Nguyên nhân gây ra viêm cơ tim
Viêm cơ tim là tình trạng viêm lớp cơ dày của thành tim khiến cơ tim bị tổn thương viêm và hoại tử, điều này gây ra những ảnh hưởng đến chức năng co bóp của tim. Bệnh sẽ có nhiều triệu chứng với mức độ nặng nhẹ khác nhau nên nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm cơ tim như:
- Virus: Các loại virus như coxsackie B, adenovirus, virus viêm gan B, C, HSV, EBV…Viêm cơ tim do nguyên nhân virus thường gặp khá phổ biến và khó để chẩn đoán chính xác.
- Do vi khuẩn: các nhóm vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, bạch hầu…
- Những nấm như candida, aspergillus…
- Kí sinh trùng: toxoplasma, Trypanosoma cruzi,…
Bên cạnh đó bệnh viêm cơ tim còn do các tác nhân không nhiễm trùng như thuốc nhóm anthracycline, cocaine, CO, bệnh lupus, viêm mạch tế bào khổng lồ…
Các đối tượng tiếp xúc với những tác nhân gây ra bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc viêm cơ tim do đó không được chủ quản.
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và thường gặp nhiều ở người từ 20 - 40 tuổi và giới tính nam sẽ gặp nhiều hơn nữ. Nhóm đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm cơ tim.
Ngoài ra sẽ còn có những nguyên nhân và yếu tố khác gây ra viêm cơ tim mà chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.
Các triệu chứng của bệnh viêm cơ tim
Có rất nhiều triệu chứng của bệnh viêm cơ tim và rất khó để nhận ra bệnh vì có thể bị nhầm lẫn với những dấu hiệu khác. Hiện nay bệnh viêm cơ tim được chia thành 3 nhóm chính như:
Nhóm mắc bệnh viêm cơ tim không có triệu chứng: Các dấu hiệu nhận biết không rõ ràng và có những trường hợp không xuất hiện các thay đổi trong cơ thể người bệnh. Chính điều này sẽ khiến cho diễn biến bệnh phát triển âm thầm và đến khi bước vào giai đoạn nghiêm trọng mới phát hiện ra mắc viêm cơ tim.
Nhóm mắc viêm cơ tim có các triệu chứng điển hình: Có những trường hợp mắc viêm cơ tim sẽ xuất hiện thay đổi bất thường. Khi mới giai đoạn khởi phát người bệnh sẽ có những triệu chứng đi kèm như sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, tiêu chảy, ăn uống không tốt và khó thở… Mức độ khó thở ngày càng gia tăng nếu kéo dài thời gian mắc bệnh cùng với đó là tình trạng đánh trống ngực, đau ngực, vùng gan có cảm giác đau tức.
Nhóm mắc viêm cơ tim có triệu chứng nghiêm trọng: Người bệnh sẽ có những dấu hiệu nhận biết như sốc tim, huyết áp tụt khó để đo huyết áp, mạch đập nhanh, bề mặt da có thay đổi. Thời gian kéo dài hơn và người bệnh không thể đáp ứng điều trị thì sẽ có nguy cơ bị đe dọa đến tính mạng dẫn đến tử vong.
Danh mục về các triệu chứng viêm cơ tim ở trên chưa được liệt kê đầy đủ, do đó người bệnh không được chủ quan mà hãy chú ý theo dõi sức khỏe ngay khi phát hiện dấu hiệu bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Bệnh viêm cơ tim có nguy hiểm không?
Khi không được phát hiện sớm bệnh viêm cơ tim thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số các biến chứng của bệnh viêm cơ tim như:
- Suy tim cấp: Kéo dài thời gian mắc viêm cơ tim sẽ gây ra tổn thương cơ tim và dẫn đến suy tim khiến tim không còn chức năng bơm máu để có thể nuôi cơ thể. Bên cạnh đó người bệnh còn dễ có nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ do tổn thương cơ tim sẽ khiến cho máu trong tim hình thành nên cục máu đông và những cục máu sẽ gây ra tắc một trong các động mạch vành. Chính điều này sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim: Bệnh viêm cơ tim chính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các triệu chứng rối loạn nhịp tim.
- Đột tử: Người bệnh viêm cơ tim ở giai đoạn nặng sẽ khiến cho tim bị ngừng đập và đột ngột dẫn đến tử vong trong trường hợp không được cấp cứu kịp thời.
- Nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ: Khi cơ tim bị tổn thương sẽ có nguy cơ gây ra chảy máu trong tim và hình thành nên cục máu đông. Nếu cục máu đông bị bít tắc ở các động mạch vành gây ra nhồi máu cơ tim. Hoặc trong trường hợp cục máu đông trong tim di chuyển đến động mạch dẫn đến não sẽ gây ra đột quỵ.
Bệnh viêm cơ tim có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe nên cần được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Kỹ thuật chẩn đoán và phương pháp điều trị bệnh viêm cơ tim
Kỹ thuật chẩn đoán bệnh
Khi nhận thấy người bệnh có các triệu chứng lâm sàng của viêm cơ tim thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán bệnh như:
- Điện tâm đồ
- Siêu âm tim
- Chụp Xquang tim phổi;
- Xét nghiệm nồng độ men tim và kháng thể kháng virus;
- Sinh thiết cơ tim…
- Cộng hưởng từ tim
- Thực hiện các xét nghiệm máu.
- Chụp động mạch vành qua da.
Phương pháp điều trị bệnh viêm cơ tim
Hiện vẫn chưa có phương pháp điều trị triệt để bệnh viêm cơ tim nhưng căn cứ vào kết quả chẩn đoán bệnh ở trên mà sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, chủ yếu các phương pháp điều trị sẽ giúp cải thiện những triệu chứng gây ra bệnh.
Các phương pháp điều trị phổ biến bệnh viêm cơ tim như:
Điều trị bằng thuốc
- Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa để đạt hiệu quả cao trong điều trị.
- Đối với những người có tình trạng suy tim sẽ được chỉ định dùng thuốc dioxin, thuốc lợi tiểu.
- Đối với người bệnh bị rối loạn chức năng tim sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc tăng co bóp ở giai đoạn cấp tính, tiếp đến điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển khi dung nạp.
Điều trị bằng các phương pháp khác
Trường hợp mắc bệnh viêm cơ tim ở mức độ nặng không thể đáp ứng các liệu pháp thông thường và khó hoạt động bình thường trở lại thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phương pháp tuần hoàn ngoài cơ thể. Đây là phương pháp hỗ trợ chức năng tim bằng thiết bị màng trao đổi oxy bên ngoài cơ thể.
Ngoài những phương pháp điều trị người bệnh sẽ cần thực hiện vệ sinh tốt tránh nguy cơ nhiễm trùng cơ tim và hạn chế nguy cơ mắc bệnh. Bên cạnh đó, tiêm vắc xin phòng một số bệnh có nguy cơ gây viêm cơ tim như rubella và cúm, hạn chế tiếp xúc với côn trùng.
Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc đã có thêm thông tin về bệnh viêm cơ tim từ đó các bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức chính xác cũng như cách điều trị bệnh. Tuy nhiên những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo mà không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.