Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn nhịp tim

Cập nhật: 27/01/2022 06:04 | Trần Thị Mai

Rối loạn nhịp tim là tình trạng có thể xảy ra mọi lứa tuổi và xuất hiện bất cứ thời điểm nào. Để  bạn đọc có thêm nhiều thông  tin về bệnh rối loạn nhịp tim, chúng tôi chia sẻ  thông  tin ở bên dưới bài viết. Mời bạn đọc cùng theo dõi!  

Các dấu hiệu cảnh báo bệnh rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng bất thường về mặt điện học của tim, do  bất  thường về việc tạo nhịp hoặc bất thường về mặt dẫn truyền điện học trong buồng tim. Biểu hiện dễ nhận biết của bệnh là nhịp đập quá nhanh (tần số > 100 lần/ phút) hoặc quá chậm (tần số <60 lần/ phút), nhịp đập không đều, lúc nhanh, lúc chậm.

Nguyên nhân gây ra bệnh  rối loạn nhịp tim

Đối với những người trưởng thành khỏe mạnh, bình thường thì sẽ có nhịp tim đập trongkhoangr từ 60 – 100 lần/ phút. Khi có tác động nào đó khiến cho trái tim đập bất thường thì nhịp tim sẽ đập  nhanh, chậm bất thường gọi là rối loạn nhịp tim.

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra chứng rối loạn nhịp tim, cụ thể như:

  • Xuất hiện cơn đau tim.
  • Có một cơn đau tim trước đó cần mổ và để  lại sẹo.
  • Thay đổi cấu trúc tim như từ bệnh cơ tim.
  • Mắc bệnh động mạch vành.
  • Tình trạng huyết áp cao.
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Thường xuyên sử dụng các chất kích thích như cafein, rượu, thuốc lá.
  • Sử dụng ma túy.
  • Dùng một loại thuốc để bổ sung hoặc điều trị.
  • Tiền sử mắc bệnh tiểu đường.
  • Mắc chứng ngưng thở lúc ngủ.
  • Có các yếu tố di truyền.
  • Những người trên 60 tuổi.

Ngoài ra bệnh rối loạn nhịp tim sẽ có các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu bạn đọc thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim

Dấu hiệu nhận biết của chứng rối loạn nhịp tim sẽ rất khó để phát hiện hoặc người bệnh dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng khác.

Cụ thể các dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn nhịp tim như:

  • Đánh trống ngực và hay hồi hộp. Xuất hiện cảm  giác tim đập mạnh trong lồng ngực, hụt hẫng, tim ngừng đập rồi lại đập mạnh trở lại.
  • Nhịp tim đập quá nhanh hoặc quá chậm.
  • Vừng ngực bị đau tức.
  • Khó thở với nhiều mức độ khác nhau.
  • Hoa mắt, chóng mặt, mọi vật xung quanh quay vòng đồng thời kèm theo cảm giác mất cân bằng.
  • Mồ hôi ra nhiều.
  • Suýt ngất hoặc luôn có dấu hiệu muốn ngất. Tình trạng này là do bệnh đột ngột mất ý thức trong một khoảng thời gian ngắn.

Người bệnh ngay khi xuất hiện  các triệu chứng bất thường thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị không nên mang tâm lý chủ quan. Vì như vậy sẽ làm cho diễn biến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Tùy thuộc vào mức  độ mắc chứng rối loạn nhịp tim và tình trạng sức khỏe mà xuất hiện những triệu chứng khác nhau. Do đó người bệnh cần chú ý theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Nếu khi mắc các triệu chứng của bệnh mà không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:

  • Tắc mạch: trong quá trình mắc chứng rối loạn nhịp tim khi đó sẽ không thể bơm máu hiệu quả và dẫn  đến hình thành các cục máu đông ở trong buồng tim. Trường hợp cục máu đông vỡ ra sẽ đi từ tim đến não của người bệnh, điều này khiến cho máu không thể lưu thông và sẽ gây ra đột quỵ não. Tình trạng tắc mạch sẽ dẫn đến các cơ quan gây ra nhồi máu thận, nhồi máu mạc treo, nhồi máu lách, tắc mạch chi hoặc gây hoại tử chi.
  • Suy tim: khi tim bạn bơm máu không hiệu quả trong một thời gian dài do nhịp tim chậm hoặc nhịp tim nhanh như rung tâm nhĩ...

Để hạn chế tối đa các biến chứng do bệnh gây ra thì cần thăm khám bệnh tại các cơ sở y tế chuyên khoa ngay khi có dấu hiệu bất thường.

>>> Tìm hiểu thêm thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược khu vực TP Hồ Chí Minh

chung-roi-loan-nhip-tim
Khi mắc chứng rối loạn nhịp tim cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa

Các phương pháp điều trị rối loạn nhịp tim

Tùy thuộc vào từng mức độ của chứng rối loạn nhịp tim của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh khác nhau.

Phương pháp điều trị phổ biến của chứng rối loạn nhịp tim bao gồm:

 

Có rất nhiều các phương pháp điều trị chứng rối loạn nhịp tim nhanh, cụ thể như:

  • Sử dụng thuốc trong điều trị  nhằm kiểm soát và khôi phục nhịp tim ở mức bình thường hơn. Tuy nhiên việc dùng thuốc người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định các bác sĩ chuyên khoa và liều dùng an toàn.
  • Phương pháp điều trị liệu pháp phế vị: Đây là thao tác được dùng nhằm ngăn chặn chứng nhịp tim nhanh bằng cách tác động lên dây thần kinh phế vị và hệ thoosngthaafn kinh kiểm soát nhịp tim.
  • Phương pháp đốt điện: dùng các sóng điện để đốt các ổ nhịp tim bệnh lý hoặc đốt đường dẫn truyền điện học phụ của tim nhằm phòng ngừa nhịp tim không đều, nhịp nhanh.
  • Sốc chuyển nhịp: sử dụng các xung điện để khôi phục nhịp tim ở mức  bình thường.

Sử dụng phương pháp phẫu thuật

Các phương pháp phẫu thuật chính được dùng trong điều trị chứng rối loạn nhịp tim như:

  • Phẫu thuật bắc cầu mạch vành: Thường được chỉ định điều trị trong trường hợp bệnh nhân bị động mạch vành làm cho chứng rối loạn nhịp tim bị nghiêm trọng hơn và tác dụng của phẫu thuật này là cải thiện tốt được lưu lượng máu đến tim.
  • Phẫu thuật Maze: Bác sĩ sẽ rạch các đường lên tầng nhĩ của tim, tạo nhiều mô sẹo để cắt các đường đi của xung điện gây loạn nhịp tim.

Song song với quá trình điều trị người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh để hạn chế các triệu chứng của bệnh rối loạn nhịp tim. Cụ thể như:

  • Sử dụng thường xuyên các nhóm thực phẩm tốt cho tim mạch như trái cây, rau, ngũ cốc, ăn ít muối để tốt hơn cho hệ tim mạch.
  • Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo bão hòa, và cholesterol như là lòng đỏ trứng, hay các loại thịt đỏ.
  • Dừng việc hút thuốc và tránh xa môi trường có chứa nhiều khói thuốc.
  • Duy trì việc tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe. Từ đó sẽ tăng cường sức đề kháng, có sức khỏe dẻo dai.
  • Cân nặng cần được duy trì ở mức ổn định để không tạp áp lực nên tim mạch.
  • Khi có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị.

Trên đây là những thông tin cần thiết về chứng rối loạn nhịp tim, từ đó bệnh nhân cần nắm rõ để xác định được bước đầu những biểu hiện, tác động của bệnh tới sức khỏe và vận động hàng ngày. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.