Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Những triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng sỏi thận và cách khắc phục hiệu quả

Cập nhật: 16/02/2022 11:53 | Trần Thị Mai

Bệnh sỏi thận xảy ra phổ biến ở đường tiết niệu gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về bệnh sỏi thận.  

Những triệu chứng cảnh báo sớm tình trạng sỏi thận và cách khắc phục hiệu quả

Nguyên nhân gây ra sỏi thận

Sỏi thận là bệnh lý sỏi đường tiết niệu gặp nhiều ở nam giới trung niên do cấu tạo đường tiết niệu phức tạp hơn nữ giới nên sỏi sẽ khó tự đào thải hơn.

Hiện tượng sỏi thận xuất hiện do các muối và chất khoáng lắng cặn trong thận và đường tiết niệu sau đó cặn kết tinh lại với nhau tạo thành những tinh thể muối khoáng được gọi là sỏi thận.

Đối với những trường hợp sỏi nhỏ thì sẽ được bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và không hề gây đau nhưng nếu các sỏi có kích thước lớn thì sẽ gây đau đơn và chúng di chuyển từ bể thận xuống niệu quản, bàng quang gây ra các tổn thương cho đường tiết niệu.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh sỏi thận, phần lớn sẽ do các thói quen sinh hoạt hàng ngày, cụ thể như:

  • Uống quá ít nước mỗi ngày: Không đủ lượng nước đưa vào cơ thể thì hệ tuần hoàn thận sẽ bị ảnh hưởng như chức năng lọc giảm, nước tiểu bị đặc và nồng độ các ion, muối khoáng cao tạo kết tinh thành sỏi.
  • Chế độ ăn uống hàng ngày không lành mạnh như ăn mặn, các món ăn có quá nhiều dầu mỡ tạo ra trở ngại cho hệ tuần hoàn thận. Các thực phẩm có chức các gốc muối như cần tây, rau muống… đều là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
  • Do thói quen nhịn tiểu: Việc nhịn tiểu sẽ làm tích tụ ở bàng quang, bể thận các chất khoáng, lâu dần sẽ hình thành sỏi thận.
  • Người mắc các dị tật đường tiết niệu bẩm sinh sẽ tạo nên sỏi thận do cơ chế tương tự như việc nhịn tiểu.
  • Mắc các bệnh lý như nhiễm trùng đường sinh dục, tiết niệu cũng sẽ tạo ra nguy cơ hình thành nên sỏi thận.
  • Việc sử dụng sai cách hoặc quá lạm dụng các loại thuốc như thiazide, theophyline, thuốc lợi tiểu, glucocorticoids… trong thời gian dài sẽ hình thành sỏi thận ở đường tiết niệu.

Bên cạnh đó còn các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận như:

  • Gia đình có tiền sử mắc sỏi đường tiết niệu.
  • Người béo phì dễ có nguy cơ bị sỏi thận.
  • Mắc các bệnh đường tiêu hóa hoặc trước đó đã từng phẫu thuật.
  • Người có vấn đề về sức khỏe như nhiễm toan ở ống thận, cường cận giáp, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài ra sẽ còn có rất nhiều các nguyên nhân và yếu tố khác làm gia tăng nguy cơ  mắc bệnh sỏi thận. Người bệnh có những thắc mắc về nguyên nhân gây ra sỏi thận thì hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.

Các triệu chứng nhận biết bệnh sỏi thận

Một số các dấu hiệu cảnh báo tình trạng sỏi thận bao gồm:

  • Xuất hiện các cơn đau từ lưng và vùng mạn sườn dưới. Sau dần lan xuống vùng chậu, vùng bụng dưới do sỏi lớn di chuyển và cọ sát làm tổn thương đến đường tiết niệu.
  • Khi đi tiểu sẽ thấy cảm giác đau buốt, tiểu khó. Vì sự di chuyển của nước tiểu cũng kéo theo sỏi thận gây đau.
  • Bị các tổn thương đường tiết niệu do sỏi gây ra sẽ dẫn đến tình trạng tiểu ra máu.
  • Đối với các sỏi nhỏ bị vỡ ra sẽ bài xuất qua nước tiểu dẫn đến sự bất thường trong màu nước tiểu như có cặn hoặc màu thay đổi. 
  • Bị tiểu dắt, tiểu són: Do sỏi đã di chuyển xuống niệu quản, bàng quang khiến cho đường tiểu bị tắc. Nên sẽ thấy người bệnh đi tiểu nhiều lần với lượng nước tiểu ít.
  • Sỏi thận sẽ tạo ra những ảnh hưởng đến thần kinh vùng bụng, tác động đến hệ tiêu hóa.
  • Bị sốt, ớn lạnh do sỏi thận gây tắc nước tiểu, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Ngoài những triệu chứng ở trên nếu bạn có những triệu chứng dưới đây cần đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, cụ thể như:

  • Mức độ đau dữ dội mà không thể có phương pháp giảm đau. 
  • Kèm theo các triệu chứng buồn nôn, nôn mửa.
  • Cơ thể bị sốt và ớn lạnh.
  • Xuất hiện máu trong nước tiểu.
  • Bí tiểu.

Danh mục về các triệu chứng của bệnh sỏi thận ở trên chưa được cập nhật đầy đủ nên người bệnh cần theo dõi tình trạng sức khỏe và nên đến cơ sở y tế để được thăm khám sớm.

Biến chứng của bệnh sỏi thận như thế nào?

Khi không điều trị kịp thời tình trạng sỏi thận có thể khiến cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn với các biến chứng nguy hiểm như:

  • Khi đường tiết niệu xuất hiện sỏi thận sẽ gia tăng sự co bóp để đẩy được viên sỏi ra bên ngoài. Sự tăng áp lực đột ngột này gây ra các cơn đau quặn thận.
  • Suốt 3 tháng mắc sỏi thận mà không đẩy được sỏi ra bên ngoài thì niệu quản, bể thận và đài thận ở phía bên trên vị trí tắc sẽ bị giãn nở. Dẫn đến nhu động niệu quản bị giảm.
  • Sỏi thận không di chuyển thì rất có thể đã bám dính vào niêm mạc. Lúc này niệu quản bị xơ dày và hẹp lại làm cho chức năng thận bị suy giảm. Thận ứ nước và có thể xuất hiện tình trạng ứ mủ.
  • Thời gian sỏi thận quá lâu sẽ dẫn đến viêm bể thận mạn tính và gây ra suy thận mạn tính.
soi-than
Uống đủ nước mỗi ngày sẽ giúp bạn ngăn ngừa tình trạng sỏi thận

Các kỹ thuật chẩn đoán và điều trị bệnh sỏi thận

Khi nghi ngờ người bệnh có các triệu chứng của tình trạng sỏi thận, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thực hiện một số những phương pháp để chẩn đoán bệnh như:

  • Chụp X-quang để phát hiện sớm hình ảnh của sỏi.
  • Tiến hành siêu âm ổ bụng để xem xét những vị trí tổn thương khác.
  • Chụp cắt lớp vi tính đường tiết niệu để phát hiện chính xác vị trí của sỏi.
  • Xét nghiệm X-quang sử dụng thuốc tĩnh mạch UIV để tiến hành chụp thận. 

Căn cứ vào những kết quả của kỹ thuật chẩn đoán bệnh thì bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh.

Tùy thuộc vào mức độ của sỏi mà có thể áp dụng các phương pháp điều trị bệnh cụ thể như:

- Trường hợp sỏi nhỏ thì sẽ được chỉ định điều trị theo phương pháp nội khoa. Sử dụng các loại thuốc sẽ giúp đẩy mạnh quá trình bài tiết sỏi ra bên ngoài. Phương pháp này được đánh giá là khá an toàn nhưng người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc theo sở thích cá nhân vì sẽ dẫn đến những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh và không đạt hiệu quả cao trong điều trị.

- Trường hợp sỏi có kích thước quá lớn dẫn đến tắc nước tiểu và làm tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể thì người bệnh cần thực hiện những phương pháp ngoại khoa. Những kỹ thuật được sử dụng trong ngoại khoa như tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da.

Ngoài ra thì người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống lành mạnh để hạn chế diễn biến bệnh sỏi thận nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:

  • Nên uống đủ lượng nước cần thiết hàng ngày, uống khoảng 2 lít nước/ ngày.
  • Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có chứa oxalate như đậu bắp, củ dền, khoai lang, rau chân vịt, chocolate, hạt tiêu đen, đậu nành…
  • Chế độ ăn uống hàng ngày cần hạn chế ăn muối và protein từ động vật.
  • Tránh sử dụng thực phẩm có chứa canxi trong các loại thực phẩm chức năng.

Trên đây là những thông tin về bệnh sỏi thận được chúng tôi tổng hợp và chia sẻ hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc nhiều những thông tin y khoa hữu ích. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.