Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Cập nhật: 07/04/2022 03:28 | Trần Thị Mai

Tiểu đường là bệnh phát triển dần theo nhiều  giai đoạn khác nhau và gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Vậy bệnh tiểu đường có chữa được không? Để được giải đáp thắc mắc ở trên bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.  

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Tìm hiểu về bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là tình trạng những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất và có đặc điểm tăng lượng đường huyết trong cơ thể.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, theo ý kiến của nhiều chuyên gia thì nguyên nhân chính gây ra tiểu đường là do hệ thống miễn dịch bị tấn công dẫn đến phá hủy các tế bào sản xuất insulin của bạn trong tuyến tụy. Chính điều này đã gây ra cơ thể có ít hoặc không có insulin làm cho lượng đường thay vì chuyển đến các tế bào lại tích lũy trong máu và gây ra tiểu đường.

Tùy từng loại tiểu đường sẽ có những nguyên nhân, diễn biến và dấu hiệu nhận biết bệnh riêng. Hiện nay có rất nhiều giai đoạn và loại tiểu đường như tiểu đường type 1, type 2, tiểu đường thai kỳ, tiền tiểu đường.

Có cuộc khảo sát của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa được dịch bệnh Mỹ đã tiến hành trên hơn 20.000 người Mỹ trên 50 tuổi từ năm 1998 - 2012. Theo kết quả nghiên cứu này thì người mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ tử vong sớm hơn từ 4 - 6 năm so với những người khỏe mạng không mắc bệnh. Hoặc người bệnh có thể gặp phải các trở ngại về sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, vận động, bài tiết, tắm rửa, thay quần áo… Những nam giới lớn tuổi mà mắc bệnh tiểu đường sẽ bị suy giảm các vấn đề về thể chất.

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Khi mắc bệnh tiểu đường mà không được điều trị sớm theo đúng phác đồ điều trị có thể dẫn đến các nguy hiểm về sức khỏe như:

  • Mắc bệnh về tim mạch: Khi bị tiểu đường người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý về tim mạch như đau tim, đột quỵ, hẹp động mạch..
  • Bị tổn thương về thần kinh: Lượng đường dư sẽ làm tổn thương đến các thành mạch máu nhỏ làm nhiệm vụ nuôi dưỡng dây  thần kinh thì sẽ gây ra tê, ngứa, rát từ ngón chân, ngón tay và lâu dần sẽ lan rộng đến nhiều nơi khác.
  • Tổn thương thận: Trong thận có chứa nhiều cụm mạch máu nhỏ để lọc chất thải ra khỏi máu của bạn. Chính bệnh tiểu đường làm hỏng đi hệ thống lọc thận này và gây ra tổn thương thận nghiêm trọng gây ra suy thận, mắc thận giai đoạn cuối sẽ cần ghép thận.
  • Tổn thương mắt: Bệnh tiểu đường sẽ gây ra ảnh hưởng đến các mạch máu của võng mạc nếu không được điều trị sớm và lâu dần có thể dẫn đến mù lòa. Bên cạnh đó bệnh còn làm gia tăng nguy cơ mắc các thị lực khác như đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp.
  • Tổn thương chân: dây thần kinh ở bàn chân hoặc máu lưu thông kém sẽ là một trong những biến chứng của bệnh tiểu đường gây ra.
  • Mắc các tổn thương về da do vi khuẩn và nấm gây ra nhiễm trùng.

Ngoài ra thì bệnh tiểu đường còn có thể gây ra nhiều các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh nếu không được điều trị sớm và đúng cách. Do đó chú ý sức khỏe thường xuyên ngay khi nhận thấy có các dấu hiệu bất thường của cơ thể thì hãy đến cơ sở y tế chuyên khoa nhất để được thăm khám và điều trị đúng cách.

benh-tieu-duong-co-chua-duoc-khong
Bệnh tiểu đường gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe

Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Trên thực tế thì các nhà khoa học vẫn đang không ngừng nghiên cứu và đem lại phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường với những liệu pháp mới áp dụng trong điều trị như tế bào gốc, ghép tuyến tụy, ghép tế bào beta. Cụ thể các phương pháp điều trị bệnh tiểu đường như:

Cấy ghép tuyến tụy: Đây là phương pháp được áp dụng trong điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 1. Tiếp đến khi cấy ghép tuyến tụy thành công sẽ giúp khôi phục lại khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên khi điều trị theo phương pháp này người  bệnh cần sử dụng thuốc ức chế miễn dịch suốt đời và nguồn tụy để cấy ghép vô cùng khan hiếm. 

  • Liệu pháp tế bào gốc: Phương pháp điều trị này sẽ giúp cải thiện được quá trình trao đổi glucose và tăng được mức độ nhạy cảm của insulin bằng cách cấy các tế bào gốc vào cơ thể để phát triển thành những tế bào beta - tế bào tuyến tụy sẽ có chức năng sản xuất insulin.
  • Cấy ghép tế bào beta của tiểu đảo tụy: Tác dụng của liệu pháp này là giúp cho cơ thể cảm nhận mức đường trong máu và kích hoạt sản sinh lượng insulin phù hợp để ổn định hơn đường huyết. Sau khi cấy ghép người bệnh sẽ cần dùng nhiều loại thuốc để giúp cho các tế bào ghép không bị thải loại nên chỉ có 8% trong số người bệnh ghép tiểu đảo tụy giữ được ổn định đường huyết.
  • Bên cạnh đó sẽ còn rất nhiều cách để giúp cải thiện và điều trị tình trạng bệnh tiểu đường như sử dụng thuốc tây.  Theo hướng dẫn điều trị mới nhất của Bộ Y tế, thuốc hạ đường huyết nhóm Biguanid (Metformin, Glucophage) và Sulfonylurea (Gliclazide với các biệt dược: Diamicron, Predian…)

Ngoài ra thì việc thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp ích rất nhiều cho những người mắc bệnh tiểu đường. Trong đó người bệnh cần chú ý:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người tiểu đường như tăng cường chất xơ, giảm thiểu sự dung nạp chất béo.
  • Duy trì việc vận động thể chất, tăng cường tập thể dục thể thao với các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, xe đạp, bơi lội…
  • Dành thời gian nghỉ ngơi giảm căng thẳng, mệt mỏi để đường huyết không tăng cao.
  • Kiểm soát trọng lượng khỏe mạnh.

Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thông tin giải đáp cho bệnh tiểu đường có chữa được không?. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa do đó bạn đọc nên tìm hiểu kỹ trước khi quyết định điều trị.