Ung thư âm đạo là gì?
Âm đạo là một ống cơ nối liền giữa tử cung và âm hộ. Ung thư âm đạo là bệnh lý ác tính xuất phát từ các tế bào vùng âm đạo. Tuy vậy đây là bệnh lý hiếm gặp chỉ chiếm khoảng 3 – 5% ung thư phụ khoa. Hầu hết ung thư âm đạo sẽ xảy ra ở những phụ nữ lớn tuổi và gặp nhiều ở những trường hợp sau mãn kinh.
Ung thư này đa số xảy ra tại các tế bào biểu mô bề mặt âm đạo, nếu phát hiện bệnh sớm khi mắc bệnh thì sẽ có cơ hội chữa bệnh tốt nhất, khi ung thư lan ra ngoài âm đạo sẽ gặp khó khăn trong việc điều trị.
Nguyên nhân gây ra ung thư âm đạo
Hiện vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh ung thư âm đạo, nhưng sẽ nhận thấy ung thư bắt đầu khi các tế bào khỏe mạnh có các đột biến làm cho tế bào bình thường thay đổi trở nên xuất hiện những điều bất thường.
Khi những tế bào khỏe mạnh phát triển và nhân lên theo tỷ lệ nhất định nào đó, cuối cùng chết đi sau một khoảng thời gian nào đó. Nhưng khi những tế bào ung thư phát triển sẽ nhân lên một cách không kiểm soát và chúng không chết đi. Lâu dần các tế bào bất thường sẽ gây tích tụ và tạo thành khối u.
Bên cạnh đó có những yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư âm đạo như:
- Độ tuổi cao: Hầu hết những người được chẩn đoán mắc ung thư âm đạo đều trên 60 tuổi.
- Tân sinh không điển hình tế bào biểu mô âm đạo. Chính điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Trong quá trình mang thai phụ nữ nếu sử dụng thuốc DES thì sinh con ra sẽ có nguy cơ mắc một loại ung thư biểu mô tuyến tế bào sáng.
- Có quá nhiều bạn tình.
- Quan hệ tình dục lần đầu khi còn quá trẻ.
- Người thường xuyên hút thuốc.
- Có tiền sử mắc ung thư cổ tử cung trước đó.
Ngoài ra sẽ còn có các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư âm hộ mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết, rõ ràng.
Những triệu chứng của ung thư âm đạo
Bệnh trong giai đoạn đầu thường có những dấu hiệu thầm lặng rất khó để nhận biết. Tuy nhiên các triệu chứng của ung thư âm đạo âm hộ rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như:
- Ra máu bất thường ở âm đạo: Nhận thấy âm đạo ra máu màu đỏ hoặc có màu nâu, đặc biệt sau khi mãn kinh hoặc khi quan hệ tình dục. Tốt nhất khi gặp triệu chứng này bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa thăm khám và tầm soát ung thư âm đạo ở nữ giới.
- Âm đạo tiết dịch nhày có màu và mùi bất thường: chức năng của dịch nhày sẽ giúp âm đạo tránh khỏi các tác nhân, vi khuẩn gây hại từ bên ngoài. Nhưng khi dịch nhày có mùi lạ, hoặc kèm theo màu sắc bất thường liên quan đến việc âm đạo, nhiễm trùng âm đạo. thì có thể đã gây tổn thương lớp niêm mạc và dẫn đến nhiễm trùng, chảy máu âm đạo.
- Đau ở vùng bụng dưới: do khối u âm đạo lớn sẽ gây chèn ép đến các cơ quan xung quanh hoặc những khu vực vùng chậu nên người bệnh sẽ có cảm giác bị đè nén hoặc khu vực vùng bụng dưới.
- Thói quen tiểu tiện thay đổi: Khi khối u âm đạo ngày càng lớn sẽ tạo áp lực lên các cơ quan tiết niệu như bàng quang, niệu đạo dẫn đến tình trạng tiểu buốt, tiểu rắt hoặc đi tiểu ra máu. Bên cạnh đó nếu trường hợp khối u chèn ép lên đại tràng sẽ gây ra đại tiện khó khăn, táo bón kéo dài.
- Sưng hạch bạch huyết vùng háng: Khi ở những giai đoạn cuối khối u bắt đầu xâm lấn từ âm đạo đến những vùng xung quanh các hạch bạch huyết thì sẽ gây sưng đau tại các hạch bạch huyết vùng háng.
Ngoài ra người bệnh còn cảm thấy cơ thể luôn mệt mỏi, chán ăn, sốt không rõ nguyên nhân…
Tốt nhất để đảm bảo sức khỏe và hạn chế tình trạng bệnh diễn biến ngày càng xấu hơn thì ngay khi phát hiện các triệu chứng xuất huyết âm đạo hoặc dịch nhày thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa thăm khám và điều trị. Tuyệt đối người bệnh không được tự ý điều trị tại nhà.
>> Tìm hiểu: Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tuyển sinh 2021 để có thêm nhiều thông tin hữu ích về hướng nghiệp
Các phương pháp điều trị ung thư âm đạo
Một số các phương pháp dùng phổ biến trong điều trị ung thư âm đạo như:
Phẫu thuật bằng tia laser
Sử dụng một chùm tia laser tập trung đốt cháy các tế bào bất thường ở âm đạo.
Dùng cho ung thư biểu mô đam đạo mà không dùng trong điều trị ung thư xâm lấn.
Phẫu thuật
- Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ cục bộ rộng: Đối với phương pháp này sẽ thực hiện cắt bỏ phần ung thư và ít nhất là ½ inch phần các tế bào khỏ mạnh xung quanh nó để được cắt bỏ,
- Thực hiện phẫu thuật cắt bỏ một phần đơn giản: Phẫu thuật này sẽ được mở rộng hơn và rất nhiều mô sau đó sẽ được lấy ra.
- Phẫu thuật cắt bỏ sắc tố: tiến hành cắt bỏ tất cả hoặc một phần của âm hộ được cắt bỏ.
- Phẫu thuật cắt lympho: quá trình phẫu thuật trong đó các hạch bạch huyết sẽ được lấy ra và kiểm tra các dấu hiệu ung thư. Trong trường hợp ung thư âm đạo trên các hạch bạch huyết vùng chậu có thể được lấy ra. Còn đối với ung thư âm đạo dưới thì lúc này hạch bạch huyết ở háng sẽ có thể được cắt bỏ.
- Phẫu thuật cắt bỏ vùng chậu: Với phương pháp này sẽ phẫu thuật cắt bỏ ruột kết, trực tràng và bàng quang. Đặc biệt ở phụ nữ, cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng và các hạch bạch huyết lân cận cũng sẽ được loại bỏ. Tạo ra một lỗ nhân tạo để làm giúp nước tiêu và phân chảy từ cơ thể ra.
Sử dụng liệu pháp bức xạ
Dùng điều trị ung thư bằng cách sử dụng tia X năng lượng cao hoặc các loại bức xạ khác nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư hoặc hạn chế sự phát triển.
Nếu đối tượng mắc bệnh là phụ nữ trẻ chưa có con thì bác sĩ sẽ thực hiện xạ trị để tiêu diệt khối u nhằm bảo toàn tử cung và đồng thời làm co nhỏ khối u trước khi phẫu thuật. Điều này sẽ giảm vùng bị cắt bỏ trong tử cung.
Tuy nhiên phương pháp xạ trị được đưa vào điều trị phụ thuộc với giai đoạn mắc bệnh ung thư.
Các bài viết của giảng viên khoa Dược ở trên chỉ có tính chất tham khảo các thông tin về bệnh Ung thư âm đạo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Bạn đọc thắc mắc hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn chi tiết hơn.