Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh rối loạn mỡ máu

Cập nhật: 12/11/2021 06:32 | Trần Thị Mai

Rối loạn mỡ máu là gì? Các nguyên nhân gây ra bệnh? Triệu chứng nhận biết bệnh rối loạn mỡ máu như thế nào? Phương pháp điều trị và phòng ngừa bệnh ra sao?... Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn những thông  tin về bệnh rối loạn mỡ máu.  

Tìm hiểu những dấu hiệu của bệnh rối loạn mỡ máu

Rối loạn mỡ máu là tình trạng nồng độ lipid trong máu quá cao hoặc quá thấp, ở mức không ổn định. Trong đó chủ yếu có Cholesterol. Triglyceride và một số thành phần khác. Khi nồng độ Cholesterol và Triglyceride tăng cao đột ngột sẽ làm giảm đi hàm lượng mỡ máu tốt trong cơ thể và gây ra tình trạng mỡ máu.

Trên thực tế hiện nay nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu được chia làm 2 yếu tố là: Nguyên phát và thứ phát. Nguyên nhân nguyên phát sẽ do các yếu tố di truyền và nguyên nhân thứ phát là do những yếu tố khách quan tác động lên. Bao gồm như:

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu nguyên phát

Do đột biến gen làm tăng tổng hợp cholesterol, triglycerid vượt ngưỡng, điều này giúp giảm thanh thải các chỉ số trên và hiarm tổng hợp cholesterol tốt.

Nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu này thường xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi, cụ thể các trường hợp:

Di truyền theo gen lặn, người bệnh không bị béo phì nhưng có gan lá lạch lớn, thiếu máu, mắc tình trạng giảm tiểu cầu, bị viêm tụy cấp gây ra những cơn đau bụng.

Trong gia đình có nhiều người mắc làm tăng tổng hợp hoặc giảm thoái biến các lipoprotein với những biểu hiện lâm sàng như béo phì, có các ban vàng, đái tháo đường, tăng acid uric máu.

Nguyên nhân rối loạn mỡ máu thứ phát

Chế độ ăn uống, sinh hỏa có chứa nhiều chất béo, lười vận động và dùng rượu, bia thường xuyên sẽ dễ có nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu, ngoài ra còn có một số các yếu tố khác như:

  • Người bệnh mắc đái tháo đường.
  • Hội chứng Cushing.
  • Đang trong quá trình sử dụng estrogen ở phụ nữ làm tăng triglyceride do tăng tổng hợp lipoprotein tỷ trọng rất thấp.
  • Người nghiện rượu, sử dụng thường xuyên rượu, bia, các chất kích thích trong thời gian dài.
  • Mắc bệnh thận do gan tăng tổng hợp để bù vào lượng protein máu giảm do thải qua nước tiểu.
  • Người lười vận động, ít tập thể dục gây tích tụ mỡ, béo phì.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và các yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn mỡ máu mà chưa được liệt kê ở  trên. Nếu bạn dọc có thắc mắc hãy liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Những dấu hiệu nhận biết rối loạn mỡ máu

Thời điểm ban đầu người bệnh sẽ nhận thấy uể oải, mệt mỏi, trì trệ, đứng lên ngồi xuống hay bị hoa mắt chóng mặt, đôi khi chân đi không vững.

Theo thời gian lâu dần sẽ nhận thấy chân tay có dấu hiệu tê bì tay chân, đầu các ngón tay có cảm giác bị kim châm, lạnh, run, không thể cầm nắm được vật, rơi đồ vật hoặc không thể làm được những việc khéo léo.

Khi chỉ số mỡ máu tăng lên cao thì sẽ có nguy cơ mắc tai biến, trong giai đoạn này người bệnh có các triệu chứng đột quỵ nhẹ, thoáng qua với dấu hiệu là đau đầu, đau nhói, đau nửa đầu, hụt hơi thường xuyên.

Mắt mờ đột ngột,  bỗng nhiên thấy mồm hơi méo, lúc nhớ lúc quên, trí nhớ bị suy giảm… Những biểu hiện này sẽ xuất hiện thoái qua mà khó để nhận biết.

roi-loan-mo-mau
Béo phì là một trong những nguyên nhân gây ra rối loạn mỡ máu

Nếu không nhận biết sớm tình trạng rối loạn mỡ máu sẽ làm cho các phân tử mỡ xấu không được đưa đến gan để chuyển hóa, lâu dần gây ra lắng xuống thành mạch dẫn đến dày thành mạch. Thời gian kéo dài sẽ làm hình thành nên các mảng xơ vữa và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sức khỏe người bệnh như:

  • Tăng huyết áp.
  • Xơ vữa động mạch vành.
  • Nhồi máu não.
  • Nhồi máu cơ tim.
  • Đột quỵ.
  • Gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như bệnh  gout, tiểu đường…

Để hạn chế các biến chứng xảy ra và được điều trị bệnh sớm thì người bệnh cần theo dõi sức khỏe thường xuyên, đến ngay những cơ sở y tế chuyên khoa khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc rối loạn mỡ máu.

Các phương pháp điều trị rối loạn mỡ máu

Bác sĩ căn cứ vào mức độ rối loạn mỡ máu của người bệnh mà kê một số loại thuốc giúp điều chỉnh lipid cho những người có tổng mức cholesterol cao. Cụ thể:

Bác sĩ có thể chỉ định statin để điều trị cholesterol cao. Thuốc này sẽ cản trở quá trình sản xuất cholesterol trong gan.

Trong trường hợp statin không làm giảm đi mức LDL và triglyceride thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng các loại thuốc như:

  • Fibrate
  • Evolocumab và alirocumab
  • Nhóm resin gắn axit mật
  • Ezetimibe
  • Niacin
  • Lomitapide và mipomersen

Rối loạn mỡ máu là căn bệnh có thể để lại những biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh mỡ máu thì người bệnh cần thay đổi lối sống để duy trì hàm lượng lipid ở mức khỏe mạnh như:

  • Xây dựng lại chế độ ăn và sinh hoạt lành mạnh, cần ngủ đủ  giờ, ăn đúng bữa.
  • Duy trì việc luyện tập thể dục thể  thao hàng ngày với các bài tập phù hợp với thể trạng sức khỏe người bệnh. 
  • Tránh uống rượu bia, hút thuốc lá để nâng cao hơn sức đề kháng và  có thể đốt cháy được lượng mỡ trong cơ thể.
  • Điều chỉnh khẩu phần ăn phù hợp: Không nên dùng đồ ăn nhanh, đồ chiên nhiều dầu mỡ… nên ăn những loại thức ăn có chứa mỡ máu tốt như chất béo bão hòa từ mỡ thực vật như  bơ, dừa, đậu…
  • Bên cạnh đó bổ sung thêm nhiều loại rau củ, trái cây trong khẩu phần ăn hàng ngày.
  • Giữ cân nặng ở mức phù hợp, không nên thừa cân quá mức vì dễ dẫn đến rối loạn mỡ máu và nhiều bệnh lý  nghiêm trọng khác.
  • Cần đảm bảo giấc ngủ tối thiểu từ 6 đến 7 tiếng/ngày. Đối với người cao tuổi không ngủ được nhiều, cũng có thể bù vào giấc ngủ trưa...
  • Nên bỏ các thói quen xấu như hút thuốc lá, thuốc lào, uống rượu vì nó ảnh hưởng xấu tới tình trạng rối loạn mỡ máu và gây hại tới các cơ quan khác trong cơ thể.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp chị em hiểu rõ bệnh rối loạn mỡ máu, từ đó biết cách điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả nhất. Tuy nhiên nhữn g thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.