Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết

Cập nhật: 08/11/2018 15:38 | Nhâm PT

Chúng ta vẫn thường hay nghe đến xét nghiệm glucose hay lượng glucose trong máu. Vậy glucose là gì và chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?

Xét nghiệm glucose và chỉ số glucose trong máu bình thường bạn nên biết

Glucose là gì?

Glucose là tên khoa học của một thứ rất quen thuộc với chúng ta hàng ngày: đường. Glucose rất quan trọng với cơ thể con người vì nó là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tất cả các hoạt động. Đó là nguyên nhân vì sao khi đói chúng ta hay thấy mệt mỏi, chóng mặt, có khi bị ngất, do lượng đường cung cấp cho cơ thể không đủ, dẫn đến “hạ đường huyết” (giảm lượng đường trong máu).

Glucose có mặt trong hầu hết các đồ ăn thức uống thường ngày. Trong quá trình tiêu hóa, các enzim sẽ phân tách glucose ra từ thức ăn, sau đó glucose được đốt cháy tại các tế bào tạo ra năng lượng cùng khí CO2 và H2O. Gan, tuyến tụy và một số hormone khác có vai trò điều tiết lượng glucose trong cơ thể người.

Glucose rất quan trọng với cơ thể con người

Glucose rất quan trọng với cơ thể con người

Chỉ số glucose và định lượng trong máu

Chỉ số glucose trong máu, hay còn gọi là chỉ số đường huyết, thể hiện định lượng glucose có trong máu của bạn.

Định lượng glucose là gì? Đó là nồng độ glucose ở trong máu. Với mỗi người, chỉ số này là không giống nhau, thậm chí nó còn thay đổi theo từng phút. Nó có vai trò xác định xem bạn có bị bệnh tiểu đường hay không.

Bình thường, chỉ số này sẽ ở khoảng 70 mg/dl – 92 mg/dl (tương đương 3,9 mmol/l – 5,0 mmol/l) khi bạn vừa thức dậy vào buổi sáng và chưa ăn uống gì. Sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng thì nồng độ glucose là <120 mg/dl (6,6 mmol/l). Nếu chỉ số đường huyết ở mức cao hơn thì có khả năng bạn bị tiểu đường hoặc rối loạn dung nạp glucose.

Xét nghiệm glucose là gì?

Nếu nghi ngờ mình bị tiểu đường, làm xét nghiệm glucose (hay còn gọi là xét nghiệm đường huyết) sẽ giúp bạn xác định chính xác mình có mắc bệnh hay không. Xét nghiệm sẽ đo lượng đường có trong máu của bạn vào lúc lấy mẫu thử. Mẫu có thể lấy vào lúc đói (8 – 10 tiếng không ăn) hoặc vào một thời điểm ngẫu nhiên. Hoặc họ sẽ tiến hành xét nghiệm mức độ dung nạp glucose (OGTT) và lấy mẫu thử là một bước trong đó.

Mẫu máu xét nghiệm được lấy từ tĩnh mạch (thường là mặt trong khuỷu tay). Các bác sĩ hoặc y tá sẽ sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn y tế, sau đó dùng dây garo buộc phần cánh tay trên vị trí đó, giúp tĩnh mạch căng lên, lấy máu dễ dàng hơn. Thường khi đâm kim tiêm vào sẽ gây đau tùy từng người, có người thấy chỉ như côn trùng chích, có người lại thấy đau ở mức độ vừa, có người lại không đau…

Xét nghiệm glucose giúp xác định bệnh đái tháo đường

Xét nghiệm glucose giúp xác định bệnh đái tháo đường

Nếu chỉ số glucose trong máu ở mức bình thường (như đã nêu ở trên) thì bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, với phụ nữ có thai thì chỉ số đường huyết này thấp hơn bình thường, chỉ khoảng 70,9 mg/dl ± 7,8 (3,94 mmol/l ± 0,43) vào lúc đói.

Tại sao phải đo chỉ số đường huyết?

Glucose tất nhiên là một nguồn cung cấp năng lượng không thể thiếu cho cơ thể nhưng khi nồng độ glucose tăng quá cao, nó gây ra nhiều nguy hiểm:

  • Giảm khả năng tiết insulin (một loại hormone điều tiết glucose trong máu) của tuyến tụy, khiến tuyến tụy phải làm việc quá tải và dễ hư hỏng.
  • Làm mạch máu xơ cứng, dẫn đến xơ vữa động mạch, có thể dẫn đến các biến chứng như suy thận (phải lọc máu nhân tạo), đột quỵ não, nhồi máu cơ tim, suy giảm miễn dịch, suy giảm thị lực, hỏng các dây thần kinh, chậm lành vết thương (nhiều vết thương gây viêm loét và phải cắt bỏ bộ phận đó),…

Như vậy, xét nghiệm glucose là một xét nghiệm quan trọng, giúp phát hiện và chữa trị kịp thời bệnh tiểu đường, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, để duy trì chỉ số đường huyết ổn định, chúng ta cũng nên có một chế độ ăn uống hợp lý, ít đồ ngọt, kết hợp vận động, tập luyện sức khỏe thường xuyên.  

Cao đẳng xét nghiệm Y học Tổng hơp