Cao huyết áp ở trẻ em là tình trạng trẻ có chỉ số huyết áp cao hơn huyết áp của 95% trẻ em khác có cùng giới tính độ tuổi và chiều cao.
Trong trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi mắc huyết áp cao thì có thể do tình trạng y tế khác gây ra. Còn đối với những trẻ em lớn hơn có các triệu chứng huyết áp cao thì cũng do nguyên nhân giống với người lớn như dinh dưỡng kém, lười vận động, dinh dưỡng không lành mạnh…
Huyết áp cao ở trẻ em là bao nhiêu?
Trong trường hợp các chỉ số huyết áp cao hơn những chỉ số bình thường ở trên thì trẻ chính là đang trong tình trạng huyết áp cao.
Có rất nhiều nguyên nhân gây cao huyết áp ở trẻ em, cụ thể như:
Trẻ em có chế độ dinh dưỡng không lành mạnh và lối sống lười vận động thụ động của trẻ đây là tăng huyết áp nguyên phát thường gặp ở trẻ em.
Trẻ mắc các bệnh lý về thận và có tiền sử mắc các bệnh lý khác như dị dạng mạch máu, rối loạn hormone và một số tác dụng phụ của thuốc cũng có thể dẫn đến cao huyết áp ở trẻ em.
Trẻ sơ sinh có thể do mắc các biến chứng khi sinh non như hẹp động mạch thận, loạn sản phế quản phổi hoặc mắc các bất thường thận bẩm sinh, hẹp eo động mạch chủ…
Yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc cao huyết áp ở trẻ em
Ngoài ra sẽ còn nhiều các nguyên nhân khác gây ra cao huyết áp ở trẻ em như môi trường sống xung quanh, người thân thường xuyên hút thuốc lá… Nếu bạn đọc có thắc mắc hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Đối với những trẻ thường xuyên tăng huyết áp sẽ có biểu hiện đau đầu, chóng mặt, mặt thường xuyên đỏ bừng, vã mồ hôi, co giật, thì lực bị ảnh hưởng, cơ thể mệt mỏi…
Bệnh cao huyết áp ở trẻ em cũng sẽ có khả năng nguy hiểm giống như khi xảy ra ở người lớn nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ra các biến chứng như suy tim, tai biến mạch máu não, suy thận…
Thậm chí cao huyết áp ở trẻ em sẽ rất khó phát hiện vì ít phụ huynh để ý tới vấn đề này và không nghĩ rằng trẻ em lại bị cao huyết áp.
Do đó tốt nhất để đảm bảo sức khỏe trẻ thì nên cho trẻ đi khám sức khỏe thường xuyên hoặc ngay khi trẻ có các dấu hiệu bất thường hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để kiểm tra.
Để chẩn đoán chính xác cao huyết áp ở trẻ em thì việc đo huyết áp sẽ là cách xác định chính xác được mức độ và chỉ số huyết áp của trẻ. Dưới đây là một số kỹ thuật được dùng trong chẩn đoán cao huyết áp ở trẻ như:
Nếu không được chữa trị sớm và đúng cách, cao huyết áp ở trẻ em có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như đột quỵ, nhồi máu cơ tim hoặc suy thận. Do đó phụ huynh cần chú ý đến các cách để kiểm soát tốt mức huyết áp cho trẻ, cụ thể như:
Nhóm đối tượng là trẻ em có thể sẽ chưa thể tự ý thức về việc phòng ngừa tăng huyết áp cho trẻ nên các bậc phụ huynh cần chú ý phòng ngừa giúp con trẻ. Có rất nhiều các biện pháp để phòng ngừa tốt tình trạng cao huyết áp ở trẻ em. Cùng theo dõi dưới đây:
Cân bằng khẩu phần ăn hàng ngày cho trẻ với chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm ăn phù hợp. Tránh cho trẻ ăn nhièu thực phẩm có đường, dầu mỡ, thức ăn nhanh, chất kích thích, đồ uống có ga..
Dùng các loại rau củ quả bổ sung chất xơ và cung cấp đủ các loại vitamin để trẻ được phát triển toàn diện hơn.
Cho trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời, tham gia vui chơi, tập luyện thể thao để trẻ trở nên năng động hơn và cái chính là rèn luyện sức khỏe.
Không nên để trẻ ngồi quá lâu ở trước màn hình tivi, chơi game...
Các đồ ăn nhanh, ăn vặt là thực phẩm được trẻ yêu thích sử dụng hiện nay cùng với đó cha mẹ bận rộn thường xuyên cho trẻ ăn các thực phẩm đó nên hình thành thói quen và gây ảnh hưởng đến huyết áp của trẻ.
Nên hạn chế điều này để ngăn ngừa các bệnh lý như thừa cân, béo phì, ổn định huyết áp...
Căng thẳng chính là nguyên nhân làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp, ở cả người lớn lẫn trẻ nhỏ. Trẻ cũng có thể bị Stress khi áp lực học hành quá lớn, tâm lý căng thẳng mệt mỏi từ cha mẹ, bạn bè, gia đình...
Khi đó cha mẹ nên dành thời gian chơi với con để trẻ được thư giãn và giảm bớt căng thẳng.
Hy vọng những thông tin về bệnh cao huyết áp trẻ em ở trên được các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ đã giúp các bậc phụ huynh có thêm kiến thức về căn bệnh này và có cách phòng ngừa hữu hiệu cho trẻ em. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn đọc nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa nếu có thắc mắc.
Xử lý vết thương hở đúng cách như thế nào?
Các vết thương, vết rách trên da dù nhỏ hay lớn đều có thể bị nhiễm trùng nghiêm trọng nếu không được xử lý đúng cách và kịp thời. Vì vậy, bạn hãy...
Các kỹ thuật nào được dùng trong chẩn đoán bệnh Alkapton niệu?
Alkapton niệu là một tình trạng di truyền hiếm xảy ra khi cơ thể bạn không thể sản xuất đủ lượng enzym dioxygenase homogentisic. Bệnh này còn được...
Những điều cần biết về hội chứng Reye ở trẻ em
Hội chứng Reye là một căn bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm vì đối tượng thường gặp là trẻ em. Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời...
Các bí kíp làm hết nghẹt mũi khi ngủ hiệu quả
Chắc hẳn trong mỗi chúng ta đều đã từng bị nghẹt mũi trong lúc ngủ với cảm giác rất khó chịu. Hôm nay, để giải quyết vấn đề đó, chúng ta hãy cùng...
Bệnh rối loạn tuần hoàn não và cách điều trị hiệu quả
Rối loạn tuần hoàn não là gì? Bệnh có nguy hiểm không? Để giải đáp, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu các thông tin dưới...