Niềm tin
chạm thành công !
096.152.9898 - 093.851.9898

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày

Cập nhật: 24/05/2021 13:08 | Trần Thị Mai

Ung thư dạ dày - một trong những căn bệnh ung thư diễn ra khá phổ biến, dễ di căn và nếu không được điều trị một cách kịp thời thì có thể gây ra tử vong. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh ung thư dạ dày là gì? Có những dấu hiệu nào để nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày? Cách điều trị bệnh ra sao?... Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin giải đáp về bệnh.  

Các dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày

Bệnh ung thư dạ dày là gì?

Ung thư dạ dày là tình trạng các tế bào trong dạ dày phát triển bất thường và lâu dần dẫn đến mất kiểm soát và hình thành các khối u. Nếu trường hợp diễn biến nặng hơn khi đó khối u ác tính có thể lan rộng ra vị trí xung quanh và di căn đến cơ quan khác điều này ảnh hưởng xấu đến tác động của sức khỏe.

Bệnh ung  thư dạ dày sẽ phát triển qua 5 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 0: Đây là giai đoạn đầu khi các tế bào ung thư mới nằm ở lớp niêm mạc dạ dày.
  • Giai đoạn 1: Khi các tế  bào ung thư đã thâm nhập vào lớp thứ 2 của dạ dày. Nhưng ở giai đoạn này vẫn chưa  xuất hiện các triệu chứng nhận biệt rõ rệt.
  • Giai đoạn 2: lúc này các tế bào ung thư đã di chuyển qua lớp niêm mạc và kèm theo một vài triệu chứng như đau bụng, buồn nôn…
  • Giai đoạn 3: các cơ quan khác trong cơ thể dần bị tế bào ung thư xâm nhập.
  • Giai đoạn 4: những tế bào ung thư đã di căn khắp trên cơ thể người bệnh và lúc này cơ hội chữa trị rất khó khăn. Đây cũng chính là giai đoạn cuối của bệnh ung thư dạ dày.

Có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh ung thư dạ dày như:

  • Bị tổn thương tiền ung thư: teo niêm mạc dạ dày, tế bào niêm mạc dạ dày biến  đổi cấu trúc, thoát khỏi sự kiểm soát của cơ thế, tế bào ở niêm mạc dạ dày biến đổi hình thái giống như tế bào ở ruột và đại tràng…
  • Do vi khuẩn HP: Vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm loét niêm mạc dạ dày mãn tính, xuất hiện các tổn thương tiền ung thư.
  • Di truyền: có một số hội chứng di truyền, theo thống kê tỷ lệ di truyền gen viêm teo dạ dày từ mẹ  sang con là 48%.
  • Mắc các biến chứng sau phẫu thuật dạ dày: Những người có tiền sử phẫu thuật dạ dày sẽ có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày.

Ngoài ra còn có các yếu tố khác như: tuổi tác, giới tính, béo phì, nhóm máu, thói quen sinh hoạt… trở thành các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ung thư dạ dày

Nhận biết bệnh ung thư dạ dày sớm thì sẽ có khả năng cao điều trị khỏi hơn, tuy nhiên ở trong giai đoạn đầu của bệnh dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó bạn cần lưu ý kỹ khi có bất cứ triệu chứng nào dưới đây. Cụ thế như:

  • Trọng lượng cơ thể giảm nhanh chóng: trong giai đoạn đầu của bệnh trọng lượng cơ thể có thể giảm xuống khoảng 15% trong vòng 3 tháng. Đây là dấu hiệu điển hình của bệnh ung thư dạ dày.
  • Xuất hiện cơn đau bụng: các cơn đau bụng sẽ diễn ra theo từng đợt. Tình trạng đau bụng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu bệnh diễn biến đến giai đoạn sau, ngay cả khi dùng thuốc cũng không có khả năng thuyên giảm.
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng: do người bệnh mắc ung thư dạ dày thường gặp phải hiện tượng khó nuốt và luôn có cảm giác thức ăn bị tắc nghẽn ở cổ họng nên ăn không ngon.
  • Đầy bụng sau khi ăn: sau khi ăn sẽ có cảm giác bị đầy bụng, khó chịu và buồn nôn.
  • Nôn ra máu: nôn ra máu thường xuyên.
  • Đi ngoài phân đen: đây là triệu chứng ở những người mắc bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên đây cũng là dấu hiệu nhận biết bệnh có thể đã chuyển hóa thành ung thư dạ dày.
  • Vì những dấu hiệu nhận biết của bệnh ung thư dạ dày gần giống với những bệnh lý dạ dày khác nên người bệnh sẽ rất chủ quan.

Tốt nhất ngay khi nhận thấy cơ thể xuất hiện các triệu chứng ở trên thì cần nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị sớm tránh trường hợp bệnh chuyển biến nghiêm trọng.

benh-ung-thu-da-day
Bệnh ung thư dạ dày thường xuyên gây ra triệu chứng đau bụng, đầy bụng, khó chịu

Bệnh ung thư dạ dày có chữa được không?

Bệnh ung thư dạ dày có điều trị được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như thể trạng của người bệnh, giai đoạn mắc bệnh… Hiện có rất nhiều các phương pháp được dùng trong điều trị bệnh ung thư dạ dày. Cụ thể như:

Phẫu thuật

Đây là phương pháp được chỉ định sử dụng điều trị cho các trường hợp mắc ung thư ở giai đoạn sớm bằng cách: phẫu thuật cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Khi đã ổn định có thể ăn uống bình thường trở lại và ra viện sau khoảng từ 10 – 14 ngày.

Còn đối với các trường hợp mắc ung thư giai đoạn cuối: sử dụng phẫu thuật tạm thời để từ đó lập lại lưu thông của đường tiêu hóa và từ đó kéo dài cuộc sống cho người bệnh.

Hóa trị

Sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Khi ung thư ở giai đoạn đầu thì hóa trị sẽ được dùng cho phẫu thuật, tia xạ nhằm mục đích để tiêu diệt tốt các tế bào ung thư còn lại hạn chế trường hợp tái phát ung thư dạ dày sau này.

Mặc dù vậy phương pháp hóa trị cũng có thể gây ra những tác dụng phụ. Nhưng sau quan trình điều trị các triệu chứng sẽ được thuyên giảm hoặc tự biến mất.

Xạ trị

Sử dụng các tia phóng xạ để từ đó tiêu diệt được tế bào ung thư. Các tia phóng xạ sẽ được tính toán theo đúng vị trí của ung thư để từ đó giảm thiểu tới mức tối đa tác hại với những mô lành khác.

Điều trị bằng tia xạ phẫu thuật nhằm tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại. Kết hợp điều trị bằng tia xạ với hóa chất trị liệu sẽ có tác dụng làm giảm các triệu chứng điều trị của bệnh.

Có thể nói rằng bệnh ung thư dạ dày có thể được chữa khỏi khi bệnh đang ở giai đoạn sớm. Các bác sĩ có thể kết hợp các phương pháp điều trị khác để cải thiện triệu chứng cho bạn. Còn đối với những người phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn muộn thì cần phải kết hợp rất nhiều phương pháp khác nhau nhưng kết quả cũng sẽ không khả quan bởi khối u đã bắt đầu phát triển và di căn sang các bộ phận khác, khiến cho tỉ lệ thành công không cao.

Thay đổi chế độ sinh hoạt

Bên cạnh những phương pháp điều trị bệnh ung thư dạ dày thì người bệnh cũng cần chú ý xây dựng chế độ sinh hoạt để rút ngắn thời gian điều trị và bệnh nhân giảm được các triệu chứng khó chịu do ung thư dạ dày gây ra, cụ thể như:

  • Chế độ ăn hàng ngày nên bổ sung rau xanh, trái cây để từ đó có thêm nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
  • Không nên ăn quá mặn trong thời gian dài, hạn chế ăn nhiều thực phẩm có chứa chất béo, chất phụ gia…
  • Hạn chế sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các đồ uống có cồn không tốt cho sức khỏe.
  • Duy trì tập thể dục thể thao hàng ngày với các bài tập phù hợp với sức khỏe. Từ đó tăng cường sức đề kháng để chống lại bệnh tật.
  • Theo dõi cơ thể thường xuyên và tái khám theo định kỳ để kiểm soát tốt tình trạng bệnh.

Hy vọng với những thông tin đã được giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn chia sẻ trên đây, bạn sẽ hiểu được rõ hơn khả năng chữa khỏi của ung thư dạ dày. Tuy nhiên những thông tin  trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu bạn đọc có thắc mắc hãy hỏi bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.