Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ
Bệnh sa sút trí tuệ là nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ và khả năng xã hội nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người mắc bệnh.
Chứng sa sút trí tuệ sẽ làm ảnh hưởng đến người lớn tuổi nhưng bệnh không phải là quá trình lão hóa bình thường mà còn trở thành hậu quả một số bệnh tật trong đó thì bệnh Alzheimer là dạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất và có khả năng chiếm đến 60 - 70% các trường hợp.
Bên cạnh đó còn có các nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ khác như béo phì, huyết áp cao ở người lớn tuổi, người trẻ tuổi bị huyết áp thấp, tiểu đường, mắc bệnh hen suyễn, mắc nhồi máu não đa ổ, do thói quen uống rượu thường xuyên hay sử dụng các chất kích thích, hay gia đình có tiền sử mắc hội chứng sa sút trí tuệ, trầm cảm.
Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ có thể do tổn thương hoặc mất đi các tế bào thần kinh và các kết nối của chúng ở trong não. Tuy nhiên tùy thuộc vào khu vực mà não bị ảnh hưởng đến từng người khác nhau và dẫn đến các triệu chứng khác nhau.
Hầu hết các nguyên nhân dẫn đến bệnh sa sút trí tuệ sẽ xuất phát từ 3 nhóm nguyên nhân chính như:
Do suy giảm dinh dưỡng, năng lượng: Khi có cục máu đông xuất hiện bất thường vì bị tụ máu, chấn thương, va đập hoặc do nguồn dinh dưỡng cung cấp hằng ngày cho cơ thể không đủ làm cho não bị thiếu oxy và không đủ năng lượng để hoạt động.
Do suy giảm dẫn truyền thần kinh: Trường hợp tế bào não bị tổn thương, thoái hóa nên không đủ để đảm bảo tiếp nhận các hoạt động lưu trữ, xử lý và truyền tải thông tin được trọn vẹn và có hiệu quả hơn. Nhưng các tế bào não không trao nhận được thông tin hoặc thông tin truyền đi bị gián đoạn, không đủ chính xác.
Do người bệnh bị suy giảm tuần hoàn: Vì mạch máu bị nghẽn khiến cho quá trình lưu thông bị gián đoạn và làm cho não bị suy giảm chức năng.
Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sa sút trí tuệ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Các triệu chứng nhận biết tình trạng sa sút trí tuệ
Tùy thuộc vào tác động của bệnh đến với thể trạng từng người mà mỗi người sẽ có triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Mỗi giai đoạn mắc bệnh sẽ có những dấu hiệu với mức độ khác nhau, cụ thể như:
Ở giai đoạn đầu khi mới mắc bệnh:
- Người bệnh hay quên hoặc không rõ ngày tháng và rất dễ bị lạc lõng ở ngay cả những nơi quen thuộc.
- Trong giai đoạn đầu thì mức độ nhẹ và triệu chứng không rõ ràng nên dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Thời điểm này người bệnh chủ quan nên sẽ đánh mất đi cơ hội điều trị và phục hồi của người bệnh.
Ở giai đoạn giữa:
- Người bệnh không thể nhớ các sự kiện xảy ra gần đó hoặc tên người thân.
- Lạc lõng trong nhà.
- Gặp khó khăn trong việc giao tiếp.
- Cần có người khác hỗ trợ để chăm sóc bản thân.
- Dễ đi lang thang.
Giai đoạn muộn:
- Lúc này người bệnh sẽ sống phụ thuộc nhiều vào người thân xung quanh.
- Không thể hoạt động độc lập.
- Rối loạn trí nhớ nghiêm trọng.
- Không thể nhớ thời gian, địa điểm, người thân, bạn bè.
- Khó khăn trong việc di chuyển.
- Dễ bị kích động và tâm trạng thay đổi nhanh chóng.
Việc nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh sa sút trí tuệ sẽ giúp người bệnh có biện pháp điều trị đúng cách, cải thiện triệu chứng của bệnh tốt nhất. Nên ngay khi có các dấu hiệu khác thường của cơ thể thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Bệnh sa sút trí tuệ có nguy hiểm không?
Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ mà không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Dinh dưỡng kém: Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ người bệnh sẽ lười ăn hơn bình thường hoặc bỏ ăn do phản xạ nhai, nuốt bị mất đi. Nếu tình trạng này kéo dài trong suốt thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt, suy dinh dưỡng, điều này kéo theo diễn biến bệnh sẽ nghiêm trọng hơn.
Bị viêm phổi: Người bệnh sẽ rất khó nuốt và dễ bị mắc nghẹn hoặc hút thức ăn vào phổi có thể gây tắc thở, viêm phổi hoặc mắc các vấn đề khác về đường hô hấp.
Không thể tự chăm sóc mà sẽ cần nhờ đến người thân chăm sóc các hoạt động như tắm, mặc quần áo, đánh răng, chải tóc, đi vệ sinh, dùng thuốc theo đúng chỉ định…
Sự an toàn bị giảm đi: Các hoạt động như lái xe, nấu ăn hay đi bộ một mình… khi mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ có thể gặp phải sự mất an toàn.
Biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sa sút trí tuệ là bị nhiễm trùng dẫn đến hôn mê và đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Các phương pháp điều trị bệnh sa sút trí tuệ
Khi mắc bệnh sa sút trí tuệ sẽ không thể chữa khỏi nhưng có nhiều cách được dùng để cải thiện nhanh chóng triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.
Phương pháp được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh sa sút trí tuệ như:
Dùng thuốc bổ sung: Một số loại thuốc thường được dùng để cải thiện trí nhớ như: Vitamin E, các axit béo Omega3, Ginkgo, Coenzyme Q10… Để thuốc đạt hiệu quả cao trong điều trị thì cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc.
Sử dụng liệu pháp nghề nghiệp: Bác sĩ chuyên khoa sẽ thực hiện dạy cho bạn thái độ để đối phó, thích nghi với các hoạt động sinh hoạt hàng ngày nhằm giúp người bệnh sống chung với tình trạng sa sút trí tuệ.
Duy trì việc tập thể dục cho người bệnh: Tập thể dục sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe người bệnh. Cũng có nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi hoạt động thể chất tốt sẽ giúp làm chậm quá trình diễn biến của bệnh. Đồng thời việc tập thể dục thường xuyên, các bài tập phù hợp với thể trạng người bệnh sẽ làm giảm triệu chứng trầm cảm và duy trì kỹ năng vận động.
Khuyến khích người bệnh tham gia các hoạt động trò chơi, hoạt động tư duy như câu đố, ô chữ,... điều này sẽ giúp làm chậm đi sự suy giảm tâm thần ở những người sa sút trí tuệ.
Đơn giản hóa nhiệm vụ: Các công việc hoặc nhiệm vụ thường ngày cần được thay đổi dễ dàng hơn nhằm hình thành những thói quen thường ngày ở người mắc bệnh sa sút trí tuệ và hạn chế được sự nhầm lẫn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc và axit béo omega-3 trong các bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức khỏe và giảm nguy cơ phát triển của bệnh sa sút trí tuệ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh sa sút trí tuệ, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.