời, không được thả tay ra quá sớm hay nhiều lần vì có thể khiến máu chảy kéo dài hơn. Nếu trong trường hợp đã ấn bên cánh mũi mà máu vẫn không ngừng chảy, hãy lặp lại các thao tác trên một lần nữa. 

Nên phòng ngừa chảy máu cam thế nào?

Với những người hay bị chảy máu cam thường xuyên (từ 2 lần trở lên trong 1 tuần) cần đi khám để bác sĩ xác định được nguyên nhân và điều trị sớm. Bên cạnh đó, cũng cần có biện pháp phòng ngừa, đó là:

  • Luôn giữ cho niêm mạc mũi ẩm, nhất là trong những ngày có thời tiết hanh khô. Bạn có thể sử dụng nước muối xịt mũi để niêm mạc ấm hơn.
  • Vệ sinh mũi khoảng 1-2 lần/ tuần bằng nước muối sinh lý để ngừa các bệnh về xoang. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng cách này vì có thể làm mất đi chất nhầy tự nhiên phủ ở niêm mạc mũi làm trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn, gây tổn thương niêm mạc mũi.
  • Giữ ẩm cho mũi bằng cách bổ sung trái cây họ cam trong chế độ ăn bởi chúng chứa các flavonoid giúp ngăn vỡ mạch máu. Bôi vaseline vào phần trước của vách mũi và uống đủ nước để cân bằng độ ẩm của cơ thể với môi trường bên ngoài từ đó giảm nguy cơ chảy máu cam.
  • Cắt móng tay gọn gàng để tránh ngoáy và làm tổn thương mũi. 
  • Trường hợp nếu nguyên nhân chảy máu cam là do bị dị vật rơi vào mũi thì cần ngay lập tức cho trẻ đi khám bác sĩ.
  • Kiểm soát huyết áp của bạn tránh bị ức chế quá mức khiến bị chảy máu cam
  • Nếu bạn hay bị chảy máu mũi cần tránh dùng các chế phẩm có chứa aspirin 
  • Nên làm ẩm không khí trong nhà và tại nơi làm việc nếu có thể, dùng khăn quàng hoặc khẩu trang khi trời lạnh, khô. 
  • Tránh các hoá chất, bụi hoặc mang khẩu trang. Dùng steroid xịt mũi nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc dị ứng.
  • Ngoài ra, bạn có thể bổ sung một số thực phẩm thích hợp, đặc biệt là thực phẩm giàu vitamin C.

Bài viết được giảng viên Đặng Thùy Linh của trường Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ về tình trạng chảy máu cam. Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có thêm nhiều thông tin chi tiết từ đó có cách phòng ngừa đúng.