Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Bệnh sa sinh dục là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh sa sinh dục sớm?

Cập nhật: 10/07/2021 16:39 | Trần Thị Mai

Sa sinh dục là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn cổ tử cung ra khỏi âm hộ. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và lao động của phụ nữ. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới để tìm hiểu các thông tin về bệnh sa sinh dục.

Bệnh sa sinh dục là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh sa sinh dục sớm?

Bệnh sa sinh dục là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh sa sinh dục 

Sa sinh dục hay còn gọi là sa dạ con hay sa tử cung. Tuy nhiên thực tế thì không chỉ dạ con mà thường cả bàng quang và trực tràng sa vào trong âm đạo. Đối với trường hợp nặng thì các tạng trên có thể sa  ra ngoài âm đạo.

Bệnh sẽ không gây ra các nguy hiểm đến tính mạng nhưng phần đa các chị em thường cam chịu, giấu bệnh nên sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống, đặc biệt là gặp vấn đề trong quan hệ vợi chống và các rối loạn tiểu tiện.

Theo thống kê của Bộ Y tế thì có khoảng 10% phụ nữ Việt Nam mắc bệnh sai sinh dục sau sinh và thường độ tuổi từ 40 – 60 tuổi sẽ có khả năng cao mắc bệnh. Bên cạnh đó những phụ nữ đẻ quá sớm hoặc đẻ nhiều, không được đỡ đẻ an toàn đúng kỹ thuật thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh này. Người đi làm quá sớm sau sinh rất dễ bị mắc sa sinh dục.

Có những trường hợp phụ nữ chưa sinh đẻ nhưng vẫn có thể mắc bệnh sa sinh dục đây là do thể trạng yếu, dây chằng mỏng, tử cung ở tư thế trung gian nên khi có áp lực mạnh trong ổ bụng sẽ đẩy tử cung xa dần xuống.

Căn cứ theo mức độ của bệnh mà sẽ có các cấp độ bệnh khác nhau. Cụ thể như:

  • Sa sinh dục độ 1: Tử cung sa xuống và thập thò vùng âm đạo.
  • Sa sinh dục độ 2: Lúc này tử cung lộ ra ngoài âm đạo, thân nằm trong âm đạo.
  • Sa sinh dục độ 3: Toàn bộ phần tử cung đã sa hẳn ra bên ngoài  âm đạo.

Ngoài ra sẽ còn có nhiều nguyên nhân và yếu tố khác gây ra bệnh sa  sinh dục mà chưa liệt kê ở trên. Nếu  bạn đọc thắc  mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Dấu hiệu nhận biết bệnh sa sinh dục

Tùy thuộc vào từng người với mức độ sa khác nhau mà sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau. Đối với những trường hợp sa tử cung nhẹ  sẽ không gây ra triệu chứng gì nhưng khi mức độ sa nhiều hơn thì sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Một số các triệu chứng sa sinh dục mức độ trung bình hoặc nặng như:

  • Có cảm giác căng tức hoặc trằn nặng ở vùng chậu.
  • Xuất hiện khối mô sa ra ngoài từ âm đạo.
  • Mắc các triệu chứng rối loạn đi tiểu như khó tiểu hoặc tiểu không kiểm soát được.
  • Luôn có cảm giác  như ngồi trên trái bóng hoặc trong âm đạo có vật gì đó.
  • Âm đạo luôn thấy chật chội khi quan hệ tình dục.
  • Đôi khi có cảm giác muốn rặn đẻ vì các tĩnh mạch ở vùng đáy chậu bị sa sung huyết, cùng với đó áp lực trong thành bụng dồn xuống vùng đáy chậu  đã bị suy yếu hoặc bị đau vùng thắt lưng.
  • Trường hợp nghiêm trọng nếu sa sinh dục kèm theo sa trực tràng thì đại tiện sẽ có cảm giác chưa hết phân ở trực tràng và có thể bị táo bón.
  • Các triệu chứng sẽ xuất hiện nhiều hơn vào buổi chiều tối, tuy nhiên cảm giác thường không rõ rệt vào buổi sáng.

Để tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng thì ngay khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ mắc sa sinh dục thì bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.

benh-sa-sinh-duc
Các bài tập sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh sa sinh dục

Các phương pháp điều trị sa sinh dục

Để điều trị sa sinh dục thì tùy thuộc vào mức độ bệnh và đối tượng của bệnh nhân mà sẽ đưa ra phương pháp điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật phù hợp hơn.

Phương pháp điều trị nội khoa

Những trường hợp mắc sa sinh dục độ I, II, hoặc các bệnh nhân cao tuổi, người mắc bệnh mãn tình, không thể phẫu thuật thì sẽ được chỉ định dùng phương pháp điều trị nội khoa bằng cách dùng thuốc, tập bài phục hồi chức năng.

Thực hiện các phương pháp không phẫu thuật như:

  • Giảm cân để tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực lên ổ bụng.
  • Không khiêng vác vật nặng.
  • Thực hiện các động tác giúp tăng cường sức mạnh cân cơ vùng chậu.
  • Áp dụng liệu pháp estrogen âm đạo tại chỗ. Tuy nhiên cần chú ý rằng việc sử dụng estrogen sẽ áp dụng cho việc điều trị các bệnh lý khác đi kèm mà không nhằm mục đích điều trị bệnh sa tử cung đơn thuần.
  • Đặt vòng nâng đỡ tử cung Pessary qua âm đạo.

Dùng phương pháp phẫu thuật

Đối với các trường hợp mắc sa sinh dục ở mức độ nghiêm trọng, người bệnh tiểu không tự chủ, sa bàng quang, sa trực tràng hoặc sa thành âm đạo sau thì sẽ được chỉ định bác sĩ chuyên khoa thực hiện phẫu thuật.

Phẫu thuật phổ biến được dùng trong điều trị sa sinh dục là: treo tử cung, cắt tử cung.

Đối với phẫu thuật treo tử cung bác sĩ sẽ đưa tử cung về đúng vị trí cũ bằng cách thu ngắn các dây chằng hoặc dùng vật liệu tổng hợp để thay thế những cơ sàn chậu nâng đỡ các cơ quan vùng chậu. Tuy nhiên phẫu thuật này không áp dụng cho các  thai phụ dự tính mang thai vì bệnh có thể trở nặng hơn vì tăng áp lực vùng chậu do mang thai.

Phẫu thuật ngăn ngừa sa mỏm cắt âm đạo: Sau khi cắt tử cung, bác sĩ sẽ cố định mỏm cắt vào xương cùng để khắc phục sa thành âm đạo.

Song song với việc điều trị bệnh thì bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc sức khỏe, tập thể dục đều đặn để tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu nhằm đối phó với bệnh sa tử cung và từ đó ngăn chặn được các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe mẹ và bé.

Xây dựng chế độ ăn hàng ngày nhiều rau, hoa quả, uống nhiều nước để tránh trường hợp bị táo bón. Đồng thời duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh béo phì để từ đó điều trị tận gốc các bệnh lý làm gia tăng áp lực vùng chậu.

Hy vọng các thông tin ở trên được giảng viên ngành Cao đẳng Điều dưỡng của nhà trường chia sẻ về bệnh sa sinh dục  đã giúp bạn đọc có thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích. Bạn đọc hãy thường xuyên ghé chuyên mục này để tham khảo thêm nhiều tin tức về bệnh lý khác.