Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Sử dụng kỹ thuật nào trong chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị?

Cập nhật: 25/09/2020 15:05 | Trần Thị Mai

Co thắt tâm vị là một rối loạn chức năng mà thực quản không thể đẩy thức ăn xuống dạ dày và cơ vòng dưới thực quản mở ra không hoàn toàn dẫn đến ứ đọng thức ăn ở thực quản. Căn bệnh này sẽ gây ra sự khó khăn cho việc lưu thông thực phẩm và chất lỏng xuống dạ dày. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này dưới bài viết nhé các bạn!  

Sử dụng kỹ thuật nào trong chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị?

Nguyên nhân gây ra tình trạng co thắt tâm vị phần lớn là do sự thoái hóa của các cơ thực quản và bên cạnh đó các dây thần kinh điều khiển đã bị ảnh hưởng. Các triệu chứng của co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản bị mất đi khả  năng bóp thức ăn xuống, lúc này van cơ giữa thực quản và  dạ dày không giãn ra hoàn toàn.

Bệnh co thắt tâm vị có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Nếu còn thắc mắc về nguyên nhân gây ra bệnh này thì hãy hỏi trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết, rõ ràng hơn.

Các triệu chứng của bệnh co thắt tâm vị

Một số các dấu hiệu giúp nhận biết nhanh chóng bệnh co thắt tâm vị như:

  • Có cảm giác đau ngực sau phần xương ức hoặc người bệnh sẽ thấy vùng ngực bị đè ép xuống. Khó xác định được nguyên nhân gây ra đau và khó chịu ở vùng ngực.
  • Việc nuốt thức ăn trong các bữa ăn hoặc ngay thức ăn lỏng và rắn thì đều gặp khó khăn. Luôn có cảm giác thức ăn ứ lại ở vùng ngực. Kèm theo đó sẽ là cảm giác đau, tuy nhiên triệu chứng nuốt khó sẽ xuất hiện thất thường chứ không thường xuyên.
  • Sau quá trình ăn còn bị ợ, trào ngược thức ăn chính điều này làm cho người bệnh sợ ăn. Bệnh nhân sụt cân, suy kiệt do ăn kém.
  • Ợ nóng, buồn nôn và nôn ọe. Ngay cả lúc ngủ ban đêm cũng có thể nôn ọe, tuy nhiên sẽ rất nguy hiểm vì có thể sẽ bị viêm phổi do hít sặc thức ăn.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng khác như trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân hoặc các triệu chứng về hô hấp có liên quan đến sặc thức ăn hoặc viêm phổi hít.

Nếu không được điều trị kịp thời và tình trạng co thắt tâm vị kéo dài thì người bệnh có thể gặp phải các biến chứng khác về sức khỏe như: chảy máu niêm mạc thực quản, thực quản bị hẹp, viêm loét niêm mạc thực quản, áp xe phổi, đặc biệt nghiêm trọng hơn là gây tắc khí phế quản làm cản trở đường thở điều này đe dọa đến tính mạng.

Kỹ thuật chẩn đoán bệnh co thắt tâm nhĩ

Khi người bệnh có các dấu hiệu của việc co thắt tâm vị thì đến cơ sở y tế chuyên khoa, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số kỹ thuật như:

  • Dùng công cụ đo áp lực thực quản: bằng cách sử dụng đặt ống trong thực quản của bạn khi nuốt sẽ giúp chẩn đoán co thắt tâm vị qua việc ghi lại hoạt động của cơ nhằm kiểm tra xem có hoạt động tốt không.
  • Chụp X-quang, nội soi hoặc các kỹ thuật để chẩn đoán bệnh co thắt tâm vị dựa vào hình ảnh. Việc sử dụng các kỹ thuật chẩn đoán bằng cách đưa ống có gắn máy quay nhỏ vào phần thực quản.
  • Kỹ thuật nuốt barium: Bác sĩ sẽ chỉ định bạn nuốt barium dạng lỏng và họ sẽ thông qua hình ảnh X-quang để theo dõi sự chuyển động của barium.
co-that-tam-vi
Nôn ọe là một trong những triệu chứng của bệnh co thắt tâm vị

Các phương pháp điều trị bệnh co thắt tâm vị

Tất cả các phương pháp dùng trong điều trị bệnh co thắt tâm vị đều nhằm mục đích ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh để cải thiện việc di chuyển thức ăn xuống dạ dày của thực quản. Một số các phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay trong điều trị co thắt tâm vị như:

Sử dụng thuốc

Đối với những bệnh nhân trong tình trạng nặng mà không thể thực hiện được bằng phương pháp can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật. Dùng thuốc sẽ có tác dụng giúp giãn cơ vòng để thực phẩm đi xuống được dễ dàng hơn.

Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị như: thuốc an thần, thuốc giãn cơ thắt thực quản, thuốc giảm co thắt… Tuy nhiên sử dụng thuốc chỉ có tác dụng ngắn hạn mà không thể điều trị tận gốc tình trạng co thắt tâm vị.

Nong thực quản

Mục đích của phương pháp này để làm đứt những sợi cơ vòng phía dưới thực quản từ đó giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản và nhanh chóng ngăn ngừa được sự tắc nghẽn ở bệnh nhân co thắt tâm vị.

Phẫu thuật cắt cơ quan thực quản

Đây là một phẫu thuật mà bác sĩ sẽ chỉ định tùy theo từng trường hợp khác nhau. Ban đầu sẽ thực hiện bằng cách rạch một vết để tiếp cận và cắt đứt cơ vòng nhằm có thể điều chỉnh được cơ vòng để lượng thức ăn xuống dạ dày di chuyển dễ dàng hơn.

Thông thường phẫu thuật này sẽ được thực hiện nội soi ít xâm lấn, hạn chế tai biến và không để lại nguy cơ viêm dính, người bệnh nhanh chóng hồi phục hơn. Tuy nhiên sau khi phẫu thuật nội soi thì người bệnh sẽ dễ có các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Các trường hợp không được sử dụng phương pháp phẫu thuật như:

  • Sức khỏe người bệnh không đủ thể lực để chuẩn bị và bắt đầu cho ca phẫu thuật.
  • Tiền sử bản thân người bệnh có nhiều loại bệnh khác nhau.
  • Mắc ung thư thực quản.
  • Trước đó đã từng mổ viêm phúc mạc, tắc ruột.
  • Mắc bệnh lý rối loạn đông máu.
  • Chỗ thành bụng bị nhiễm khuẩn.

Thay đổi chế độ ăn uống phù hợp

Thường xuyên ăn thức ăn lỏng nhưng vẫn cần đủ lượng calo cần thiết và hãy chia thành nhiều bữa trong một ngày để không gây áp lực bữa ăn nên thực quản.

Tránh xa rượu, bia, thuốc lá, nước lạnh, các loại gia vị hành tỏi….

Uống nhiều nước hơn khi ăn.

Bài viết của các thầy cô khoa dược tại Cao đẳng Dược HCM về bệnh co thắt tâm vị chỉ mang tính chất tham khảo và không thay thế được việc chẩn đoán, chỉ định điều trị của các bác sĩ chuyên khoa. Hãy theo dõi các bài viết tiếp theo cùng chuyên mục này của nhà trường để cập nhật thêm nhiều kiến thức y khoa hữu ích nhé!