Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Cập nhật: 08/11/2018 15:38 | Nhâm PT

Huyết thanh và huyết tương là hai thành phần cơ bản của tế bào máu trong cơ thể mỗi con người. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì? Huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Huyết thanh là gì?

Có thể bạn chưa biết, khái niệm huyết thanh được chia thành 2 loại:

Trong từ điển Anh – Việt, huyết thanh được định nghĩa là một sản phẩm chăm sóc da ở dạng lỏng, có nồng độ chất dưỡng tương đối cao. Mỗi loại huyết thanh có thể chứa tới 70% dưỡng chất, gấp tới 10 lần so với kem dưỡng da thông thường. Huyết thanh này được chia thành hai loại: huyết thanh chứa gốc nước và huyết thanh chứa gốc cầu.

Sự khác biệt giữa huyết thanh và huyết tương

Sự khác biệt giữa huyết thanh và huyết tương

Trong y học, huyết thanh được nhận định là một thành phần nước có trong máu được tách ra từ các tế bào hồng cầu, bạch cầu và protein đông máu trong quá trình đông máu. Hay nói cách khác, huyết thanh chính là huyết tương đã loại bỏ những chất chống đông ra bên ngoài.

Huyết tương là gì?

Huyết tương là một trong hai thành phần chính của máu. Đây là phần vô hình, có màu vàng, chứa chủ yếu là nước. Ngoài ra, huyết tương còn chứa nhiều chất quan trọng đối với sự phát triển và chuyển hóa của cơ thể như albumin, các yếu tố đông máu, các kháng thể, đường, vitamin, muối khoáng, hormone, các men,…

Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể. Chẳng hạn như sau bữa ăn, huyết tương có màu vàng đục và sau khi ăn từ 1 – 2h sẽ chuyển sang màu vàng chanh. Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng trong truyền máu vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.

Huyết tương và huyết thanh được ứng dụng ra sao trong y học?

Ứng dụng của huyết thanh trong y học

Huyết thanh được sử dụng nhiều nhất trong các trường hợp chữa và dự phòng một số bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, nó còn có thể được truyền vào máu với mục đích bổ sung một số loại dưỡng chất mà máu thiếu hụt, cũng như được sử dụng trong một số trường hợp như điều trị thiếu hụt miễn dịch, dị ứng và dự phòng bệnh tan máu bẩm sinh (Thalassemia).

Trong chữa và dự phòng các bệnh nhiễm trùng: huyết thanh chỉ có tác dụng đối với những bệnh mà cơ chế bảo vệ cơ thể chủ yếu là nhờ miễn dịch dịch thể. Chẳng hạn như huyết thanh kháng uốn ván (SAT) và huyết thanh kháng bạch cầu (SAD). Bên cạnh đó, còn có huyết thanh kháng ho gà, kháng sởi, huyết thanh kháng virus viêm gan, virus quai bị,…

Huyết tương và huyết thanh đều cùng là thành phần dịch thể của máu, khác biệt dễ nhận thấy là trong huyết tương có fibrinogen và các thành phần vật chất có liên quan với sự ngưng tụ máu, còn trong huyết thanh thì không có các thành phần này nên nó không làm đông máu và trong hơn huyết tương.

Ứng dụng của huyết tương trong y học

Huyết tương được ứng dụng chủ yếu trong truyền máu. Và với sự phát triển của khoa học công nghệ trong y học hiện đại ngày nay, thay vì việc truyền máu toàn phần thì nguyên tắc cơ bản của truyền máu hiện đại chính là chỉ sử dụng loại chế phẩm máu mà người bệnh cần nhằm phát huy tối đa hiệu quả và hạn chế tối thiểu những tai biến truyền máu.

 Ứng dụng của huyết tương trong y học

Huyết tương được ứng dụng nhiều trong y học

Trong các chế phẩm máu được dùng trong truyền máu, các chế phẩm chứa huyết tương được sử dụng khá phổ biến, chủ yếu là huyết tương giàu tiểu cầu và huyết tương tươi đông lạnh.

Huyết tương giàu tiểu cầu là loại huyết tương chứa phần lớn tiểu cầu , bạch cầu được điều chế từ 1 đến 2 đơn vị máu toàn phần tươi. Đây là chế phẩm tiểu cầu ở dạng thô với hiệu quả điều trị tương đối hạn chế. Mặc dù chưa có chỉ định chính thức nào nhưng hiện nay được một số bác sĩ chỉ định dùng trong điều trị sốt xuất huyết Dengue. Ngoài ra, hiện nay, huyết tương giàu tiểu cầu còn được ứng dụng trong xương khớp, điều trị rụng tóc – hói đầu và trong thẩm mỹ làn da.

Huyết tương tươi đông lạnh là huyết tương được tách ra từ máu toàn phần và được để đông lạnh trong vòng 6h sau khi lấy dự trữ ở -18C. Một đơn vị huyết tương tươi đông lạnh có thể tích khoảng từ 200-300ml và chứa một lượng các yếu tố đông máu, albumin và immunoglobulin. Huyết tương tươi đông lạnh được chỉ định trong một số trường hợp để điều trị các rối loạn đông máu do thiết hụt một hoặc nhiều các yếu tố đông máu ở người bệnh như điều trị quá liều thuốc chống đông warfarin; đông máu rải rác trong lòng mạch; thay thế tình trạng bị thiếu nhiều yếu tố đông máu trong bệnh gan hoặc một số bệnh lý khác;…

Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn tổng hợp!