Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Dấu hiệu nhận biết bệnh đãng trí và cách điều trị bệnh

Cập nhật: 17/06/2021 15:31 | Trần Thị Mai

Ngày nay bệnh đãng trí ngày càng xuất hiện nhiều ở những người trẻ tuổi. Hầu hết khi mới mắc bệnh các triệu chứng của bệnh dễ bị bỏ qua nhưng khi diễn biến nghiêm trọng hơn có thể gây ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của bạn. Vậy hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn thông tin về bệnh đãng trí.

Dấu hiệu nhận biết bệnh đãng trí và cách điều trị bệnh

Bệnh đãng trí là một phần bình thường của sự lão hóa. Do khi lớn tuổi sẽ xuất hiện sự thay đổi trong tất cả các bộ phận của cơ thể trong đó có bao gồm cả não bộ. Có những trường hợp phải trải qua thời gian để ghi nhớ hoặc quên những việc họ đã làm. Đây cũng được xem là dấu hiệu của sự lãng quên nhẹ và chưa có dấu hiệu nghiêm trọng lắm.

Đa phần những người mắc bệnh đãng trí là người cao tuổi. Tuy nhiên thì cũng có thể xuất hiện ở những người trẻ tuổi.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh đãng trí?

Nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến bệnh đãng trí, trên thực tế thì chức năng ghi nhớ của não bộ rất phức tạp và hầu hết sẽ tham gia vào các hoạt động khác của não bộ. Nên bất cứ một chấn thương nào gây ảnh hưởng đến đầu và sọ não đều có thể làm giảm đi trí nhớ hoặc bị gián đoạn, xáo trộn.

Bệnh đãng trí có thể do một số hậu quả của tổn thương cấu trúc hệ thống bán tín của não. Bệnh đãng trí xảy ra do tổn thương sọ não, bao gồm:

  • Bệnh đột quỵ.
  • Bệnh động kinh.
  • Xuất hiện khối u hoặc có cục máu đông trong não, nhiễm trùng não.
  • Thiếu oxy lên não hoặc bị nhiễm độc khí C0.
  • Viêm não do vi khuẩn Herpes, do ung thư hoặc rối loạn tự miễn chống ung thư.
  • Nghiện rượu mãn tính.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc đang sử dụng điều trị.
  • Người bị rối loạn tuyến giáp, thận.

Bên cạnh đó còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh đãng trí như:

  • Người lớn tuổi và đặc biệt là 65 tuổi.
  • Tiền sử gia đình đã từng có ng mắc bệnh.
  • Gặp các chấn thương ở đầu.
  • Chế độ ăn thiếu rau, trái cây kèm theo lối sống lười vận động, thường xuyên hút thuốc lá rượu, bia.
  • Có tiền sử mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp tăng, cholesterol trong máu tăng cao, nồng độ homocysteine tăng.
  • Căng thẳng trong công việc, cuộc sống.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh đãng trí mà chưa liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được  giải đáp chi tiết hơn.

Triệu chứng của bệnh đãng trí

Biểu hiện nổi bật của bệnh đãng trí là quên tên hoặc những nơi vừa đặt đồ vật.

Diễn biến các triệu chứng kế tiếp như là có các tư duy bất thường, quên tên người quen, một câu hỏi hoặc câu chuyện được lặp đi lặp lại.

Gặp khó khăn ngay cả trong việc ghi nhớ mọi việc trong  cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Theo thời gian bệnh càng phát triển hơn, người bệnh cần đến sự giúp đỡ của người thân xung quanh. Sau đó thì sẽ cần được chăm sóc đặc biệt và toàn diện.

Đến giai đonạ cuối người bệnh thường đi lang thanh, bị đi lạc, tính cách thay đổi và rất khó để hoạt động thể chất bình thường.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều triệu chứng khác về bệnh đang trí mà không được liệt kê ở trên. Do đó cần chú ý theo dõi cơ thể và đi thăm khám chuyên khoa ngay khi có các dấu hiệu bất thường để kịp thời điều trị xử lý.

Bệnh đãng trí có nguy hiểm không? Đây cũng là thắc mắc của rất nhiều người. Tưởng rằng khi mắc bệnh đãng trí diễn ra sẽ bình thường nhưng nếu không được điều trị đúng cách thì não bộ sẽ ngày càng suy yếu dẫn đến những hoạt động chậm chạp, khó khăn để tiếp nhận thông tin mới, suy giảm khả năng phán đoán… Nguy hiểm hơn có thể dẫn đến mất trí nhớ hoàn toàn, khả năng vận động và phản xạ kém, kèm theo đó sẽ là triệu chứng mất nước, dinh dưỡng kém, loét da, phát ban bề mặt da, lâu dần dẫn đến tử vong do nhiễm trùng.

benh-dang-tri
Bệnh đãng trí thường xảy ra phổ biến ở những người lớn tuổi

Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh đãng trí

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh đãng trí

Khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh đãng trí người bệnh đến các cơ sở y tế thăm khám sẽ được bác sĩ chẩn đoán bệnh bằng cách kiểm tra sức khỏe tổng quát, tiền sử khám bệnh và trí năng.

Tiếp đến người bệnh sẽ được kiểm tra khả năng lý luận, phối hợp giữa tay và mắt, cảm nhận cảm giác. Từ đó bác sĩ sẽ theo dõi các dấu hiệu của bệnh và đưa ra chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán để từ đó xác định được nguyên nhân gây đãng trí:

  • Thủ thuật quét não
  • Xét nghiệm máu

Phương pháp điều trị bệnh đãng trí

Căn cứ vào kết quả chẩn đoán của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra cho người bệnh những phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Hiện tại chưa có loại thuốc đặc trị tình trạng bệnh đãng trí mà chỉ sử dụng những loại thuốc ức chế cholinesterase và memantine… để làm chậm đi diễn biến bệnh. Bên cạnh đó cũng có một số loại thuốc như an thần để giúp người bệnh giảm được lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn hành vi.

Trong trường hợp bệnh đãng trí ở mức độ nhẹ thì không cần điều trị mà cần hạn chế lượng cồn sử dụng để ngăn ngừa tổn thương não và thực hiện lối sống lành mạnh.

Bổ sung thực phẩm tốt cho trí não vào bữa ăn hàng ngày. Tăng cường nạp những thực phẩm tốt cho trí nhớ như các loại cá béo giàu axit Omega 3, trứng, hải sản giàu kẽm, các loại rau xanh, trái cây giàu vitamin C...

Lập kế hoạch, ghi ra giấy nhớ các công việc hàng ngày, những việc cần làm để rèn luyện trí nhớ.

Hạn chế căng thẳng, dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi, vui chơi, đọc sách để ngăn các triệu chứng trở nên xấu đi.

Bài viết ở trên được giảng viên giảng dạy khoa Điều dưỡng chia sẻ thông tin về bệnh đãng trí, từ đó bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.