Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những triệu chứng cảnh báo bệnh đa xơ cứng

Cập nhật: 23/12/2021 10:11 | Trần Thị Mai

Bệnh đa xơ cứng là triệu chứng rối loạn não bộ và tủy sống làm giảm đi chức năng thần kinh. Vậy nguyên nhân nào gây ra bệnh đa xơ cứng? Có dấu hiệu nào để nhận biết bệnh? Các phương pháp điều trị đa xơ cứng?... Tất cả những thắc mắc về bệnh đa xơ cứng này sẽ được giải đáp chi tiết dưới bài viết.  

Những triệu chứng cảnh báo bệnh đa xơ cứng

Nguyên nhân gây ra bệnh đa xơ cứng

Bệnh đa xơ cứng là tình trạng viêm, mất myelin cúa thần kinh trung ương, hiện chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra bệnh nhưng đã có một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng do hệ thống miễn dịch nhận diện những tế bào thần kinh và đối tượng bên ngoài thay vì là một phần trong cơ thể nên nó sẽ tấn công và phá hủy myelin.

Theo thống kê trên thế giới có đến khoảng 2,1 triệu người mắc bệnh đa xơ cứng. Một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng như:

  • Do yếu tố di truyền.
  • Độ tuổi.
  • Giới tính.
  • Chủng tộc.
  • Mắc một số các bệnh lý tự miễn khác.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng khác mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết của bệnh đa xơ cứng

Nắm được các thông tin để nhận biết bệnh đa xơ cứng sẽ giúp bạn đọc có  phương pháp điều trị sớm và hiệu quả. Một số các triệu chứng của bệnh như:

  • Cơ thể người bệnh mệt mỏi: Sẽ không đơn giản như mệt mỏi thông thường của những căn bệnh khác mà lúc này cơ thể sẽ uể oải ngay cả khi bạn đã ngủ một đêm thật ngon giấc hoặc ngủ cả ngày. Điều này làm ảnh hưởng đến các hoạt động khác.
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa rát, bỏng rát hoặc như co con gì bò trong da, khuôn mặt, cánh tay, chân.
  • Đi bộ cũng sẽ gặp khó khăn đây được gọi là tình trạng rối loạn dáng đi và có thể xuất hiện bất ngờ không báo trước.
  • Mắc các rối loạn chức năng bàng quang: Khiến cho tần suất đi tiêu bất bình thường, gặp khó khăn trong việc đi tiểu.
  • Thị lực bị ảnh hưởng như mờ mắt, mù màu, đau mắt, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa.
  • Không thể kiểm soát tình trạng co thắt cơ, đột ngột có cơn  đau đến co thắt cơ bắp, đặc biệt khi người bệnh ở trong môi trường lạnh, độ ẩm cao hoặc mặc quần áo quá chật.
  • Bị rối loạn chức năng nhận thức và gặp các vấn đề như mất trí nhớ trong thời gian ngắn, không có khả năng tập trung học tập và làm việc.
  • Trường hợp bị trầm cảm sẽ có nhiều khả năng dẫn đến tình trạng trầm cảm hơn những người bình thường khác.

Với danh mục các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng ở trên có thể chưa được liệt kê đầy đủ, do đó người bệnh không được chủ quan mà hãy chú ý đến sức khỏe người bệnh, dấu hiệu khác thường thì nên tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.

Tùy thuộc vào cơ địa của từng người bệnh mà sẽ có những triệu chứng nhận biết đa xơ cứng khác nhau. Vì vậy, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nếu mắc bệnh đa xơ cứng mà không được điều trị sớm thì có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe như: Cứng cơ hoặc co thắt, liệt ở chân, mắc các vấn đề về bàng quang, ruột hoặc khả năng tình dục, người dễ bị quên hoặc thay đổi tâm trạng, động kinh, trầm cảm…

benh-da-xo-cung
Khi mắc bệnh đa xơ cứng nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh đa xơ cứng

Nhận thấy người bệnh có các dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán bệnh như:

Chụp cộng hưởng từ MRI não: Nhằm phát hiện các vùng viêm nhỏ và sẹo có trong não bệnh nhân xơ cứng rải rác. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh đa xơ cứng thì rất khó để phát hiện ra bệnh.

Chọc dò tủy sống: Kỹ thuật này sẽ được bác sĩ gây tê cục bộ, đâm kim vào phần dưới lưng và lấy ra một ít dịch lỏng quanh não  và tủy sống. Tiếp đến nếu nồng độ một số protein sẽ được đo đạc vì bệnh đa xơ cứng và làm thay đổi đi thành phần một số protein.

Đo điện thế gợi: Bác sĩ sẽ dùng các điện cực để khảo sát xem có bất thường nào xuất hiện trong các xung điện truyền trên những dây thần kinh nhất định nhằm tìm ra những chứng cứ hỗ trợ cho biết có sự thoái hóa myelin hay không.

Các phương pháp chữa bệnh đa xơ cứng

Hiện nay bệnh đa xơ cứng chưa có phương pháp nào để điều trị triệt để nhưng những phương pháp điều trị sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng và hạn chế diễn biến của bệnh. Căn cứ vào kết quả khi thực hiện các xét nghiệm thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các phương pháp điều trị phù hợp.

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều phương pháp điều trị mới giúp ngăn ngừa tái phát và làm chậm sự phát triển bệnh. Một số các phương pháp điều trị bệnh đa xơ cứng phổ biến hiện nay:

Điều trị bằng các loại thuốc: Những loại thuốc steroid được sử dụng để làm giảm đi mức độ trầm trọng của một đợt tấn công của bệnh đa xơ cứng.  Một số các loại thuốc thường được dùng trong điều trị đa xơ cứng như Baclofen, Tizanidine, Diazepam để làm giảm sự co thắt của cơ. 

Liệu pháp điều chỉnh miễn dịch bằng việc tiêm thuốc một lần hoặc vài lần mỗi tuần với một số loại thuốc như Interferon hoặc thuốc Glatiramer acetate.

Người bệnh sử dụng một số loại thuốc nhằm kiểm soát triệu chứng và làm giảm đi dây thần kinh như  corticosteroid, thuốc chẹn beta hoặc dùng thuốc khác nhằm làm chậm đi và ngăn chặn phản ứng của hệ miễn dịch.

Thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu và thư giãn cơ để hỗ trợ điều trị.

Ngoài ra, truyền tế bào gốc tạo máu tự thân có thể làm giảm bớt các phản ứng tự miễn và tái phát trong thời gian dài của bệnh.

Ngoài ra cần thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh như:

  • Duy trì việc tập thể dục: Trường hợp mức độ bệnh từ nhẹ đến trung bình thì nên duy trì việc tập thể dục thường xuyên sẽ cải thiện được sức khỏe, săn chắc cơ bắp, cân bằng và phối hợp. Lựa chọn các môn thể thao như bơi lội, đi bộ, đạp xe, thể dục nhịp điệu, yoga… 
  • Chế độ ăn uống cân bằng: Nên xây dựng chế độ ăn ít chất béo bão hòa nhưng giàu axit béo omega 3, dầu cá, dầu oliu… Bổ sung thêm rau, trái cây tươi vào bữa ăn hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, bổ sung vitamin, dưỡng chất cho cơ thể người bệnh.
  • Nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn nhằm giảm bớt căng thẳng với các bài tập như yoga, massage, thiền hoặc thở sâu, thái cực quyền…

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh đa xơ cứng, hy vọng nó sẽ hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu người bệnh thắc mắc gì hãy hỏi bác sĩ để được giải đáp chi tiết nhất.