Nguyên nhân gây ra bệnh sán lá gan
Sán lá gan là loài ký sinh trùng có hình giống như chiếc lá với kích thước khá bé, có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa và gây ra nhiều loại bệnh lý ở trong những cơ quan khác của cơ thể.
Căn cứ vào đặc trưng của loài sán lá gan mà được phân loại thành :
- Sán lá gan nhỏ với các tên như Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini và Opisthorchis felineus.
- Sán lá gan lớn có 2 loại Fasciola hepatica và Fasciola gigantica.
Sán lá gan có thể chia làm thành 2 giai đoạn nhiễm bệnh, cụ thể như:
Giai đoạn xâm nhập vào gan
Do người bệnh uống nước hoặc ăn loại rau sống có chứa loại ký sinh trùng sán lá gan xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa. Trong đường tiêu hóa khi sán lá gan đến phần tá tràng sẽ tiến sâu hơn vào phúc mạc bụng tiếp đến di chuyển đến gan. Từ đây chúng cũng có thể xuyên thủng bao gan và gây bệnh từ đây, cho đến nhu mô gan thì sán cũng sẽ di chuyến đến cơ quan khác gây ra sán lạc chỗ ở vùng bụng, thành ruột hoặc thành dạ dày.
Sau thời gian khoảng 2 tuần kể từ khi sán lá gan xâm nhập vào cơ thể thì hệ miễn dịch sẽ sản sinh ra để chống lại ký sinh trùng này.
Giai đoạn xâm nhập đường mật
Trường hợp sán lá gan xâm nhập vào đường mật và sống ký sinh trong đó suốt một thời gian dài và lâu dần ký sinh vào nhu mô gan. Trong hệ thống đường mật sán lá gan sẽ phát triển dần và theo đường mật xuống ruột, tiếp đến theo phân ra ngoài và lây cho những đối tượng khác. Tuổi thọ của sán lá gan có thể kéo dài đến hàng chục năm.
Bệnh sán lá gan hầu hết lây cho người bệnh qua đường tiêu hóa khi ăn phải những đồ ăn, nước uống có chứa sán. Bên cạnh đó thì cũng có thể gây ra lây truyền từ người này sang người khỏe mạnh qua đường tiêu hóa.
Các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sán lá gan như:
- Người thường xuyên sống ở những nơi có số lượng người nhiễm sán lá gan nhiều như những vùng sông nước, khu chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm…
- Người hay ăn rau sống, thịt cá sống hoặc ăn rau sống ở vùng có nhiễm dịch sán lá gan.
Ngoài ra thì sẽ còn có những yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sán lá gan mà chưa được liệt kê ở trên. Người bệnh thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.
Các triệu chứng nhận biết bệnh sán lá gan
Một số các dấu hiệu để nhận biết chính xác tình trạng sán lá gan như:
- Xuất hiện triệu chứng đau vùng gan: Có cảm giác đau ở bụng gần vị trí gan kèm theo cảm giác đau âm ỉ, sau đó cảm giác đau lan rộng sang bên trái và lan đến vùng thượng vị. Cũng có những trường hợp người bệnh chỉ cảm thấy cảm giác khó chịu, đầy bụng và buồn nôn.
- Bị tiêu chảy kèm theo các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
- Có triệu chứng sốt nhẹ kèm theo tình trạng rét run, cũng có khả năng cắt sốt trong thời gian ngắn.
- Đau đầu chóng mặt, vã mồ hôi ngay cả khi không hoạt động.
- Bề mặt da tái xanh do thiếu máu hoặc vàng da, nổi mề đay.
- Gan sưng to và có trường hợp cảm nhận được khi sờ thấy, điều này tùy thuộc vào mức độ mắc bệnh của người bệnh.
- Trong ổ bụng có xuất hiện dịch.
- Cơ thể người bệnh mệt mỏi, ăn không ngon miệng dẫn đến tình trạng sụt cân.
Các triệu chứng của bệnh sán lá gan rất dễ nhầm lẫn với những bệnh lý khác nên rất khó để nhận biết bệnh để điều trị được trong giai đoạn sớm. Thường đến khi xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng mới phát hện mới có thể phát hiện ra bệnh và điều trị.
Bệnh Sán lá gan có nguy hiểm không?
Bệnh sán lá gan có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh, đặc biệt là loại sán lá gan lớn khi xâm nhập vào dạ dày, tá tràng sẽ giải phóng ra các ấu trùng. Tiếp đến ấu trùng sẽ di chuyển xuyên qua thành tá tràng, ổ bụng và sinh trưởng, phát triển ở nhu mô. Sán lá gan trong quá trình phát triển ở gan sẽ tiết ra những chất độc làm phá hủy nhu mô gan lâu dần gây ra áp xe gan, các bệnh gan.
Trong thời gian dài từ 2 - 3 tháng phát triển ở nhu mô gan thì sán lá gan có thể thể tiếp tục chui vào đường mật, đẻ trứng và ký sinh lâu dần gây ra ung thư đường mật.
Có những trường hợp người bệnh bị sán lá gan di chuyển đến các cơ quan khác và gây ra ảnh hưởng đến da, khớp, vú, dạ dày, đại tràng…
Đối với sán lá gan nhỏ khi xâm nhập vào nhu mô gan thì sẽ dần phát triển, đẻ trứng ở những đường dẫn mật trong khoảng 1 tháng kể từ khi sán vào cơ thể người. Sán lá gan ký sinh ở trong ống dẫn mật trong gan thì sẽ gây ra các tổn thương nghiêm trọng ở gan, ống mật gây ra xơ gan, tắc ống dẫn mật… Không được điều trị sớm có thể gây ra áp xe gan, xơ gan cổ trướng phát hiện muộn sẽ có tỷ lệ tử vong cao.
Điều trị bệnh sán lá gan như thế nào?
Khi nghi ngờ người bệnh đang có triệu chứng cảnh báo nhiễm sán lá gan thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ, xét nghiệm máu... từ đó điều trị theo đúng phác đồ để cải thiện nhanh chóng các triệu chứng khó chịu.
Trong quá trình điều trị người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không được tự ý dừng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
Để hạn chế tối đa các phương thức lây truyền của bệnh sán lá gan thì mọi người có thể thực hiện các biện pháp dưới đây để phòng bệnh tốt hơn, cụ thể:
- Ăn chín uống sôi không nên ăn các loại cá, ốc sống, những loại rau sống mọc ở dưới nước. Tốt nhất nên nấu chín các loại đồ ăn, thực hiện uống sôi để hạn chế sán lá gan có thể lây truyền gây bệnh.
- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.
- Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hạn chế tiếp xúc với rác thải, phân...
- Tuyệt đối không sử dụng phân tươi để bón rau, nên có phương án quản lý tốt phân người và phân động vật.
- Sử dụng nước sạch để ăn uống.
Qua bài viết ở trên bạn đọc đã có thêm nhiều thông tin về bệnh sán lá gan, tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.